Bình
Nhưỡng thử tên lửa để khẳng định Bắc Triều Tiên đã là cường quốc hạt nhân
Anh
Vũ -
RFI
Đăng ngày: 14/09/2021 - 15:13
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20210914-bac-trieu-tien-thu-ten-lua-cuong-quoc-hat-nhan
Sau nhiều tháng im ắng, hạn chế phô trương hoạt động
quân sự để tập trung vào đối phó với dịch Covid-19, Bắc Triều Tiên lại khiến cộng
đồng quốc tế phải để ý tới với thông báo hôm 12/09 là đã thử thành công cuối
tuần qua một loại tên lửa hành trình tầm xa, trên lý thuyết, có khả năng bắn tới
nhiều nước trong vùng.
Truyền hình Hàn Quốc
nói về vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên, Seoul, Hàn Quốc, ngày 13/09/2021. AP
- Lee Jin-man
Đây là hành động khiêu khích mới khiến các nước
láng giềng và cộng đồng quốc tế không khỏi lo ngại. Như thường lệ dư luận quốc
tế lại đặt câu hỏi : Tại sao chế độ Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa vào lúc
này ? Một hành động khiêu khích đe dọa hay chỉ để khẳng định lập trường Bắc
Triêu Tiên phải được thừa nhận là cường quốc hạt nhân ?
Như thường lệ, các hoạt động quân sự mang tính
chất khiêu khích đều được tiến hành trong tính toán của chế độ Bình Nhưỡng. Vụ
thử diễn ra vài ngày trước khi các phái viên của ba nước đồng minh Mỹ, Nhật
Bản và Hàn Quốc họp tại Tokyo để bàn cách nối lại đối thoại với Bắc Triều Tiên
về hồ sơ hạt nhân của nước này.
Lần này giới quan sát đều nhận thấy,
« khiêu khích » của Bình Nhưỡng có chừng mực vì đó không phải
loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn vươn tới nước Mỹ. Tên lửa được thử thành công
có tầm bắn 1.500 km, như vậy đe dọa chủ yếu nhắm vào Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo
chuyên gia về hạt nhân và bán đảo Triều Tiên, Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên cứu
Chiến lược Pháp (FRS) thì « những vụ bắn thử tên lửa này là rất đáng lo
ngại, cho dù đó không phải là tên lửa liên lục địa, thì đó là mối đe dọa trực
tiếp đối với Hàn Quốc và Nhật Bản ». Đó cũng là hai nước mà Mỹ có đặt
các căn cứ quân sự với hàng chục nghìn binh sĩ đồn trú thường trực.
Theo thông tấn xã Bắc Triều Tiên KCNA, vụ thử
đã thành công và ca tụng đó là « vũ khí chiến lược và răn đe có tầm
quan trọng lớn » để « chống lại các mưu đồ quân sự của các thế
lực thù địch ».
Bắc Triều Tiên dù bị quốc tế ngăn cấm nhưng vẫn
không ngừng phát triển công nghệ tên lửa. Bộ Quốc Phòng Mỹ không hề đánh giá thấp
mối nguy hiểm của các loại tên lửa của Bắc Triều Tiên. Trong một thông cáo phát
đi hôm 12/09, Lầu Năm Góc đánh giá « hoạt động này càng cho thấy Bắc
Triều Tiên vẫn phát triển liên tục chương trình hạt nhân đe dọa các nước láng
giềng và cộng đồng quốc tế ».
Một sự khiêu khích
đúng lúc ?
Bình Nhưỡng đã khôn khéo tính toán cho hành động
khiêu khích của mình. Tên lửa vừa bắn thử là loại tên lửa hành trình, không phải
là loại tên lửa đạn đạo thuộc diện bị cấm theo các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc,
nhưng độ nguy hiểm thì không kém vì có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân loại nhỏ.
Tuần trước khi thử tên lửa, Bắc Triều Tiên gây
sự chú ý với giới quan sát khi đưa ra những tín hiệu thay đổi theo chiều hướng
tích cực, dù chỉ là bên ngoài. Nhân kỷ niệm ngày thành lập nước, lần thứ ba
trong năm Bình Nhưỡng tổ chức diễu hành nhưng lần này không có màn phô trương sức
mạnh quân sự của các chiến xa hay những mẫu tên lửa đồ sộ mà thay vào đó là các
máy cày, máy kéo nông nghiệp và xe cứu hộ, cứu thương. Diễn văn của lãnh đạo Bắc
Triều Tiên cũng vắng các ngôn từ hiếu chiến đe dọa, công kích các thế lực vẫn bị
chế độ Cộng sản này coi là thù nghịch, đặc biệt là Mỹ.
Giữa khủng hoảng y tế vì dịch Covid-19 làm trầm
trọng thêm khó khăn kinh tế, dường như Bắc Triều cũng muốn được sự quan tâm chú
ý của cộng đồng quốc tế. Trong khi Mỹ và các đồng minh nỗ lực để nối lại đàm
phán về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, thì Bình Nhưỡng muốn đánh tiếng khẳng định
Bắc Triều Tiên đã và vẫn là một cường quốc vũ khí hạt nhân, đó là một thực tế
phải được tính đến trong các cuộc thương lượng trong tương lai. Cũng chính vì lập
trường bất di bất dịch này mà các cả hai cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ
Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore
năm 2018 và Hà Nội năm 2019 đều không dẫn đến kết quả gì. Từ đó đến nay, hồ sơ
hạt nhân Bắc Triều Tiên vẫn trong bế tắc hoàn toàn.
***
Các nội dung liên
quan
Bắc
Triều Tiên bắn thử hỏa tiễn hành trình tầm xa mới
.
Bắc
Triều Tiên tránh khoe tên lửa nhân lễ Quốc Khánh
.
AIEA
nghi Bắc Triều Tiên khởi động lại lò phản ứng hạt nhân Yongbyon
.
======================================
.
.
Phái
viên hạt nhân Mỹ - Nhật - Hàn họp bàn về Bắc Triều Tiên
Anh
Vũ -
RFI
Đăng ngày: 14/09/2021 - 10:43
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210914-my-nhat-han-hop-ve-hat-nhan-bac-trieu-tien
Các phái viên trưởng về hạt nhân của ba nước Mỹ, Nhật
Bản và Hàn Quốc đã gặp nhau tại Tokyo hôm nay 14/09/2021 nhằm tìm cách nối
lại đối thoại với Bắc Triều Tiên. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh cuối tuần
qua, Bình Nhưỡng lại thử tên lửa hành trình tầm xa.
Ba đặc phái viên
trưởng về hạt nhân Bắc Triều Tiên của ba nước Mỹ Sung Kim (T), Nhật Bản Takehiro
Funakoshi (G) và Hàn Quốc Noh Kyu-duk tại bộ Ngoại Giao Nhật Bản,
Tokyo, ngày 14/09/2021. AP - Eugene Hoshiko
Các phái viên trưởng về hạt nhân của ba nước Mỹ,
Nhật Bản và Hàn Quốc đã gặp nhau tại Tokyo hôm nay 14/09/2021 nhằm tìm
cách nối lại đối thoại với Bắc Triều Tiên. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh cuối
tuần qua, Bình Nhưỡng lại thử tên lửa hành trình tầm xa.
Cuộc gặp của các phái viên trưởng về hạt nhân
của Hàn Quốc Noh Kyu-duk, cùng đồng nhiệm Mỹ Sung Kim và Takehiro
Funakoshi của Nhật Bản đã được dự trù từ trước, nhưng diễn ra vào lúc chế độ
Bình Nhưỡng lại có hành động thách thức về chương trình vũ khí hạt nhân, cũng
như gần đây có dấu hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên khôi phục lại hoạt động các lò
phản ứng hạt nhân.
Đại diện của Mỹ, ông Kim đã nhắc lại kêu gọi Bắc
Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, đồng thời lưu ý là những hành động gần đây của
Bình Nhưỡng càng cho thấy tầm quan trọng của việc hợp tác chắt chẽ giữa Hoa Kỳ
và các đồng minh.
Khai mạc cuộc họp, phái viên Sung Kim khẳng định
lại « Hoa Kỳ không có ý đồ thù địch nào với Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân
Triều Tiên… », đồng thời ông nhấn mạnh rằng Mỹ chỉ mong muốn được thấy « Bắc
Triều Tiên đáp ứng một cách tích cực liên tiếp các đề nghị gặp gỡ không đặt điều
kiện tiên quyết từ phía Hoa Kỳ ». Quan chức Mỹ cũng nói thêm là
Washington sẽ tiếp tục áp dụng đầy đủ tất cả các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An
Liên Hiệp Quốc đã áp đặt đối với Bắc Triều Tiên.
Theo hãng tin Yonhap, phái viên ba nước có thể
đã bàn về trợ giúp nhân đạo và một số biện pháp mang tính thúc đẩy nhằm
khích lệ Bình Nhưỡng nối lại đối thoại, trong khi mà Bắc Triều Tiên đang gặp
khó khăn nghiêm trọng về kinh tế do phải đóng cửa biên giới vì dịch
Covid-19. Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã thảo luận viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên
trong một số lĩnh vực, đặc biệt là y tế.
Đặc phái viên của ba nước hồi tháng 06/2021đã
gặp nhau tại Seoul. Tháng Tám, ông Noh đã gặp ông Kim ở Washington, dấu hiệu
cho thấy hai nước hợp tác chặt chẽ và mong muốn giải quyết vấn hồ sơ hạt nhân Bắc
Triều Tiên.
Kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Donald
Trump và Kim Jong Un năm 2019, đối thoại về hồ sơ hạt nhân giữa Washington và
Bình Nhưỡng vẫn bế tắc hoàn toàn.
***
Các nội dung liên
quan
Mỹ
kiên quyết theo đuổi chính sách đối thoại với Bắc Triều Tiên
.
Kim
Jong Un : Bắc Triều Tiên phải chuẩn bị cho đối thoại lẫn đối đầu với Mỹ
.
LHQ:
Năm 2021, Bắc Triều Tiên vẫn phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa
No comments:
Post a Comment