18
nhà khoa học cảnh báo chưa nên tiêm mũi vaccine tăng cường
Tường Vy
13 tháng 9, 2021
Mười tám nhà khoa học hàng đầu trên khắp
thế giới đã cảnh báo chưa nên tiêm vaccine tăng cường COVID-19 cho hầu hết những
người đã được tiêm phòng đầy đủ.
Trong một
đánh giá được công bố trên tờ Lancet
hôm Thứ Hai, các chuyên gia nói rằng ý tưởng tăng cường miễn dịch để giảm các
trường hợp COVID-19 là “hấp dẫn.” Nhưng bằng chứng hiện tại không ủng hộ “việc
sử dụng rộng rãi việc tiêm phòng nhắc lại” trong dân số nói chung.
Các tác giả
đánh giá cho biết: “Cần phải giám sát kỹ lưỡng và công khai dữ liệu để bảo đảm
rằng các quyết định về việc thúc đẩy tiêm mũi thứ ba được thông báo bởi khoa học
đáng tin cậy hơn là mục đích chính trị”.
Nhóm này
bao gồm Philip Krause và Marion Gruber, hai quan chức Cục Quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm (FDA), những người đã từ
chức vì kế hoạch tiêm mũi vaccine tăng cường của chính quyền Biden hồi đầu
Tháng Chín.
Hoa Kỳ dự
kiến sẽ bắt đầu triển khai các mũi tiêm tăng cường từ ngày 20 Tháng Chín để
tăng cường khả năng miễn dịch chống lại biến thể Delta, và các đột biến có thể
giúp nó tránh được phản ứng miễn dịch.
Những người
Mỹ bị suy giảm miễn dịch đã có thể nhận được mũi tiêm bổ sung. Hilary Brueck của
tờ Insider đã đưa ra những lo ngại của các chuyên gia khác về việc thiếu dữ liệu
tăng cường trong mũi tiêm thứ ba.
Nhóm các nhà khoa học đến từ Mỹ, Anh, Mexico,
Jamaica, Pháp, Bồ Đào Nha, Nam Phi và Colombia, nói rằng, mũi tiêm thứ ba “quá
sớm” có thể gây ra tác dụng phụ đáng kể.
Điều này đặc
biệt xảy ra đối với vaccine có “tác dụng phụ qua trung gian miễn dịch”, chẳng hạn
như một loại viêm tim, được gọi là viêm cơ tim, đã được báo cáo trong một số
trường hợp rất hiếm sau khi tiêm liều thứ hai của vaccine Pfizer hoặc Moderna.
Các nhà
nghiên cứu cảnh báo rằng nếu nhiều người bị tác dụng phụ với liều bổ sung, điều
này có thể làm giảm sự chấp nhận vaccine.
Tiến sĩ
Ana-Maria Henao-Restrepo, tác giả chính của bài đánh giá và là một nhà khoa học
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết trong một tuyên bố rằng “ngay cả khi cuối cùng có thể thu được một số lợi ích từ
việc tiêm vaccine tăng cường, thế giới nên tập trung vào việc tiêm chủng cho những
người chưa được tiêm chủng”.
WHO cho biết
các nước giàu nên ngừng tiêm vaccine tăng cường cho đến khi mỗi quốc gia đã
tiêm vaccine cho 10% dân số. Hiện nay, có 43 quốc gia này chưa đạt được tỷ lệ
này, và WHO đang thúc đẩy mọi quốc gia tiêm chủng đầy đủ cho ít nhất 10% dân số
vào cuối Tháng Chín.
Nhóm các
nhà khoa học nói rằng nguồn cung cấp vaccine hiện tại có thể “cứu sống nhiều
người hơn” nếu chúng không được sử dụng cho “mũi tiêm tăng cường”. Họ nói: “Những
người không được tiêm chủng vẫn là những tác nhân chính của việc lây truyền và
bản thân họ có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo cao nhất”.
Các nhà
khoa học lập luận rằng, phản ứng kháng thể đối với tiêm chủng có thể giảm theo
thời gian, nhưng đây chỉ là một khía cạnh của phản ứng miễn dịch. Các bộ phận
khác của hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như tế bào bộ nhớ và tế bào T, thường tồn
tại lâu hơn và cũng có thể cung cấp sự bảo vệ.
Các nhà
khoa học này đưa ra kết luận rằng, không loại trừ hoàn toàn mũi tăng cường, chỉ
là nên điều chỉnh cho phù hợp với các biến thể có nhiều khả năng phát triển nhất,
và chỉ tiêm khi thấy thật sự cần thiết: “Bây giờ vẫn là cơ hội để nghiên cứu,
trước khi có một nhu cầu rộng rãi”.
No comments:
Post a Comment