Saturday, 11 September 2021

LỖI TẠI AI TRONG VIỆC RÚT QUÂN RA KHỎI AFGHANISTAN (Phạm Thanh Giao)

 


LỖI TẠI AI TRONG VIỆC RÚT QUÂN RA KHỎI AFGHANISTAN   

Phạm Thanh Giao  

11/09/2021  09:27    

https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/6673202092693770

 

 (Trong thời gian hơn 2 tháng qua, tôi kiên nhẫn không viết gì về cuộc rút quân của chính quyền Joe Biden, là chờ đến đúng ngày này)

 

Đúng 20 năm, sau cuộc “tiến chiếm” Afghanistan và 17 năm sau khi quân đội Hoa Kỳ "xâm lăng" Iraq, người Mỹ đã để lại những gì ở khu vực này?

 

Không có gì khác ngoài những dấu vết của sự tàn phá và hỗn loạn không chỉ ở 2 đất nước này và là cả toàn khu vực, dẫn đến việc kết tội cho chính quyền Joe Biden trong việc rút quân ra khỏi Afghanistan và sự đổ lỗi cho chính quyền Donald Trump với những ký kết trước đó vào hồi đầu năm 2020.

 

Tưởng cũng cần nhắc lại, hồ sơ mà chính quyền của Donald Trump đã có những “giao kèo” với quân “một thời là quân khủng bố” Taliban vào ngày 29 tháng 2 năm 2020 “cho phép” quân đội Mỹ rút về trong lặng lẽ và yên ổn bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 năm 2021 vẫn còn nằm trong Bộ An Ninh quốc gia. Sau đó, Donald Trump đã ra quyết định rút quân ra khỏi Iraq vào ngày 20 tháng 3 năm 2020 sau gần 17 năm dài đóng quân ở đây. Những ký kết và cuộc rút quân ra khỏi Iraq, đã đưa đến quyết định của chính quyền Joe Biden rút toàn bộ ra khỏi Afghanistan vào ngày 6 tháng 7 vừa qua, hơn 2 tháng sau ngày mà “Donald Trump đã ký kết với Taliban”.

 

Nhưng, với bản chất lật lọng Donald Trump và các “cộng sự viên” thuộc đảng Cộng Hòa, vẫn luôn mồm đổ lỗi cho chính quyền Joe Biden về việc rút quân mà họ gọi là “bát nháo” này, cho dù trước đó, vào ngày 26 tháng 6, trong một cuộc vận động ở Ohia, chính Mồm Donald Trump đã dõng dạc khoe khoang:

 

“I started the process,” Trump says. “All the troops are coming back home. They [the Biden administration] couldn’t stop the process. 21 years is enough. Don’t we think? 21 years. They couldn’t stop the process. They wanted to, but it was very tough to stop the process when other things… It’s a shame. 21 years, by a government that wouldn’t last. The only way they last is if we’re there. What are we going to say? We’ll stay for another 21 years, then we’ll stay for another 50. The whole thing is ridiculous. … We’re bringing troops back home from Afghanistan.”

 

[ Chính tôi đã khởi xướng cho quá trình này. Tất cả quân đội Mỹ đang trên đường trở về nhà. Họ “chính quyền Biden” không thể dừng cái tiến trình này. 21 năm là đã đủ, đúng không? 21 năm. Họ không thể dừng cái tiến trình này lại được. Họ muốn thế, nhưng rất khó để dừng cái tiến trình này khi những thứ khác… Thật đáng tiếc. 21 năm, bởi một chính phủ sẽ không tồn tại lâu dài. Cách duy nhất để chúng tồn tại là nếu chúng ta hiện diện ở đó. Chúng ta sẽ nói gì? Chúng ta sẽ ở lại thêm 21 năm, sau đó chúng ta sẽ ở lại thêm 50 năm. Toàn bộ điều này thật nực cười. … Chúng ta đang đưa quân trở về nhà từ Afghanistan. ]

 

                                         ********************

 

Đa số dân Mỹ chỉ nhìn thấy và kết tội cho những sai lầm qua cuộc rút quân ra khỏi Afghanistan với những thiệt hại trước mắt, đó là con số 13 binh lính Mỹ thiệt mạng, nhưng không mấy ai nhìn trở về quá khứ tại sao và vì lý do gì mà quân đội Mỹ lại có mặt ở khu vực này từ khởi đầu.

 

Chính sách quân sự của Mỹ, phải nói cho chính xác là chính sách hiếu chiến về quân sự của đảng Cộng Hòa ở Mỹ, qua các cuộc xâm chiếm các quốc gia bên Trung Đông suốt 20 năm qua là một sự thất bại hoàn toàn và mang tính hủy diệt cao về mọi mặt, bất ổn trong xã hội, thiệt hại về nhân mạng và những núi tiền khổng lồ phí phạm.

 

Các cuộc chiến mà báo chí gọi là sai lầm và thất bại này, được tiến hành ngay sau vụ khủng bố tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, đã tiêu tốn hàng ngàn tỷ đô la và giết chết hơn 200 ngàn nhân mạng, đây chỉ là con số thống kê “khiêm nhượng” (con số thống kê cao nhất là hơn 600 ngàn người), trong đó số người Mỹ thiệt mạng cao hơn gấp đôi so với con số tử vong trong ngày 11 tháng 9 năm 2001.

 

Tổng thống Cộng Hòa thời đó, ông George W. Bush (Bush con) vào ngày 7 tháng 10 năm 2011, đã ra lệnh xuất phát một cuộc tấn công xâm lược vũ trang vào Afghanistan chưa đầy một tháng sau ngày 9/11, mặc dù có tới 15 trong số 19 tên khủng bố cướp máy bay tự sát vào ngày này là công dân và mang quốc tịch Saudi Arabia, dưới sự điều khiển của một người thuộc giòng dõi quý tộc của Saudi Arabia, tên Osama bin Laden. George W. Bush đưa ra một lý do “rất đơn giản” nhưng lại “rất định hướng”, Afghanistan là cái ổ để nuôi dưỡng và huấn luyện của nhóm khủng bố mang tên al-Qaeda và Taliban, mà sau này chính quyền Mỹ ít nhiều, cũng đã từng bắt tay … hợp tác.

 

Sự kiện “trừng phạt” Afghanistan vô cớ mà không “trừng phạt” Saudi Arabia cho dù có khá nhiều nguồn tin đáng tin cậy, cho thấy chính quyền Saudi Arabia ít nhiều gì cũng có nhúng tay và tài trợ vào vụ khủng bố 9/11 này. Đó không gì khác hơn là những liên đới giữa chính quyền Hoa kỳ và chính quyền Saudi Arabia về … DẦU HỎA.

 

Để rồi, chưa đầy 2 năm sau, vào ngày 19 tháng 3 năm 2003, George W. Bush một lần nữa, đưa quân đội Mỹ đến Iraq với chủ trương xóa bỏ “chế độ độc tài” của Saddam Hussein, mà không cần cảnh cáo trong khi Hoa Kỳ hoàn toàn có thể ngăn chặn và dư khả năng răn đe Saddam, với lý do “chính quyền nguy hiểm này đang nắm giữ trong tay VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT”. Để rồi ngay sau cuộc xâm lược, họ không hề tìm ra được bất cứ gì làm bằng chứng cho quyết định “táo bạo” này của George W. Bush. Mặc dù trong Hiến Pháp của Hoa Kỳ, tổng thống muốn khơi mào một cuộc chiến, cần phải có sự đồng thuận của Quốc Hội, tuy vậy, đã có không ít cựu tổng thống Hoa Kỳ trong lịch sử với lý do này hay lý do khác, đã KHÔNG CẦN phải có sự chấp thuận của Quốc Hội nhưng vẫn có đủ thẩm quyền … xuống tay. George W. Bush chỉ là một trong số đó.

 

Bài viết này không bàn đến cuộc xâm lược Iraq nhưng qua 2 cuộc “xâm chiếm” phi lý này ở cái nồi nước sôi Trung Đông đã tạo ra những nguồn cảm hứng cho các cuộc nổi dậy kéo dài gần 20 năm của người dân bản xứ, đứng lên chống lại những đạo quân chiếm đóng, trong đó có Hoa Kỳ và một số các đồng minh Tây Phương, với mục đích, càng gây tổn hại về nhân mạng của những người lính chiếm đóng này càng nhiều càng tốt.

 

Hoa Kỳ, với “chủ trương hoang tưởng” thúc đẩy bởi một quan niệm “lãng mạn như tiểu thuyết” rằng, sự can thiệp mạnh mẽ bằng quân sự của họ, sẽ thúc đẩy nền Dân Chủ hạnh phúc cho người dân ở các quốc gia này, thấu hiểu Dân Chủ là gì, và lẽ dĩ nhiên, chính quyền mà Hoa Kỳ đưa lên, sẽ phải mang ơn họ. Cùng một lúc, “những kết quả tuyệt vời” ở các quốc gia này, sẽ là nguồn cảm hứng thúc đẩy người dân ở các quốc gia khác làm theo và tất cả cũng sẽ đồng loạt cúi đầu mang ơn Hoa Kỳ, như một ngọn đèn hải đăng soi đường cho cả thế giới u mê lầm lạc.

 

Thế nhưng, các quan niệm và những cuộc xâm lăng đó, đã trở thành những thất bại tồi tệ mà sự quyết định rút lui ra khỏi cái hố sâu càng ngày càng lúc sâu hơn đó của Donald J. Trump và Joe Biden là quyết định phải có và dứt khoát.

 

Joe Biden và ngay cả Donald Trump đều không phải là cốt rễ của cái vấn nạn Afghanistan, nhưng George W. Bush và cái đảng Cộng Hòa háo chiến ủng hộ ở phía sau mới chính là mầm mống của cái ung nhọt này.

 

KHÔNG CÓ QUYẾT ĐỊNH XÂM LĂNG AFGHANISTAN của GEORGE W. BUSH thì SẼ CHẲNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN PHẢI RÚT QUÂN.

.

2 BÌNH LUẬN 

 

 

============================================

.

.

Hiếu Kỳ Nguyễn

11 tháng 9, 2020  

 

ĐỂU HAY ...ĐIẾM? KHÔNG AI BẰNG TRUMP.

MỸ PHẢI CHỊU THUA TALIBAN, ĐỂ CÓ ĐƯỢC "ĐÀM PHÁN", TALIBAN YÊU CẦU MỸ THẢ TÙ BINH NGUY HIỂM TRƯỚC KHI NÓI CHUYỆN.

 

"LÍNH AFGHANISTAN SÁT HẠI BA NGỪƠI LÍNH ÚC CHUẨN BỊ ĐƯỢC ĐƯA ĐẾN QATAR TRƯỚC CUỘC ĐÀM PHÁN MỸ-TALIBAN.

 

Hekmatullah là một trong sáu tù nhân được chuyển đến Qatar trước cuộc đàm phán hòa bình với Taliban

 

Việc trả tự do cho anh ta là một điểm gắn liền trong các cuộc đàm phán, với việc Úc yêu cầu anh ta bị giam giữ trong tù.

 

Hekmatullah đã giết chết ba binh sĩ Úc trong một cuộc phục kích tại căn cứ của họ vào năm 2012.

 

Các cuộc đàm phán hòa bình với Taliban đã được Mỹ làm trung gian, trong đó muốn Taliban đạt được thỏa thuận với Chính phủ Afghanistan nhằm ngăn chặn bạo lực thêm nữa.

 

Như một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán, Chính phủ Afghanistan đã phải chịu thả hàng nghìn tù nhân Taliban, nhưng nửa tá tù nhân chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công vào lực lượng phương Tây vẫn bị giam giữ, bao gồm cả Hekmatullah.

 

Vừa rồi, Hekmatullah đã được chuyển đến Qatar trước cuộc đàm phán hòa bình với Taliban.

 

Mỹ đã đàm phán thỏa thuận này với Taliban mà không hề có sự tham gia của Úc hoặc bất kỳ quốc gia nào trong số 50 quốc gia khác đã tham chiến với Mỹ.

 

Gia đình của các binh sĩ Australia bị sát hại đã bày tỏ sự tức giận trước viễn cảnh Hekmatullah được thả ra. Cha của binh nhì Poate, Hugh Poate, một trong các chiến sĩ Úc bị Hekmatullah giết hại, bày tỏ sự thất vọng trước tin này và kêu gọi Chính phủ Australia suy nghĩ lại về quan hệ đồng minh với Mỹ.

 

'Quan điểm lâu dài của Chính phủ Australia là Hekmatullah nên chấp hành bản án giam giữ đầy đủ cho những tội ác mà anh ta đã bị kết án bởi một tòa án Afghanistan, và anh ta không nên được trả tự do như một phần của lệnh ân xá tù nhân trong những tuần gần đây.' Thủ tướng Scott Morrison đã bầy tỏ sự lo ngại về việc Hekmatullah có thể được thả với Tổng thống Mỹ Donald Trump qua cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Mike Pompeo vào tuần trước."

 

Tin từ net.

 

Afghan soldier who murdered Australians poised for transfer to Qatar ahead of US-Taliban peace talks

By foreign affairs reporter Stephen Dziedzic, defence correspondent Andrew Greene and Amelia Ballinger

Posted Fri 4 Sep 2020 at 2:09am  Friday 4 Sep 2020 at 2:09am, updated Fri 4 Sep 2020 at 2:15am

abc.net.au   

 

*

https://www.facebook.com/photo?fbid=2788195388076594&set=pcb.2788192461410220

Hekmatullah




No comments:

Post a Comment

View My Stats