Việt
Nam Cộng Hòa và những người Việt Nam đầu tiên dự Olympics
NGUYỄN
HẠNH - LUẬT KHOA
23/07/2021
https://www.luatkhoa.org/2021/07/viet-nam-cong-hoa-va-nhung-nguoi-viet-nam-dau-tien-du-olympics/
Những vận động viên
mà bạn có thể chưa từng nghe tên.
Phái đoàn miền Nam
Việt Nam diễu hành tại Lễ khai mạc Thế vận hội Tokyo 1964. Ảnh: Olympics
Tối nay, 18 vận động viên đại diện cho Việt Nam sẽ
ra mắt khán giả thế giới tại Thế vận hội Tokyo 2020. Bạn có biết vào 57 năm trước,
cũng tại Nhật Bản, 16 người Việt Nam đã tranh tài tại Thế vận hội Mùa hè Tokyo
1964? Tất cả họ đến từ miền Nam Việt Nam.
Hai giờ chiều ngày 10/10/1964, tại sân vận động
Olympic, Tokyo, quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa nền vàng ba sọc đỏ dẫn bước 16
vận động viên Việt Nam đóng bộ com-lê đen bước đi trước tiếng reo hò của
hàng triệu khán giả. [1]
Khi đất nước vẫn ngập trong nội chiến với miền
Bắc, 16 người đó thuộc một trong những thế hệ người Việt Nam đầu tiên thi đấu
thể thao ở đẳng cấp quốc tế với điều kiện tập luyện rất thiếu thốn.
Bất
chấp hoàn cảnh khắc nghiệt, người miền Nam đã tranh tài tại giải thể thao danh
giá nhất hành tinh từ năm 1952 tại Thế vận hội Helsinki, Phần Lan liên tục
cho đến năm 1972 tại Thế vận hội Munich tại Tây Đức.
Trong suốt thời gian này, miền Bắc đã không tham gia Thế
vận hội, mãi cho đến năm 1980. [2]
Những vận động viên miền Nam đã làm điều đó
như thế nào? Câu chuyện của họ là một phần lịch sử không thể chối cãi của nền
thể thao Việt Nam. Sau năm 1975, lịch sử này đã bị chính trị làm cho mờ nhạt.
Đây là lúc làm sống lại câu chuyện về những con người đầu tiên đã đưa Việt Nam
ra thế giới bằng ý chí và nghị lực thể thao.
Miền Nam từng
tranh tài ở thế vận hội như thế nào?
Tranh tài ở thế vận hội khi đó không đơn giản
là đất nước ghi danh để bạn tham gia. Bạn phải là nhà vô địch hoặc có thứ hạng
cao trong khu vực. Các vận động viên Việt Nam Cộng hòa, hay thời đó người ta gọi
họ là các lực sĩ, cũng không phải ngoại lệ.
Ủy ban Olympic Quốc gia Việt Nam được thành lập
vào ngày 25/11/1951 và được Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận. Một năm sau, Việt
Nam bắt đầu thi đấu ở thế vận hội. [3]
Năm 1952, miền Nam tham
gia thế vận hội thể thao đầu tiên của mình tại Helsinki, Phần Lan với
8 vận động viên ở 5 bộ môn: điền kinh, boxing, đấu kiếm, đua xe đạp đường trường
và bơi lội. [4]
Cua-rơ Bùi Văn
Hoàng (áo trắng) và cua-rơ Trương Kim Hùng trong một buổi tập tại Đà Lạt vào
năm 1968. Cả hai cùng tham gia Thế vận hội Thành phố Mexico 1968. Ảnh:
Bettmann/CORBIS.
Năm 1956, Việt Nam thi đấu
bộ môn đua xe đạp lòng chảo với hai cua-rơ Lê Văn Phước (27 tuổi) và
Nguyễn Văn Nhiêu (26 tuổi). [5]
Thế vận hội Tokyo 1964 đánh dấu Việt Nam lần đầu
tranh tài tại môn Judo với ba võ sĩ Nguyễn Văn Bình (25 tuổi), Thuc
Thuan Thai (39 tuổi), và Lê Bả Thành (30 tuổi). [6] Đây cũng là lần miền Nam có
số vận động viên tham gia thế vận hội đông nhất với 16 người.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/07/image4.jpg
Võ sĩ Judo Nguyễn
Văn Bình bên trái thi đấu với võ sĩ người Nga Aron Bogolubov tại Thế vận hội
Tokyo 1964. Ảnh: Black Belt.
Năm 1968, các xạ thủ Việt Nam lần đầu
tranh tài môn bắn súng tại Thế vận hội Mexico. [7] Trung tá quân đội
Vũ Văn Danh (42 tuổi) thi đấu nội dung súng ngắn bắn nhanh 25 mét, Trung tá cảnh
sát Hồ Minh Thu (39 tuổi) và Dương Văn Dan (31 tuổi) thi đấu ở nội dung súng ngắn
50 mét.
Thế
vận hội Mexico cũng đánh dấu lần đầu tiên phụ nữ miền Nam bắt đầu thi đấu ở
Olympic.
Cô Hoàng Thị Hương là nữ xạ thủ Việt Nam đầu
tiên thi đấu ở thế vận hội. Cô học bắn súng khá muộn từ người chồng quân nhân của
mình. Cô thi đấu tại thế vận hội sau cùng mà miền Nam tham gia, vào năm 1972 tại
Tây Đức. Người ta gọi cô là Annie Oakley của miền Nam Việt Nam vì tài năng bắn
súng làm kinh ngạc các quý ông (Annie Oakley là xạ thủ nổi tiếng tại Mỹ vào cuối
thế kỷ 19).
Xạ thủ Hoàng Thị
Hương: Phụ nữ cũng bắn súng giỏi
Vào tháng 8/1972, xạ thủ Hoàng Thị Hương còn
cách ngày thi đấu tại Tây Đức chưa đầy hai tháng. Cô dành bốn tiếng mỗi ngày tập
luyện tại trường bắn.
Đó là thời điểm hãng tin AP thực hiện một bài
viết về cô. Nên có nhiều phụ nữ tham gia môn bắn súng hơn nữa, cô Hương nêu ý kiến trong bài báo, “vì đây là bộ môn mà phụ nữ có thể
tranh tài ngang hàng (về các nội dung thi đấu) với cánh đàn ông”. [8]
Tại trường bắn, người ta thấy cô tập luyện với
khẩu súng lục do chính tay cô gọt dũa báng súng sao cho thật vừa vặn với lòng
bàn tay. Cô mang theo các con của mình khi tập luyện. Chính những đứa con, chứ
không phải thế vận hội, mới là lý do ban đầu đưa cô đến với môn bắn súng.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/07/image-18.jpeg
Xạ thủ Hoàng Thị
Hương cùng chồng, Trung tá quân đội Vũ Văn Danh, tập luyện chuẩn bị cho
Olympics 1972. Ảnh: AP.
Xạ thủ Hoàng Thị Hương có sáu đứa con. Cô học
bắn súng vào năm 1965 từ người chồng quân nhân cũng là xạ thủ thế vận hội –
Trung tá quân đội Vũ Văn Danh – khi gia đình sống tại một đồn lính trong vùng
chiến sự tại Huế. Trong bối cảnh như vậy, Trung tá Danh đã dạy vợ bắn súng để đề
phòng quân Việt Cộng.
Kỹ năng bắn súng của cô lần đầu hữu dụng vào
năm 1968 trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Cô bảo vệ sáu đứa con của mình với
khẩu súng đã lên đạn sẵn.
Năm 1969, cô tham gia một cuộc thi bắn súng với
45 nam quân nhân cốt để giải khuây, nhưng cuối cùng đã hạ hết các tay súng và
giành huy chương vàng. Kể từ đó, cô đại diện miền Nam Việt Nam tại các cuộc thi
bắn súng quốc tế và giành huy chương vàng Đông Nam Á vào năm 1971.
Tháng 10/1972, cô thi đấu nội dung súng ngắn
50 mét, xếp
thứ 56/59 xạ thủ. [9]
Xạ thủ Hoàng Thị Hương không phải là người phụ
nữ Việt Nam đầu tiên thi đấu tại thế vận hội. Có một vận động viên khác đã ghi
tên mình vào lịch sử đó.
Kình ngư Nguyễn
Minh Tâm: Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tham gia thế vận hội
Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên thi đấu tại thế
vận hội là kình ngư Nguyễn Minh Tâm. [10] Cô thi đấu lần đầu ở bộ môn
bơi lội vào năm 18 tuổi tại Thế vận hội Mexico năm 1968.
Ngoài cô ra, còn có kình ngư Nguyễn Thị Mỹ
Liên, nhưng chỉ có Tâm được công nhận là phụ nữ đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa
tham gia thế vận hội.
Hai kình ngư đại diện
cho Việt Nam tại Thế vận hội Mexico 1968 là Nguyễn Minh Tâm và Nguyễn Thị Mỹ
Liên. Ảnh: IOC.
Kình ngư Nguyễn Minh Tâm sinh ngày 26/8/1950.
Cô sinh ra trong một gia đình giàu có tại Sài Gòn. [11]
Cô là thành viên của câu lạc bộ thể thao sang trọng dành cho giới nhà giàu Sài
Gòn có tên là Cercle Sportif, nơi có hồ bơi đẹp nhất thành phố. (Nơi này
bị chính quyền tịch thu sau năm 1975, hiện là Cung Văn hóa Lao động TP. HCM.)
[12]
Tại Thế vận hội Mexico 1968, Nguyễn Minh Tâm
thi đấu ở hai nội dung bơi tự do 100 mét và 200 mét. Ở nội dung thứ nhất,
cô xếp hạng
53/61 vận động viên với thời gian 1 phút 09. [13] Ở nội dung thứ nhì,
cô không
được công nhận thành tích cùng với 7 vận động viên khác. [14]
Nguyễn Minh Tâm không tham gia thế vận hội sau
cùng của miền Nam vào năm 1972 tại Tây Đức. Năm đó, phái đoàn thể thao miền Nam
Việt Nam chỉ tham gia môn bắn súng với hai xạ thủ.
Trong sáu thế
vận hội mà miền Nam tham gia, có sáu vận động viên thi
đấu liên tục hai kỳ là Lê Văn Phước (đua xe đạp đường trường), Trần Văn Xuân (đấu
kiếm), Phan Hữu Dõng (bơi lội), Hồ Minh Thu (bắn súng), và Nguyễn Văn Lý (điền
Kinh).
Đoàn
thể thao miền Nam không giành được huy chương nào trong sáu kỳ tham gia thế vận
hội. Tranh tài tại châu Á, miền Nam Việt Nam có một
số gương mặt nổi bật như Hồ Minh Thu giành huy chương đồng bộ
môn bắn súng vào năm 1970 tại Bangkok; [15] Trần Gia Thu giành huy chương đồng môn
đua xe đạp đường trường năm 1966 tại Bangkok; [16] Ngô Thành Liêm và Trần Văn Nên giành
huy chương đồng môn đua xe đạp đường trường vào năm 1958 tại Tokyo. [17] [18]
Miền Nam gặp không ít khó khăn khi tham gia
các thế vận hội hay các giải đấu lớn. Vấn đề không nằm ở tài năng của các vận động
viên mà ở khía cạnh tài chính.
Thể thao miền Nam
thi đấu trong khó khăn
Nếu trở về thời kỳ đó, bạn có thể sẽ thấy khó
chịu khi đất nước đang ngập trong đau khổ của chiến tranh, chết chóc, mà lại có
người cứ tập luyện thể thao để thi đấu quốc tế – một việc rất tốn kém.
Đối với một đất nước không có truyền thống thể
thao, việc các vận động viên miền Nam đạt đến tiêu chuẩn thi đấu tại thế vận hội
đã là một nỗ lực đáng được ghi nhận. Báo chí quốc tế đã ghi nhận họ tập luyện
trong một điều kiện thiếu thốn nhưng không bao giờ từ bỏ hy vọng.
Một bộ tem lấy chủ
đề thể dục – thể thao vào giai đoạn 1965 – 1966, thời Việt Nam Cộng hòa. Ảnh:
hipstamps.com.
Tháng 8/1960, các quan chức Ủy ban Olympic Quốc
gia miền Nam thông báo phải cắt số vận động viên sẽ tham gia
Olympic tại Rome, Italy từ 5 người xuống còn 3 người vì lý do tài chính. [19]
Tháng 4/1969, Hiệp hội Quần vợt Việt Nam thông báo hủy tham gia giải quần vợt Davis Cup tại
Tokyo diễn ra vào cuối tháng cũng vì lý do về tài chính. [20] Ngoài ra, tay vợt
ngôi sao của đội có tên Lưu Hoàng Đức lúc đó đã mất tích ở Hồng Kông.
Năm 1968, 11 vận động viên miền Nam lên đường
thi đấu tại Thế vận hội Rome, Italy nhưng chính phủ chỉ tài trợ vé máy bay, các
chi phí khác vận động viên phải tự túc.
Trước Thế vận hội Rome, Russ Whitman, huấn luyện
viên cho các vận động viên, nói với báo chí rằng họ hầu như không có chỗ tập luyện,
các sân vận động của thành phố đã trở thành các khu tị nạn vì cuộc tấn công Mậu
Thân. [21]
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/07/image7.jpg
Khu vực Chợ lớn bị
đánh bom nặng nề vào tháng 6/1968. Ảnh: Bettmann/CORBIS.
Để thi đấu chuyên nghiệp, vận động viên cần giữ
nhịp độ tập luyện liên tục. Tuy nhiên, việc đó là quá sức trong tình trạng chiến
tranh tại miền Nam.
Russ lấy ví dụ rằng dân chúng từng bị yêu cầu ở
nhà ít nhất trong 40 ngày khi xảy ra cuộc tấn công Mậu Thân. Không ai có thể giữ
được thân hình tối ưu để thi đấu trong điều kiện như vậy.
“Ngay lúc này chúng tôi không có thời gian và
tiền bạc cho thể thao”, Trung tá Vũ Văn Danh nói vào năm 1972, “khi hòa bình đến
chúng tôi sẽ chơi tốt hơn nữa”. [22]
Tuy nhiên, hòa bình vào tháng 4/1975 đã vượt
xa những gì Trung tá Danh có thể hình dung.
Việt Nam tại thế vận
hội sau 1975
Trong khi miền Nam tham dự sáu kỳ thế vận hội
liên tục và Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa cũng tham gia từ năm 1952, chính quyền miền Bắc Việt Nam
đã không tham gia. [23] [24]
Năm 1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định thành lập Ủy ban Olympic Quốc gia Việt Nam.
[25] Mãi đến năm 1980 thì ủy ban này mới được Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận.
Vì vậy, Việt Nam đã bỏ lỡ Thế vận hội Montreal
vào năm 1976 tại Canada.
Năm 1980, các vận động Việt Nam trở lại thi đấu
tại Thế vận hội tại Liên Xô với 22 vận động viên.
Việt Nam tiếp tục bỏ lỡ một kỳ Olympics nữa
vào năm 1984 sau khi Liên Xô tẩy chay Thế vận hội mùa hè Los Angeles, Mỹ. [26]
Không chỉ có Việt Nam, các nước cộng sản như Bulgaria, Đông Đức, Mông Cổ và Tiệp
Khắc và Lào cũng tuyên bố không tham gia. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tham gia.
[27]
Việt Nam giành được huy chương thế vận hội đầu tiên
vào năm 2000. Người mang về huy chương bạc năm đó là võ sĩ Taekwondo
nữ Trần Hiếu Ngân. [28]
Chú thích
1. Tokyo 1964 Olympic Games – Olympic
Flame & Opening Ceremony. (2013, October 3). YouTube.
https://www.youtube.com/watch?v=JOIYgXzMSC4
2. Olympedia -“ Vietnam (VIE).
(n.d.). Olympedia. Retrieved July 23, 2021, from
http://www.olympedia.org/countries/VIE
3. Olympedia – South Vietnam (VNM).
(n.d.). Olympedia.
http://www.olympedia.org/countries/VNM
4. Olympedia -“ South Vietnam at the 1952 Summer Olympics. (n.d.). Olympedia.
http://www.olympedia.org/countries/VNM/editions/13
5. Olympedia â“ South Vietnam at the 1956 Summer Olympics. (n.d.). Olympedia.
http://www.olympedia.org/countries/VNM/editions/14
6. Olympedia – South Vietnam at the
1964 Summer Olympics. (n.d.). Olympedia.
http://www.olympedia.org/countries/VNM/editions/16
7. Olympedia -“ South Vietnam at the 1968 Summer Olympics. (n.d.). Olympedia.
http://www.olympedia.org/countries/VNM/editions/17
8. AP. (1972, August 27). Viet
Mother Shoot Pistol in Olympics. The Spokesman-Review via
Newspapers.Com.
https://www.newspapers.com/image/570941605
9. Olympedia -“ Free Pistol, 50 metres, Open. (n.d.). Olympedia. from
http://www.olympedia.org/results/51723
10. Olympedia – First Female
Competitors at the Olympics by Country. (n.d.). Olympedia.
http://www.olympedia.org/lists/99/manual
11. Kingsport Times. (1968, October
3). South Vietnam Enter Olympics. Newspapers.Com.
https://www.newspapers.com/image/592470887
12. The Saigon Sports Circle.
(n.d.). http://saigon-vietnam.fr.
http://saigon-vietnam.fr/cercle-sportif_en.php
13. Olympedia – 100 metres Freestyle,
Women. (n.d.). Olympedia.
http://www.olympedia.org/results/6025
14. Olympedia -200 metres Freestyle,
Women. (n.d.). Olympedia.
http://www.olympedia.org/results/6040
15. Olympedia – Hồ Minh Thu.
Olympedia.
http://www.olympedia.org/athletes/44838
16. Olympedia – Trần Gia Thu.
Olympedia.
ttp://www.olympedia.org/athletes/16846
17. Olympedia – Ngô Thành Liêm.
Olympedia.
http://www.olympedia.org/athletes/15321
18. Olympedia – Trần Văn Nen.
Olympedia.
http://www.olympedia.org/athletes/15836
19. AP/ Miami News Record. (1960, August
7). South Vietnam Cuts Olympics Delegation. Newspapers.Com.
https://www.newspapers.com/image/596078778/
20. AP/ Demoines Tribune. (1969, April
22). South Vietnam Team Pulls Out of Davis Cup.
Newspapers.Com.
https://www.newspapers.com/image/325287897/
21. Asbury Park Press. (1968, October
15). Vietnam Team Had Problems. Newspapers.Com.
https://www.newspapers.com/image/144596979/
22. Xem [8]
23. Olympedia – Soviet Union (URS).
Olympedia.
http://www.olympedia.org/countries/URS
24. Olympedia – People’s Republic of
China (CHN). Olympedia.
http://www.olympedia.org/countries/CHN
25. Lịch sử hình thành, phát triển của
Olympic Việt Nam. Ủy ban Olympic Việt Nam.
http://voc.org.vn/vi-vn/gioi-thieu/lich-su-olympic-viet-nam.aspx
26. History.com Editors. (2020, May
6). Soviets announce boycott of 1984 Olympics. HISTORY.
https://www.history.com/this-day-in-history/soviets-announce-boycott-of-1984-olympics
27. Xem [24]
28. Olympedia – Trần Hiếu Ngân.
Olympedia. http://www.olympedia.org/athletes/94170
No comments:
Post a Comment