Friday, 23 July 2021

VIỆT NAM và CHUYỆN LOAY HOAY VỚI ĐÀO TẠO TIẾN SĨ... NHƯ CŨ (Nam Lê)

 


Việt Nam và chuyện loay hoay với đào tạo tiến sĩ . . . như cũ

Nam Lê

Đang làm tiến sĩ ở University College Dublin

22 tháng 7 năm 2021

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-57928863

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/DA68/production/_101621955_vanmieugettyimages-462734802.jpg

Một lễ trao học hàm giáo sư trong Văn miếu, HN năm 2015. Việt Nam có truyền thống trọng bằng cấp nhưng quan niệm học và thi 'để 'làm quan' ngày càng bất cập với các chuẩn mực quốc tế

 

Năm nay Bộ Giáo dục Việt Nam lại thay đổi quy chế đào tạo tiến sĩ mà thực ra là gần như quay về quy chế cũ từ 2017 trở về trước.

 

Việc này diễn ra sau hơn 3 năm theo quy chế "ít nhất hai bài báo khoa học quốc tế" với yêu cầu đầu ra của đào tạo tiến sĩ.

 

 

Trước hết cần hiểu Lý Do: Tại sao lại phải có công bố quốc tế?

 

Cái chữ "quốc tế" ở đây chỉ áp dụng với Việt Nam — vì với Việt Nam thì mấy cái tạp chí bằng tiếng Anh (chưa nói chất lượng) mới được gọi là "quốc tế".

 

Giáo dục Việt Nam thời 'buôn chữ bán sách'

Chi phí giáo dục ở nơi nào đắt nhất?

Từ Mỹ nhìn về giáo dục ở Việt Nam

Giáo dục Hà Giang có 'gian lận điểm thi'

 

Còn với người ở phương Tây, các quốc gia khoa học phát triển, thì đấy là hệ thống tạp chí/hội nghị của tất cả các nhà khoa học trong lĩnh vực nào đó. Chẳng có phân biệt thế nào là "quốc nội", "quốc tế".

 

Tạp chí có nhà xuất bản ở Đức, ở Mỹ, ở Anh, hội nghị khoa học tổ chức ở Anh, Mỹ, Úc, thậm chí Brazil (chỉ là địa điểm) — đều có giá trị khoa học của riêng nó.

 

Và việc công bố ở đâu, phụ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu, và yêu cầu của nghiên cứu, giữa giáo sư, nghiên cứu sinh, nguồn tài trợ...

 

Trước đây, những người làm nghiên cứu ở trong nước chúng ta phần lớn xuất bản ở quốc nội, như viết giáo trình cho sinh viên, các tạp chí trong nước, các hội nghị trong nước, phần lớn không có peer-review cho nên nền khoa học trong nước không được "quốc tế" công nhận.

 

Quốc tế ở đây nghĩa là: thế giới khoa học, không có nghĩa là phải ở Anh hay Mỹ. Vì khoa học là của toàn nhân loại, tiêu chuẩn ở Anh, Mỹ cao là vì họ là người tạo ra các nghiên cứu tiên phong và từ đó tiêu chuẩn ngày càng cao.

 

Vào giai đoạn đó, tạm coi là trước 2016, ở Việt Nam có một làn sóng yêu cầu phải có công bố chất lượng, được thế giới khoa học công nhận theo một số thang bậc, thước đo nào đó. Do vậy mới có yêu cầu công bố "quốc tế", trong khi các nơi xuất bản trong nước chưa thực sự được vào danh mục (index) của các nhà xuất bản khoa học uy tín thế giới.

 

 

Publish or Perish (công bố hay là chết)

 

Đây là vấn đề thứ nhì. Ba năm qua, đúng là số lượng bài báo khoa học ở Việt Nam "tăng chóng mặt" thật sự. Các bài tạp chí, kỷ yếu hội nghị (có hay không có peer-review như tạp chí) tăng lên rất nhiều về số lượng, nhưng chất lượng thì cũng "thượng vàng hạ cám".

 

Đó là hệ quả ban đầu của một luật chơi chung của giới khoa học thế giới, publish or perish (công bố hay là chết). Nghĩa là, vì phải chạy theo số lượng công bố để có thể kiếm được funding nghiên cứu, vị trí công tác ổn định (như giáo sư). Hệ quả là, cũng không ít công trình trong số này có chất lượng rất xoàng, phần lớn viết xong publish rồi vứt xó, đóng góp về tri thức cho lĩnh vực là hầu như rất ít.

 

Điều này sẽ càng đến mạnh hơn, ở các quốc gia có nền khoa học đang phát triển.

 

Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài chuyện chất lượng công bố khoa học, còn một vấn nạn: Nhiều người tham gia chương trình tiến sĩ, và cả một số đào tạo, chưa đủ khả năng để Tự viết một công bố khoa học vì nhiều lý do: Có thể do rào cản ngôn ngữ (phần lớn yêu cầu viết tiếng Anh khoa học), hoặc là nghiên cứu chưa đến chất lượng, hoặc là chẳng biết nghiên cứu cái gì...

 

Cho nên, vấn đề mà chắc không ít được nghe nói đến những năm qua là: nhiều người đã phải Thuê viết bài, thâm chí không phải chỉ thuê viết tiếng Anh mà thuê một số "thợ khoa học" đã có sẵn framework cứ thể là "generate" các bài báo khoa học số lượng lớn, và bán cho nhiều người cần (nghiên cứu sinh, phó giáo sư đang cần để lên chức...)

 

Đây là vấn đề đạo đức khoa học nghiêm trọng.

 

Như vậy là sau khi phải "chạy theo Tây" để có "công bố khoa học quốc tế", thì lại nảy sinh nhiều vấn đề bất cập: Lượng quá nhiều so với chất thì đã không nói, nhưng lại còn làm "giả chất lượng".

 

Chúng ta lại trở về với trước đây: Là chỉ cần yêu cầu công bố trong nước

 

 

Thứ ba, cần xem Việt Nam đào tạo tiến sĩ là đào tạo ra cái gì?

 

Có lẽ chúng ta hiểu chưa đúng Bản chất của việc đào tạo tiến sĩ — học vị mà đến từ nền giáo dục phương Tây.

 

Đào tạo tiến sĩ phải hiểu bản chất là một quá trình đào tạo ra một người có khả năng nghiên cứu khoa học, từ đó có thể kết hợp nghiên cứu đến giảng dạy truyền bá kiến thức, hoặc nghiên cứu để kiến tạo ứng dụng thực tế cho cuộc sống.

 

Cho nên, nó hoàn toàn không liên quan đến việc dùng bằng cấp tiến sĩ để đạt được một chức vị hay điều gì đó trong cuộc sống.

 

Nếu mang tư duy giáo dục của phong kiến trung quốc, tầm chương trích cú, học để "vinh thân phì gia", áp dụng vào triết lý để đào tạo tiến sĩ (cái xuất phát từ giáo dục kinh viện tây phương) — thì sẽ dẫn đến các hệ luỵ như vậy.

 

Não trạng bị "không tương thích", nên mới dẫn đến cảnh loay hoay đẽo cày giữa đường bao năm qua.

 

Xem ra, vị bộ trưởng mới (có lần tôi đã đưa lên trang này), lên còn "giảm tiêu chí" khoa học hơn so với thời bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

 

 

Vậy thì giải pháp khả quan là gì?

 

Để quay lại được giải pháp cốt lõi, thì là một bài viết dài riêng cho nó. Ở đây tôi xin nói ngắn gọn:

 

Đầu tiên, chúng ta cần nâng tầm các tạp chí trong nước, các peer-reviewed conference, trước hết là vào các danh mục khoa học của thế giới hiện nay, và sau đó là thu hút được các nghiên cứu chất lượng đến với các nhà xuất bản này.

 

Đây là một việc làm KHÓ. Nó giống như làm thương hiệu vậy. Cần thời gian, và cần cú hích lớn. Ví dụ: Như Vingroup có nhiều tiền, nên có thể thuê ngay các giáo sư từ Yale, Silicon Valley về làm thương hiệu, từ đó mọi người biết đến nghiên cứu của Vin.

 

VN: Tranh cãi về lý lịch của tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

Việt Nam: Chiếc xe đò mang tên Đại học

Bộ trưởng GDĐT: 'con sâu làm rầu nồi canh'

 

Để xây dựng một tạp chí khoa học, cần nhiều mối quan hệ đến thế giới "tháp ngà" của khoa học hàn lâm. Ví dụ: Có một giải Nobel công bố trên một tạp chí X nào đó, thì sẽ là sự quảng cáo làm thương hiệu tuyệt vời cho tạp chí X và chuyên ngành trên tạp chí đó.

 

Thứ nhì, cốt lõi hơn cả, đó chính là Chất Lượng của việc làm nghiên cứu. Ở trên như tôi đã nói: Chúng ta cần hiểu cái Bản chất của việc đào tạo nghiên cứu sinh là gì.

 

Do vậy, để đảm bảo chất lượng chúng ta cần có:

 

1.Yêu cầu từ người hướng dẫn:

Người hướng dẫn (các tiến sĩ, giáo sư) có chất lượng công bố khoa học Tốt. Có khả năng công bố khoa học quốc tế có Chất Lượng, được các chuyên gia trong lĩnh vực của vị đó công nhận (chứ không phải 1 hội đồng giáo sư nhà nước hay các cấp ôm đồm đa ngành).

 

Người Á Đông có nói: Danh sư xuất cao đồ.

 

Thầy mà còn làm nghiên cứu "loè bịp", thì khó mà đào tạo ra một học trò là nhà nghiên cứu thực thụ. Cho nên theo tôi, nên siết chặt đầu vào đầu tiên với: Ai đủ điều kiện để hướng dẫn nghiên cứu sinh.

 

2.Yêu cầu đầu ra nên thế nào?

Chuyện ràng buộc yêu cầu đầu ra của một nghiên cứu sinh, Không Nên là Chuẩn Chung. Mà nên dựa theo yêu cầu của từng Người hướng Dẫn, là giáo sư/tiến sĩ bên trên đã được xiết chặt chất lượng.

 

Cũng dựa vào thực tế thôi. Vì bản chất nghiên cứu khoa học là có nhiều ngành khác nhau. Có những ngành có thể có công bố sớm, công bố nhiều, vd như khoa học máy tính có văn hoá peer-reviewed conferences. Nhưng một số ngành xã hội, thì có lẽ để công bố được trong một tạp chí có chất lượng tốt có khi mất đến hàng năm để review. Nói như vậy, không có nghĩa là không có những yêu cầu cụ thể.

 

Nhưng như tôi nói bên trên: Chúng ta phải để chính vị giáo sư hướng dẫn, người này sẽ có thẩm quyền quyết định xem một nghiên cứu sinh của mình đạt điều kiện để Viết một luận văn tiến sĩ và ra bảo vệ trước hội đồng hay chưa.

 

Theo như kinh nghiệm của tôi được biết, về mặt bản chất ở một số quốc gia như Anh/Pháp, không có yêu cầu Cứng số lượng công bố đầu ra. Nhưng tuỳ giáo sư sẽ có yêu cầu riêng đối với học viên nghiên cứu của mình.

 

Giáo sư của tôi (ngành computer science) từng nói:

 

"Nam ah, thật ra không có một yêu cầu Cứng nào là cậu phải công bố bao nhiêu bài. Mặc dù bất cứ ai tốt nghiệp PhD ở đây đều thường có ít nhất 3-4 bài báo được công bố. Bởi vì có thể 3-4 bài báo đó sẽ tượng trưng cho 3-4 chương trong luận văn. Nghĩa là, những gì cậu viết, trình bày trong luận văn, đã được công bố (hay được chấp nhận, kiểm chứng một phần), để tăng sự tin tưởng."

 

Tuy nhiên, đào tạo tiến sĩ của chúng tôi nói rằng: Luận văn viết bởi nghiên cứu sinh, part was published (một phần đã được công bố), or part is publishable (một phần có thể được công bố trong tương lai). Nghĩa là: Nếu không may mắn, bạn biết đấy, khi gửi bài đi có thể gặp reviewer khó tính và đánh trượt vài lần dẫn đến không công bố được.

 

Tôi hiểu rằng người giáo sư là vô cùng quan trọng. Kể cả khi học viên không may mắn, hoặc chưa thể công bố được. Nhưng bằng trình độ của thầy, thầy biết là luận văn này là Publishable — thì vẫn có thể cho phép học viên viết luận văn, nếu đã trả lời đủ các câu hỏi khoa học cần thiết.

 

Và trong trường hợp đó, thầy có nói với tôi: "Thường là sẽ phải viết một bài journal, trước khi submit luận văn, và ghi là: đang trong tình trạng review."

 

Đó là lý do vì sao tôi nói, nên có yêu cầu đầu tiên với người đủ tiêu chuẩn để hướng dẫn nghiên cứu sinh.

 

3. Vấn đề về bảo vệ:

Nên gạt luôn các bước bảo vệ cấp cơ sở cấp khoa rồi cấp trung ương. Chỉ có một buổi bảo vệ duy nhất (nếu là yêu cầu bảo vệ).

 

ời Được Mời đến, không phải là do chỉ định của khoa hay bất kỳ ai, mà là sự liên hệ giữa nghiên cứu sinh-giáo sư đến những giáo sư/tiến sĩ - những người có tiếng trong lĩnh vực của nghiên cứu.

 

Chỉ có họ, mới đủ thẩm quyền và chuyên môn, để có thể "phần nào" nhận xét được về chất lượng của luận văn nghiên cứu trong lĩnh vực của họ. Kể cả phải "thuê" nước ngoài đến, trả tiền cho họ, là tuỳ thuộc vào điều kiện.

 

Vậy đến đây có bạn sẽ hỏi: Vậy không sợ, văn hoá "đút lót thầy", để thầy cho bảo vệ dù không đạt chất lượng?

 

Chuyện này rõ ràng là không hiếm ở Việt Nam.

 

Tuy nhiên như đã nói ở bước 1: Yêu cầu rất cao đối với người được hướng dẫn.

 

Những người này, có "danh tiếng" khoa học của họ. Nếu họ cho phép một học viên của mình, công bố một công trình kém, hoặc là bảo vệ một luận văn khoa học Kém chất lượng….thì thực sự ảnh hưởng đến danh tiếng và danh dự khoa học của họ.

 

Phần lớn ở đây, chúng ta tin vào danh dự của một nhà khoa học nghiêm túc.

 

Cho nên, xác suất của các vấn đề "đút lót" sẽ giảm.

 

Và cuối cùng, vui lòng không đề cao hay nâng tầm thái qúa cái học vị, suốt ngày giơ ra để khoe như khoe chức khoe quyền (kiểu Giáo sư Tiến sĩ Đại tá….rất kì cục).

 

Tiến sĩ là một người nghiên cứu. Đào tạo tiến sĩ, là đào tạo một người có khả năng nghiên cứu độc lập (nghĩa là có thể xuất bản khoa học) về một hay một số lĩnh vực.

Đừng dùng các học vị khoa học để chạy chức chạy quyền, chế tài xử phạt phải đầy đủ, thì mới mong có một nền liêm chính học thuật ở quốc gia này.

 

 

Bài đã đăng trên trang Facebook của tác giả Nam Le's Liberal, người đang hoàn tất chương trình PhD ở University College Dublin, CH Ireland, và trang Facebook 'Liêm chính Khoa học'. Tựa đề bài đăng ở đây do BBC News Tiếng Việt đặt.

 

Xem trên báo VN 'Đào tạo tiến sĩ cần thực chất' và bài về Nạn viết thuê cho các 'tiến sĩ' ở VN

 

 

Chủ đề giáo dục:

Vì sao có người khát khao bằng giả?

VN: Cần công khai bằng cấp của lãnh đạo?

 

 

                                                          ***

 

TIN LIÊN QUAN

.

Việt Nam đứng trước nhu cầu có nên cho trẻ em được học tại nhà

15 tháng 4 năm 2021

.

Chi phí giáo dục ở nơi nào đắt nhất?

5 tháng 9 năm 2018

.

Vì sao có người khát khao bằng giả?

20 tháng 2 năm 2018

.

Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh nhận giải Rosalind Franklin

7 tháng 11 năm 2019

.

GS Jonathan London nói về giáo dục quốc tế đi vào Việt Nam   

12 tháng 9 năm 2017

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats