NỘI
DUNG :
Nước
Mỹ đánh dấu 20 năm vụ khủng bố 11/9
VOA
.
Người
Việt ở New York hồi tưởng vụ khủng bố 11 tháng 9
VOA Tiếng Việt
Tác
giả Michael Lipin
Chuyển ngữ: An Tôn/VOA Tiếng Việt
September 11, 2021
https://projects.voanews.com/ground-zero/vietnamese.html
Các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 vào New
York không chỉ phá hủy Tháp Đôi là điểm nhấn trong Trung tâm Thương mại Thế giới
(WTC) của thành phố. Tổng cộng 10 tòa nhà, bao gồm tất cả 7 tòa nhà của khu phức
hợp WTC và quảng trường WTC đã bị tàn phá trong khu vực gọi là Ground Zero ở
Lower Manhattan. Trong 20 năm kể từ khi các cuộc tấn công xảy ra, các nỗ lực
tái thiết gần như đã kết thúc, biến đổi khu vực bằng các đài tưởng niệm về những
tổn thất mất mát và các tòa nhà mới mang lại không gian sáng tạo cho hoạt động
kinh doanh, mua sắm, giao thông và cầu nguyện. Hãy kéo xuống để xem thư viện ảnh
của VOA và đọc những câu chuyện về cảnh quan thay đổi ở Ground Zero.
.
.
==============================================
.
Nước
Mỹ đánh dấu 20 năm vụ khủng bố 11/9
VOA
11/09/2021
https://gdb.voanews.com/5AEE892E-40B2-4D85-91B6-A81ABD18B265_w650_r1_s.jpg
Khói bốc lên từ
tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới trong vụ khủng bố 11/9/2001 tại
thành phố New York, Mỹ.
Những biến cố kinh hoàng trong ngày 11/9/2001
diễn ra chưa tới 102 phút. Hôm đó, 2.996 người thiệt mạng vì cuộc tấn công khủng
bố khốc liệt nhất trong lịch sử cận đại.
Tiếp sau là cuộc chiến tại Afghanistan kéo dài
19 năm, 10 tháng, 3 tuần, và 2 ngày. Bộ Quốc phòng Mỹ thống kê có ít nhất 2.325
lính Mỹ tử trận. Không ai biết chính xác số thường dân thiệt mạng là bao nhiêu.
Ngày 911/9 năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ
vạch ra giới hạn dưới thảm kịch kép này, tới ba địa điểm để tưởng nhớ những người
đã nằm xuống, những sự mất mát đau thương tột cùng vốn đã châm ngòi cho cuộc
chiến dài nhất của nước Mỹ.
Cuộc chiến Toàn cầu chống Khủng bố, như tên gọi
của nó, trải dài vượt ra ngoài quốc gia Afghanistan nhỏ bé ở Trung Á vươn tới
Iraq và các ngõ ngách khác trên địa cầu, xa tận châu Phi.
Cuộc chiến tại Iraq đã cướp đi sinh mạng của gần
4.500 quân nhân Mỹ và hàng trăm ngàn thường dân.
Kể từ sau quyết định gây tranh cãi rút toàn bộ
quân ra khỏi Afghanistan trước cuối tháng 8, chính quyền Biden đã có những động
thái dứt khoát để khép lại 20 năm qua bằng cách giải mật một loạt tài liệu có
thể làm sáng tỏ các sự kiện ngày 11 tháng 9, và bằng cách duy trì một khoảng
cách với chính phủ lâm thời theo đường lối cứng rắn của Taliban, phe đã chiếm
quyền kiểm soát ở Afghanistan khi người Mỹ rút lui.
Ba địa điểm tưởng
niệm
Ngày 11/9 năm nay, Tổng thống Biden đến viếng
cả ba địa điểm bị khủng bố tấn công 20 năm về trước: Thành phố New York, nơi
chuyến bay 11 của hãng hàng không American Airlines đâm vào toà tháp phía bắc của
Trung tâm Thương mại Thế giới lúc 8:46 phút trong buổi sáng nắng ấm của tháng 9
năm ấy - và 17 phút sau, chuyến bay 175 của United Airlines lao vào toà tháp
phía nam.
Ông Biden cũng sẽ thăm Ngũ Giác Đài, nơi chuyến
bay 77 của hãng hàng không American Airlines tông vào 34 phút sau đó.
Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala
Harris sẽ tới tưởng niệm tại cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania, nơi yên nghỉ
cuối cùng của chuyến bay 93 thuộc hãng hàng không United Airlines.
Đây là sự khép màn theo kịch bản như phim,
đóng lại 20 năm qua, theo giáo sư lịch sử Jeremi Suri thuộc Đại học Texas ở
Austin.
“Tổng thống đang vạch ra lằn ranh giới hạn sau
20 năm,” ông nói với VOA. “Và ông ấy vào vai một sử gia tuyên bố rằng chúng ta
đã kết thúc một kỷ nguyên, như kết thúc thời Đệ nhị Thế chiến, và đã tới lúc
đưa ra quyết định mới theo cách mà ông Harry Truman từng đưa ra quyết định mới
sau thời Đệ nhị Thế chiến.”
Ông Suri, tác giả các đầu sách viết về văn
phòng các nhiệm quyền Tổng thống và chính sách ngoại giao Mỹ, nói các sử gia
nhìn thấy một số logic trong cách ông Biden định hình thời khắc này.
“Nhưng chúng ta sẽ cũng thấy, như thường thấy,
rằng một kỷ nguyên không kết thúc khi một kỷ nguyên mới bắt đầu,” ông nói.
“Theo tôi, chúng ta bước vào thời khắc khác biệt sau cuộc bầu cử 2020 và chúng
ta đang trong một thời khắc khác biệt với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhiều vấn
đề từ 20 năm trước vẫn chưa có một chương kết gọn gàng theo cách chúng ta thường
làm trong sách vở.”
Phó cố vấn an ninh quốc gia Elizabeth
Sherwood-Randall cho rằng điều quan trọng là, khi thế giới tròn hai thập niên kể
từ 11/9/2001, không có một cuộc tấn công khủng bố lớn nào khác.
Thử thách khác
“Sau hai mươi năm, thử thách của chúng ta đã
khác,” bà Sherwood-Randall tuyên bố trong tuần này khi phát biểu tại Hội đồng Đại
Tây Dương, nhóm nghiên cứu các vấn đề toàn cầu ở Washington. “Từ biến cố 11/9
chúng ta đã học cách bảo vệ người Mỹ trước khủng bố. Không phải an toàn tuyệt đối,
những điều kinh khủng vẫn xảy ra. Nhưng bằng việc kết hợp các hành động trong
và ngoài nước, tới nay chúng ta đã có thể triệt phá và ngăn chặn một cuộc khủng
bố khác theo kiểu 11/9.”
Tuy nhiên, sử gia Thomas Schwartz thuộc Đại học
Vanderbilt dự đoán sẽ có những hệ quả không mong đợi vượt ngoài các cuộc tưởng
niệm kết thúc kỷ nguyên ngày 11/9 năm nay.
“Tôi có lẽ hơi khó tính vì tôi không nghĩ đây
là điều thật sự có thể làm được,” ông nói. “Theo tôi, kẻ thù, theo một cách nào
đó, có sự lựa chọn và họ có thể quyết định rằng cho dù chúng ta muốn chấm dứt
sau 20 năm nhưng họ thì không. Và như vậy, tôi cho rằng những lời lẽ của Tổng
thống Biden-và hành động-về thời hạn cố định phải rút quân ra khỏi Afghanistan
là một sai lầm và là một lỗi lầm về phán đoán mà tôi nghĩ có thể ảnh hưởng nước
Mỹ trong những năm tới.”
Tổng thống ngày 11/9 năm nay có phần chắc sẽ
tuyên bố công khai, nhưng ‘ngôn từ sẽ không làm nên sự khác biệt tại thời điểm
này,” theo ông Norman Ornstein, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện American
Enterprise, một nhóm nghiên cứu chính sách công bảo thủ ở Washington.
“Dĩ nhiên, Tổng thống sẽ phải có một bài diễn
văn trau chuốt kỹ lưỡng vào thứ Bảy này, một phần nói rằng chúng ta đã xoay sở
qua nhiều đời chính quyền để ngăn một biến cố 11/9 khác,” ông Ornstein nói.
“Chúng ta đã tìm cách tóm và hạ sát tay chủ mưu, Osama bin Laden, rằng mọi chuyện
chưa xong, và rằng chúng ta đã phạm nhiều sai lầm trên con đường của mình. Và
chúng ta sẽ tìm cách tránh tái phạm những sai lầm đó trong tương lai.”
Li-băng năm 1983
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng người Mỹ nên nhìn lại
lịch sử tận năm 1983, chứ không phải năm 2001, để thấy mọi chuyện ra sao, khi Tổng
thống Ronald Reagan quyết định rút lực lượng Mỹ ra khỏi Li-băng nhiều tháng sau
vụ đánh bom giết chết 241 quân nhân Mỹ. Ông Ornstein nói, đây là sự khác biệt
căn bản giữa nước Mỹ hôm nay và nước Mỹ của các thập niên trước.
“Chúng ta không hề kêu gọi Ronald Reagan từ chức
hay có động thái đàn hặc ông ấy,” ông đối chiếu tình hình năm 1983 với tình
hình lúc này khi các nhà lập pháp phe Cộng hoà đang kịch liệt chỉ trích cuộc di
tản của Mỹ ra khỏi Afghanistan.
Trong các cuộc thăm dò ý kiến công luận gần
đây, người Mỹ tiếp tục ủng hộ quyết định của ông Biden rút quân ra khỏi Afghanistan,
nhưng họ cũng phê phán Tổng thống về cách chính quyền của ông xử lý cuộc di tản.
Đây cũng là một phần lý do vì sao các cuộc thăm dò mới cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng
thống Biden chỉ còn 43%, mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức tới nay.
.
================================================
.
.
Người
Việt ở New York hồi tưởng vụ khủng bố 11 tháng 9
10/09/2021
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-viet-o-new-york-hoi-tuong-vu-khung-bo-11-thang-9/6211872.html
https://gdb.voanews.com/7e5c6abf-d622-4edc-b810-40f2d704c10d_cx0_cy3_cw0_w650_r1_s.jpg
Tòa tháp thứ hai của
Trung tâm Thương mại Thế giới phát nổ sau khi bị một máy bay đâm vào ở New
York, ngày 11 tháng 9, 2001.
Bà Nguyên Vân dán mắt vào màn hình tivi, bàng hoàng trước cảnh tượng bà
đang chứng kiến. Hai chiếc máy bay đâm sầm vào hai tòa tháp Trung tâm Thương mại
Thế giới ở quận Manhattan của Thành phố New York, cách nơi bà sinh sống chừng
30 phút.
Những vụ nổ kinh hoàng khoét thủng hai tòa nhà
chọc trời biểu tượng của thành phố, vốn là một trong những tòa nhà cao nhất thế
giới. Không lâu sau đó, chúng đổ sập tan tành.
Đó là ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Gần 3.000 người thiệt mạng khi những tay không
tặc thuộc mạng lưới khủng bố al-Qaida của Osama bin Laden lao bốn máy bay
thương mại vào tòa tháp đôi ở New York, Lầu Năm Góc ở thủ đô Washington DC, và
một cánh đồng ở bang Pennsylvania.
Biến cố đó đã khiến nước Mỹ và cả thế giới
thay đổi mãi mãi, với nỗi đau thương, sự phẫn nộ và cuộc chiến chống khủng bố vẫn
còn kéo dài đến ngày nay.
Hai mươi năm sau, những gì diễn ra hôm đó vẫn
còn in đậm trong tâm trí của bà Nguyên Vân, chủ tiệm làm móng 76 tuổi ở quận
Bronx giờ đã về hưu. Đó là một sự kiện “nhớ đời không làm sao quên được,” bà
nói.
Bà nhớ cả ngày hôm đó bà và nhân viên trong tiệm
đều hoang mang không làm việc được mà chỉ tập trung theo dõi tin tức. Rồi bà
quyết định đóng cửa tiệm vào buổi chiều trong nỗi bất an và lo sợ cao độ.
“Khi đó tôi có người cháu làm ở gần tòa tháp
đó, chỉ có đi hai chân không thôi vì mang giày cao gót chạy không được, đi bộ
qua Cầu Brooklyn để về bên [quận] Queens,” bà kể. “Còn con rể tôi lái taxi ở
Manhattan cũng mất liên lạc một hồi mấy tiếng đồng hồ. Sau nó chạy bao qua bên
[quận] Brooklyn rồi mới về nhà được.”
Dù gia đình và người thân của bà được bình an
vô sự sau vụ tấn công khủng bố, bà nói cuộc sống của bà vẫn bị ảnh hưởng nhiều
tháng sau đó vì hệ lụy của nó trong khi thành phố chật vật nỗ lực dọn dẹp và
tái thiết.
“Cái mùi cháy, những cái chất sắt, đồ vật liệu
hòa lẫn với xác người cháy, nó hôi cái mùi khét. Hôi cái mùi đó mà những lúc
gió thổi về vùng Bronx này vẫn thấy hôi, cho nên thấy nguy hiểm,” bà cho biết.
“Suối thời gian mấy tháng không dám đi tới
Manhattan, mà nơi đó có Chinatown có mấy siêu thị bán thức ăn Việt Nam. Không
có dám ra mua thức ăn luôn, chỉ có ở nhà ăn đồ Mỹ thôi không dám ra đó vì cái
mùi hôi vẫn còn.”
Đối với ông Liêng Chấn Hoàng, vụ tấn công 11
tháng 9 khiến ông và gia đình ông nhận thấy rõ ranh giới mong manh giữa sự sống
và cái chết và sức mạnh của niềm hy vọng.
Ông kể ông không quá lo lắng khi hay tin tòa
tháp đầu tiên của Trung tâm Thương mại Thế giới bị tấn công, lưu ý rằng trước
đây vào năm 1993 cũng từng có một vụ đánh bom xảy ra tại địa điểm này. Nhưng
ông bắt đầu “hết hồn” khi chiếc máy bay thứ hai đâm vào tòa tháp Nam vào lúc 9
giờ 3 phút sáng.
“Em gái tôi làm người phát thư cho [công ty bảo
hiểm] Blue Cross Blue Shield. Thường thường khoảng 9 giờ nó mang từ tầng hầm của
tòa nhà lên trên lầu cao rồi phát xuống,” ông kể.
Người thân của ông liên tục gọi điện thoại tới
cho gia đình hỏi thăm tình hình của cô em gái nhưng không ai hay biết bất cứ
tin tức gì vì không liên lạc được. Đến đầu giờ chiều, vài tiếng sau khi cả hai
tòa tháp đã sụp, nỗi tuyệt vọng gia tăng và gia đình bắt đầu chuẩn bị cho tình
huống xấu nhất trong khi người em gái vẫn bặt vô âm tín.
https://gdb.voanews.com/6E282834-29F9-46F6-9BB5-C9AFF17D0B81_w650_r0_s.jpg
Ông Liêng Chấn
Hoàng giờ làm chủ một nhà hàng Việt Nam ở Manhattan.
“Bà mẹ cứ khóc lóc, nói là kiểu này chắc là nó
mất mạng rồi, sao không thấy gọi về gì hết. Tôi cứ an ủi bả, nói là không chừng
không có sao đâu, làm gần ở đó thôi mà chứ không phải trong tòa nhà đó.”
“Tới chiều tối khoảng 5 giờ rưỡi, 5 giờ 45 tự
nhiên nghe tiếng chuông ting tong, tôi chạy ra mở cửa thì thấy nhỏ em đã về tới,
lúc đó chạy vô kêu bà mẹ ra, bà mẹ khóc quá trời. Tưởng đâu là mất mạng rồi.”
Em gái của ông sau đó kể lại rằng bà đang phát
thư thì được người quản lý hối phải chạy ra ngoài ngay lập tức và không kịp
mang theo bất cứ thứ gì. Khi bà vừa ra khỏi tòa nhà thì nhìn thấy chiếc máy bay
thứ hai đâm vào tòa tháp Nam. Bà ùa vào dòng người tháo chạy và không bao giờ
nhìn lại.
Ông Hoàng, 62 tuổi, hiện là chủ một nhà hàng
Việt Nam ở Manhattan, cho biết ông phải đóng cửa nhà hàng một tuần sau vụ tấn
công vì thành phố bị phong tỏa nghiêm ngặt và vì mùi hôi khói vẫn dày đặc.
Ông nói tác động của vụ 11 tháng 9 đối với hoạt
động kinh doanh của ông còn kéo dài nhiều tháng sau đó vì khách du lịch giảm mạnh
và người dân hoảng sợ không dám tụ tập ở những nơi đông người.
Biến đau thương
thành hành động
Sống giữa sự tàn phá và đau thương, dược sĩ
Danny Đặng quyết định dấn thân giúp đỡ cư dân của thành phố để giúp nâng cao nhận
thức về những nguy cơ khủng bố tiềm tàng.
Ông nói vụ 11 tháng 9 xảy ra khiến ông “rất buồn”
vì nó không những là một vụ tấn công vào nước Mỹ mà còn cả thế giới, vì New
York là biểu tượng của nước Mỹ và là nơi mọi người từ khắp nơi trên thế giới đổ
về sinh sống và làm việc.
Ông Danny, khi đó là sinh viên trường dược, đã
quyết định theo giáo sư học hỏi về bệnh than (anthrax) vì những vụ đe dọa khủng
bố sinh học qua thư gây hoảng sợ trong công chúng Mỹ sau vụ 11 tháng 9, và sau
đó ông tham gia công tác phổ biến thông tin để giúp người dân đề phòng và tự bảo
vệ.
Giờ đây ông là thành viên của Lực lượng Đặc
nhiệm Chống Khủng bố Sinh học của New York, với gần 20 năm kinh nghiệm.
“Vụ 11 tháng 9 kêu gọi nơi mình tinh thần cộng
đồng, tinh thần sống chung chứ không phải riêng một mình,” ông nói. “Chính vì vậy
lúc nào mình cũng nhìn mọi người như gia đình của mình, cho nên mình cố gắng
làm tốt công việc của mình. Mình không có nghĩ nó là công việc riêng mà là một
công việc chung trong một gia đình lớn.”
“Mình cảm thấy công việc của mình rất là có ý
nghĩa,” dược sĩ Danny, cũng là chủ nhân một nhà thuốc tư ở Manhattan, chia sẻ.
https://gdb.voanews.com/9725DDD6-A2F6-4A22-9E5A-F3C5757D3C80_w650_r0_s.png
Ông Danny Đặng làm chủ
một nhà thuốc tư ở Manhattan
Dù hoang mang và lo sợ sau vụ khủng bố 11
tháng 9, một số người Việt ở Thành phố New York nói với VOA họ chưa bao giờ có
ý định dọn đi nơi khác, phần vì đã quen sống ở nơi này và phần vì kinh doanh
thuận lợi.
Đối với ông Danny Đặng, thành phố này đã trở
thành quê hương thứ hai. Sau 20 năm, ông vẫn tâm huyết với sứ mạng thời sinh
viên khi New York trải qua những ngày tháng khốn khó nhất.
“Bảo vệ thành phố và bảo vệ gia đình đi chung
với nhau,” ông nói từ kinh nghiệm của bản thân. “Vì không có thành phố thì
không có gia đình.”
***
Dược sĩ gốc Việt
và 20 năm góp phần bảo vệ New York khỏi nguy cơ khủng bố
https://www.voatiengviet.com/a/6221977.html
No comments:
Post a Comment