Mỹ:
Trung Quốc không được quyền đòi tàu nước khác báo cáo khi đi qua Biển Đông
Trọng
Nghĩa -
RFI
Đăng ngày: 06/09/2021 - 12:54
Việc Trung Quốc yêu cầu tàu quân sự nước ngoài
phải báo cáo khi thực hiện việc qua lại vô hại trên vùng Biển Đông “có dấu hiệu
trực tiếp đi ngược lại các thỏa thuận quốc tế” và có khả năng dẫn đến “xung đột”.
Trên đây là lời cảnh báo mới nhất ngày 03/09/2021 của phó đô đốc Michael
McAllister, tư lệnh lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ đặc trách vùng Thái Bình Dương.
Tàu khu trục tên lửa
dẫn đường USS John S. McCain đang tiến hành các hoạt động thường lệ tại eo biển
Đài Loan ngày 30/12/2020, nhằm bảo đảm sự ổn định và an ninh cho một vùng Ấn Độ
- Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Ảnh do Hải quân Hoa Kỳ cung cấp. AP -
Mass Communication Specialist 2nd Class Markus Castaneda
Theo báo chí Philippines, phát biểu với các
phóng viên trong khuôn khổ diễn đàn Truyền Thông Châu Á-Thái Bình Dương
(Asia-Pacific Media Hub) được tổ chức trực tuyến, vị tư lệnh Tuần Duyên Mỹ đã
lên tiếng đả kích các quy định hàng hải mới của Bắc Kinh, buộc tàu quân sự nước
ngoài phải báo cáo với Trung Quốc về các chuyến qua lại vô hại khi đi qua Biển
Đông.
Đối với phó đô đốc McAllister, quy định mới của
Bắc Kinh trái ngược hẳn với các thỏa thuận và chuẩn mực quốc tế đã được công nhận
từ trước đến nay. Theo ông, đây là một điều “rất đáng quan ngại” vì
một khi được thực thi, các quy định đó “đặt ra nền móng cho tình trạng
bất ổn và khả năng bùng nổ xung đột”.
Tuyên bố trên đây là phản ứng mới nhất của Hoa
Kỳ sau khi Cục An Toàn Hàng Hải Trung Quốc thông báo là các tàu nước ngoài đi
vào "lãnh hải Trung Quốc" sẽ phải báo cáo một loạt
thông tin. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post cho biết thêm là các quy
định mới được áp dụng từ ngày 01/09 tại “Biển Đông, Biển Hoa Đông và
các đảo, đá ngầm khác nhau nằm rải rác trên các vùng biển” thuộc chủ
quyền Trung Quốc.
Ngay khi có tin về việc Trung Quốc bắt đầu áp
dụng các quy định này, một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ đã cho rằng luật mới
của Trung Quốc là “mối đe dọa nghiêm trọng” cho quyền tự do
hàng hải và thương mại. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ cũng nhắc lại đối
với Washington, các yêu
sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông đều phi pháp, và Mỹ tiếp tục sát cánh
cùng đồng minh và đối tác để chống lại các yêu sách đó của Trung Quốc.
Về phần phó đô đốc McAllister, ông cũng khẳng
định lực lượng Tuần Duyên Mỹ đang ở trong khu vực để hỗ trợ các đối tác chính,
vốn đang ngày càng lo ngại về các hành động gây hấn và cưỡng ép của Trung Quốc,
cũng như giúp đỡ các đối tác tăng cường năng lực đối phó với các hành động đó.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Mỹ:
Bắc Kinh ‘‘đe dọa nghiêm trọng’’ tự do hàng hải ở Biển Đông
.
Hoa
Kỳ khẳng định hậu thuẫn Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông
.
Bắc
Kinh tức tối khi bị phó TT Mỹ tố cáo hành vi bắt nạt ở Biển Đông
.
============================================
.
.
Trung Quốc
lại ‘đe dọa’ Mỹ, nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông
Người
Việt
September 6, 2021
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/tham-vong-bien-dong-cua-trung-quoc-dan-den-chien-tranh/
BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Trung Quốc đe dọa nếu Mỹ và “bù nhìn” bác bỏ luật mới về “an toàn biển”
của họ có hiệu lực từ đầu Tháng Chín thì xung đột sẽ khó tránh xảy ra.
“Nếu Mỹ với các đồng minh và đối tác của họ
bác bỏ “Luật An Toàn Hàng
Hải” bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 Tháng Chín, như Úc đã tuyên bố, thì sự
xung đột trong và ngoài khu vực sẽ không tránh khỏi.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/09/VN-hai-canhTQ-AFP-060114.jpg-1068x805.jpg
Tàu hải cảnh Trung
Quốc chặn đầu tàu Cảnh sát biển CSVN. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Tờ Hoàn Cầu thời báo ở Bắc Kinh hôm Thứ Hai
mùng 6 Tháng Chín mượn ngòi bút của Chen Xiangmiao (Trần Tương Miểu) viết bài
bình luận có tựa đề “ Mỹ và bù nhìn phản ứng về Luật an toàn hàng hải của Trung
Quốc …” đe dọa như vậy.
Ông ta còn nói rằng trò “thách đố luật” này
còn làm suy yếu nghiêm trọng luật lệ quốc tế và lợi ích của Trung Quốc cũng như
an ninh khu vực”.
Trần Tương Miểu, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu
Hải Quân Thế Giới tại Viện Nghiên Cứu Biển Đông ở Hải Nam, là một trong những
nhân vật thường được cái loa tuyên truyền nói trên dùng để thay mặt Bắc Kinh đe
nẹt, phản bác lại các quan điểm chống lại tham vọng bá quyền bành trướng của
Trung Quốc.
Sau khi Bắc Kinh loan báo cái “Luật An Toàn
Hàng Hải” có hiệu lực từ ngày 1 Tháng 9 buộc tất cả các loại tàu bè nước ngoài
phải khai báo khi vào khu vực biển “chủ quyền” của họ, Mỹ và Úc lập tức bác bỏ,
đồng thời tuyên bố vẫn theo luật hàng hải quốc tế trên các vùng biển mà Bắc
Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền.
Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Mỹ phát biểu: “Hoa Kỳ vẫn khẳng định luật lệ về duyên hải của các nước không được
xâm phạm quyền hải hành và phi hành của các nước khác căn cứ theo luật lệ quốc
tế. Tuyên bố chủ quyền (của Trung Quốc) bao trùm, gồm cả Biển Đông, đe dọa
nghiêm trọng tự do trên biển, gồm cả hải hành và phi hành, tự do mậu dịch và
thương mại hợp pháp không bị cản trở, đồng thời cũng đe dọa các quyền và lợi
ích của các nước có chung Biển Đông”.
Chính phủ Úc cũng phát biểu tương tự. Một tờ
báo Úc thuật lại lời một giới chức tại Viện Nghiên Cứu Chính Sách Chiến Lược của
Úc cáo buộc cái luật mới của Bắc Kinh nhắm “buộc các nước khác nhìn nhận sự kiểm
soát trên thực tế của Trung Quốc” tại Biển Đông.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/09/VN-HaiCanh-3210-TQ-AFP-051314-1068x714.jpg
Tàu Hải cảnh số 3210 của Trung Quốc. (Hình:
AFP/Getty Images
Ông Richard Javad Heydarian, một nhà phân tích
nổi tiếng ở Manila cũng viết trên tờ Asiatimes ngày Chủ Nhật là Bắc Kinh từ mấy
năm qua đã tiến hành từng bước “thái mỏng” từng miếng cho dễ nuốt.
Các nước nhỏ phía nam tranh chấp chủ quyền cứ
bị ép dần rồi sau này cả Biển Đông trở thành cái hồ của Trung Quốc trên thực tế.
Ông William Choong, một chuyên viên nghiên cứu
tại Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak Institute của Singapore nói với báo
Telegraph: “Bắc Kinh ra luật mới, áp dụng cái trò dùng sức ép như kiểu con trăn
siết con mồi cho tới khi nó ngộp thở tại Biển Đông. Từ đó, Bắc Kinh dần dần trở
thành kẻ làm chủ trên thực tế đối với cả khu vực. (TN) [kn]
No comments:
Post a Comment