Lập
luận cho rằng VNCH và VNDCCH từng là hai quốc gia, đã đưa VN vô “ngõ hẹp” về
pháp lý
14/09/2021
Ngày này tháng này năm 1958 (14-9-1958) thủ tướng
Phạm Văn Đồng ra công hàm “công nhận và ủng hộ” tuyên bố ngày 4 tháng 9 về hải
phận và chủ quyền lãnh thổ của TQ. Tiến trình sự việc được
học giả TQ mô tả như sau:
“Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Quốc
ra tuyên bố độ rộng lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lí, đồng thời nói quy định
này được áp dụng cho tất cả mọi vùng lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả các quần
đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa… Về việc này, báo “Nhân dân” của
Việt Nam ngày 7 tháng 9 đã đăng bài bình luận nói tuyên bố của chính phủ Trung
Quốc “là hoàn toàn chính đáng”, “nhân dân Việt Nam hoàn toàn tán thành”.
Ngày 14 tháng 9, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng
đã gửi công hàm cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai: “Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định này, đồng thời sẽ chỉ thị cho các cơ quan
có trách nhiệm khi có những mối liên hệ trên biển và với nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, phải tôn trọng nghiêm chỉnh quy định độ rộng lãnh hải Trung Quốc là
12 hải lí”. Bức thư này do Đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc Nguyễn Khang trao cho
Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Cơ Bằng Phi.”
Ngày 9-6-2014 Trung Quốc đề nghị cho lưu hành ở diễn
đàn LHQ các tài liệu:
“Bản đồ thế giới” do Bộ Tổng tham mưu Quân đội
nhân dân Việt Nam vẽ năm 1960 đã chú thích “quần đảo Tây Sa (Trung Hoa)”, “quần
đảo Nam Sa (Trung Quốc)”;
Báo “Nhân dân” Việt Nam có bài viết về quần đảo
Tây Sa như sau: “Ngày 9 tháng 9 năm 1962, một chiếc máy bay U-2 khác đã xâm phạm
vùng trời quần đảo Tây Sa thuộc Quảng Đông Trung Quốc, bị giải phóng quân bắn hạ”.
Sách giáo khoa của Việt Nam năm 1974 viết: “Từ
các đảo Tây Sa, Nam Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, nhóm đảo Bành Hồ, quần đảo
Chu Sơn đã tạo thành một bức trường thành bảo vệ đại lục Trung Quốc”…
Ngày 17 tháng Tư năm 2020 TQ ra công hàm gởi
LHQ tố cáo rằng VN đã bị “estoppel”, nguyên tắc “không được nói ngược”.
Học giả, trí thức VN đã phản biện, đã “vô hiệu
hóa” các bằng chứng này bằng cách cho rằng VNCH và VNDCCH là “hai quốc gia”
riêng biệt. Họ lập luận rằng chủ quyền HS và TS thuộc về “quốc gia” VNCH. Sau
khi sụp đổ 30-4-1975, chủ quyền HS và TS được CHMNVN “kế thừa”. Lập luận này phổ
biến trong mọi tầng lớp dân chúng VN, trong và ngoài nước. Phổ biến đến đỗi mỗi
khi nhắc tới VNCH thì hầu hết đều cho rằng VNCH là một “quốc gia”.
Điều không thấy ai nhắc tới là chính phủ CSVN
chưa bao giờ sử dụng lập luận “VNCH đã từng là một quốc gia”, hoặc để phản biện
lập luận của TQ về chủ quyền HS và TS. Hoặc để giải thích cho nhân dân trong
ngoài nước về lập trường của VN trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Theo tôi chính phủ CSVN làm vậy là “sáng suốt”,
điều ít thấy ở đảng CSVN.
Bởi vì khi lập luận VNCH và VNDCCH là “hai quốc
gia”, hệ quả làm cho cuộc chiến VN là cuộc “chiến tranh quốc tế”. Cả hai VNCH
và VNDCCH đều là “đối tượng của công pháp quốc tế”. Quốc gia tên gọi VNDCCH
“xâm lăng” quốc gia tên gọi VNCH (thông qua dụng cụ chính trị gọi là MTGPMN).
Hệ quả cuộc chiến tranh quốc tế này là gì?
Thứ nhứt là “nhân dân” VNCH bị “đô hộ” bởi
VNDCCH. Việc này tạo cho “nhân dân VNCH” quyền “dân tộc tự quyết”. Quyền này do
LHQ khởi xướng. Mọi dân tộc bị áp bức đều có quyền vùng dậy giành lại độc lập.
Do đó mọi cuộc “nổi dậy” đòi quyền “dân tộc tự quyết” ở VNCH đều chính đáng.
Thứ hai, về chủ quyền HS và TS. TQ chiếm HS là
chiếm trên tay của “quốc gia” VNCH. VNDCCH là “bên thứ ba”, có nhìn nhận HS và
TS thuộc chủ quyền của TQ. Vậy CHXHCNVN hiện nay dựa trên lý do nào để nói rằng
HS và TS thuộc CHXHCNVN?
Thứ ba công hàm 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng.
Hiệu lực Công hàm này xem ra hết gỡ. VNCH bị “giải thể”, không có kế thừa.
MTGPMN là “cánh tay nối dài” của CS miền Bắc. Lãnh đạo MTGPMN đều là đảng viên
của đảng CSVN mà đảng này lãnh đạo VNDCCH. TQ đã chiếm HS. TS xem như là “tèo”.
Các đảo TS mà VN trấn đóng hiện nay là chiếm của TQ.
Rốt cục lại, lập luận cho rằng VNCH và VNDCCH
đã từng là hai quốc gia đã đưa VN vô “ngõ hẹp” về pháp lý. Đây là con đường “ngắn
nhứt” để giao HS và TS một cách “êm đẹp” cho TQ.
Trong khi trên thực tế VNCH và VNDCCH chỉ là hai
“bên” đối nghịch (hai chính phủ đối nghịch) trong một quốc gia duy nhứt là Việt
Nam. Hai bên VNCH và VNDCCH không bên nào có “tư
cách pháp nhân” của quốc gia VN trước luật quốc tế.
Cuộc chiến VN là cuộc “nội chiến”. Công hàm
1958 của Phạm Văn Đồng không có hiệu lực ràng buộc vì VNDCCH không đủ tư cách
pháp nhân đại diện cho quốc gia VN trên tổng thể.
No comments:
Post a Comment