NỘI
DUNG :
Khủng
hoảng tàu ngầm: Paris tiếp tục tố cáo các hành vi “dối trá”
Trọng Nghĩa
- RFI
.
Khủng
hoảng tàu ngầm : Úc khẳng định không hề lừa dối Pháp
Trọng Nghĩa
- RFI
.
Hợp
đồng tầu ngầm Úc-Mỹ : Indonesia, Malaysia lo ngại chạy đua hạt nhân trong vùng
Thu Hằng
- RFI
.
==============================================
.
.
Khủng
hoảng tàu ngầm: Paris tiếp tục tố cáo các hành vi “dối trá”
Trọng
Nghĩa -
RFI
Đăng ngày: 19/09/2021 - 12:40
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210919-khung-hoang-ngoai-giao-phap-uc-my-ve-tau-ngam
Pháp vẫn chưa nguôi cơn giận sau vụ hợp đồng tàu ngầm
bị Úc đơn phương hủy bỏ. Vào hôm qua, 18/09/2021, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves
Le Drian đã nhắc đến một “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng”, đồng thời lên
án điều mà ông gọi là sự dối trá và bất tín, cũng như thái độ “khinh thường”
từ phía các đồng minh của Pháp.
Ngoại trưởng Pháp
Jean-Yves Le Drian lên án "dối trá" và nêu lên một "cuộc khủng
nghiêm trọng" khi trả lời đài truyền hình France 2 tối 18/09/2021 về việc
Úc hủy hợp đồng tầu ngầm với Pháp. © Ảnh chụp màn hình France 2
Trên đài truyền hình Pháp France 2, ngoại trưởng
Le Drian đã giải thích việc triệu hồi các đại sứ Pháp tại Canberra và
Washington bằng sự kiện “một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong chúng ta”,
tức là giữa Pháp và các đồng minh.
Đối với ngoại trưởng Pháp, biện pháp triệu hồi
đại sứ, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa Paris và Washington, “có
tính biểu tượng rất cao”. Theo ông, đã có những hành vi “dối trá, lá mặt
lá trái, phá vỡ nghiêm trọng lòng tin, khinh thường” cho nên mọi thứ đều
không ổn.
Do vậy, theo ông Le Drian, nước Pháp đã triệu
hồi các đại sứ của mình tại Úc và Mỹ “để hiểu rõ thêm vấn đề và cho các đối
tác cũ của chúng ta thấy rằng chúng ta rất bất bình, rằng thực sự có một cuộc
khủng hoảng nghiêm trọng giữa chúng ta".
Năm 2016, Pháp đã ký một hợp đồng trị giá 90 tỷ
đô la Úc (tương đương với 56 tỷ euro), để cung cấp cho Úc 12 tàu ngầm với động
cơ diesel. Văn kiện này thường được mệnh danh là "hợp đồng thế kỷ"
do quy mô và phạm vi chiến lược của nó.
Ngoại trưởng Pháp cũng cho rằng cuộc khủng hoảng
sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc định hình khái niệm chiến lược mới của NATO. Tuy
nhiên ông không nói gì về khả năng Pháp ra khỏi liên minh Bắc Đại Tây Dương, chỉ
xác định rằng “Châu Âu phải tự trang bị cho mình một la bàn chiến lược độc lập
và điều này sẽ thuộc trách nhiệm của Pháp trong nửa đầu năm 2022”, nhắc đến
nhiệm kỳ chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu của Pháp vào ngày 01/01/2022.
Ông Le Drian cũng có những lời lẽ gay gắt với
Washington, mà Paris cho là đã ép Canberra hủy hợp đồng với Pháp. Ngày 18/09,
ngoại trưởng Pháp không ngần ngại đánh giá rằng phương pháp hành động của
tổng thống Biden “rất giống cách làm của ông Trump, nhưng không kèm theo tin
nhắn Twitter”.
***
Các nội dung liên
quan
Liên
minh với Mỹ và Anh, Úc cắt hợp đồng tầu ngầm với Pháp
Úc
mua 12 tàu ngầm của Pháp với giá 50 tỉ đô la
Biển
Đông : 12 tàu ngầm Pháp giúp Úc chiếm ưu thế trước Bắc Kinh
.
=========================================
.
.
Khủng
hoảng tàu ngầm : Úc khẳng định không hề lừa dối Pháp
Trọng
Nghĩa -
RFI
Đăng ngày: 19/09/2021 - 13:19
Trước các lời tố cáo của Paris cho rằng Canberra đã
nói dối về ý định hủy bỏ hợp đồng mua tàu ngầm của Pháp, thủ tướng Úc Scott
Morrison vào hôm nay 19/09/2021 đã mạnh mẽ đáp trả, khẳng định rằng ông đã bày
tỏ thái độ quan ngại về vấn đề này từ “một vài tháng trước”.
Tổng thống Mỹ Joe
Biden (G) thông báo thành lập liên minh AUKUS cùng với thủ tướng Anh Boris
Johnson (P) và thủ tướng Úc Scott Morrison (T) tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ,
ngày 15/09/2021. Brendan Smialowski AFP
Trong một cuộc họp báo tại Sydney, thủ tướng
Úc tuyên bố như sau: “Tôi nghĩ rằng họ (tức là Pháp) hoàn toàn biết rõ là Úc có thái độ rất
dè dặt về khả năng của tàu ngầm lớp Tấn Công (Attack), vốn không đáp ứng được lợi
ích chiến lược của Úc, và chúng tôi đã nói rõ là sẽ đưa ra quyết định dựa trên
lợi ích chiến lược quốc gia của chúng tôi”.
Ông Scott Morison khẳng định: “Tôi không hối hận về quyết định đặt lợi ích quốc gia của
Úc lên hàng đầu. Tôi sẽ không bao giờ hối hận về điều đó”, đồng thời cho rằng chính phủ sẽ phạm lỗi “sơ
suất” nếu tiếp tục thương vụ tàu ngầm với Pháp và đi ngược lại khuyến cáo từ
các cơ quan quốc phòng và tình báo Úc.
Tuyên bố của thủ tướng Úc đã tiếp nối theo lời
khẳng định của bộ trưởng Quốc Phòng nước này, ông Peter Dutton, theo đó
Canberra đã nói với Pháp một cách rất “thẳng thắn, cởi mở và trung thực”
về những lo ngại liên quan đến hợp đồng tàu ngầm đã vượt quá ngân sách và bị chậm
trễ nhiều năm so với kế hoạch.
Thông tín viên RFI
tại Sydney Grégory Plesse phân tích :
“Chính phủ Úc vẫn ra sức biện bạch, lần này qua tiếng
nói của bộ trưởng Quốc Phòng rất hữu khuynh Peter Dutton. Trả lời phỏng vấn của
đài truyền hình Sky News, ông đã bác bỏ những cáo buộc phản bội mà Pháp đã đưa
ra.
Ông Dutton khẳng định: “Chúng tôi đã thẳng thắn, cởi
mở và trung thực. Mối quan tâm của chúng tôi đã được bày tỏ công khai, mọi người
đều có thể kiểm chứng. Bằng chứng là phía Pháp đã thấy lo lắng đến mức mà họ đã
cử một đô đốc đến gặp chúng tôi cách nay hai tuần”.
Ông Dutton cũng nói thêm rằng ngay cả khi Pháp sẵn
sàng chia sẻ công nghệ hạt nhân của mình với Úc - một trong những điều mà Paris
trách Canberra là đã không yêu cầu Pháp về tàu ngầm nguyên tử - thì công nghệ
Pháp cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của Úc.
Bộ trưởng Quốc Phòng Úc giải thích: “Chúng ta không
có ngành công nghiệp hạt nhân ở trong nước. Tuy nhiên, theo mô hình của Pháp,
mô hình tàu ngầm Barracuda, thì nhiên liệu phải được sạc lại sau mỗi 7 đến 10
năm. Trong khi đó, công nghệ mà Anh và Mỹ sử dụng cho phép lò phản ứng trên tàu
hoạt động trong toàn bộ chu kỳ hoạt động của tàu ngầm, 35 năm”.
Cùng với hai đồng cấp Ấn Độ và Nhật Bản, thủ tướng
Úc Scott Morrison sẽ tới Washington vào tuần tới để tham dự cuộc họp của Bộ Tứ
-QUAD, liên minh ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Pháp không phải là thành
viên”.
***
Các nội dung liên
quan
Vụ
tàu ngầm : Paris triệu hồi đại sứ tại Washington và Canberra
Úc
khẳng định đã thông báo cho Pháp khả năng hủy hợp đồng tầu ngầm
Hậu
trường thương vụ tàu ngầm Pháp - Úc
.
=============================================
.
.
Hợp
đồng tầu ngầm Úc-Mỹ : Indonesia, Malaysia lo ngại chạy đua hạt nhân trong vùng
Thu
Hằng -
RFI
Đăng ngày: 19/09/2021 - 10:48
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210919-asean-lo-ngai-chay-dua-vu-trang-hat-nhan
Thủ tướng Malaysia đã bày tỏ quan ngại về nguy cơ
chạy đua vũ trang hạt nhân trong vùng, đặc biệt là ở Biển Đông, trong cuộc điện
đàm với đồng nhiệm Scott Morrison ngày 18/09/2021 khi đề cập đến thỏa thuận tầu
ngầm hạt nhân Úc-Mỹ. Cùng ngày, Indonesia cũng ra thông cáo bày tỏ quan ngại về
việc Canberra thay đổi lập trường, đi ngược lại với mong muốn duy trì một khu vực
không vũ khí hạt nhân.
Ảnh minh họa : Tầu
ngầm USS Missouri (SSN 780) xuất phát từ Căn cứ Pearl Harbor-Hickam theo chương
trình triển khai đến Hạm Đội 7 của Hải quân Mỹ, ngày 01/09/2021. AP - Chief
Petty Officer Amanda Gray
Thông tín viên
Gabrielle Maréchaux tại Kuala Lumpur cho biết thêm chi tiết :
« Nỗi lo từ xưa lại trỗi dậy trong tuần này ở
Đông Nam Á, khu vực trở thành sân chơi cho sự cạnh tranh Trung - Mỹ, ngoài mong
muốn của các nước trong vùng. Vào thời tổng thống Donald Trump, động lực của
cuộc chiến tập trung chủ yếu vào kinh tế, đến thời Biden thì có lẽ đề cao an
ninh hơn, nhất là sau hợp đồng vũ khí giữa Hoa Kỳ và Úc.
Khi trao đổi với đồng nhiệm Úc, thủ tướng Malaysia
đã nhấn mạnh lo ngại rằng liên minh mới giữa Úc và Mỹ chỉ cổ vũ thêm cho những
cường quốc khác phản ứng hiếu chiến hơn ở trong vùng, ý muốn nói đến Bắc Kinh.
Nếu như từ « hạt nhân » hiện giờ gây lo lắng,
đó là do đi ngược lại với lập trường của ASEAN kể từ hiệp định Bangkok năm 1995
với cam kết biến Đông Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân. Cho đến giờ
dường như Úc đi theo đường lối này, theo như thông cáo của chính quyền
Indonesia khi nêu hiệp ước hữu nghị và hợp tác, cũng như cam kết của Úc vì an
ninh trong vùng.
Việc chính quyền Canberra thiếu minh bạch và thiếu
thông tin có vẻ khiến Indonesia rất tức giận. Thông cáo của chính quyền Jakarta
nhắc lại những tiền lệ ngoại giao trước đó, như việc mở một căn cứ quân sự ở
Darwin năm 2011 cũng đặt Indonesia vào thế « sự đã rồi » và làm phật
lòng các nhà lãnh đạo Indonesia ».
***
Các nội dung liên
quan
Úc
trang bị tàu ngầm hạt nhân Mỹ: Nguy cơ chạy đua vũ trang ở Châu Á - Thái Bình
Dương
‘‘Khủng hoảng tầu ngầm’’ : Paris nổi giận,
Washington xoa dịu
No comments:
Post a Comment