Sao
anh cứ “mãi là người đến sau”…
25/07/2021
https://baotiengdan.com/2021/07/25/sao-anh-cu-mai-la-nguoi-den-sau/
Trong buổi họp báo sáng nay, 25/7, trả lời câu
hỏi của phóng viên về việc cho Tập đoàn Vingroup mượn 5.000 liều vaccine
Moderna để Bệnh viện Vinmec tổ chức tiêm cho người lao động của tập đoàn, phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức nói: “Chúng
tôi nghĩ đây là việc hợp lý, hợp tình và cũng phục vụ trực tiếp cho hoạt động hữu
nghị của TP.HCM”.
Cơ sở của cái sự “hợp lý hợp tình” được ông lý
giải là sự đóng góp của Vingroup, trong đó có hỗ trợ cho quỹ vaccine, nên tạm
hiểu khi Vin mượn “để tiêm cho lực lượng đang tham gia chống dịch tại TP.HCM.
Xét nhu cầu thực tế, TP.HCM đã giải quyết cho Vingroup mượn trước để kịp thời
thực hiện tiêm tại Bệnh viện Vinmec cho các lực lượng này”. (trích báo Tuổi trẻ).
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/H2-33-696x896.jpg
Công văn của HCDC
làm theo chỉ đạo của Sở Y tế TP.HCM về việc cho tập đoàn Vingroup “mượn” 5.012
liều vaccine. Ảnh trên mạng
Là “lực lượng đang tham gia chống dịch” thì cần
quá phải tiêm, hay cư dân, hay khách hàng của Vin thì cũng cần được tiêm nốt!
Vaccine là vũ khí chống dịch bền vững. Chống dịch như chống giặc, chiến binh
-nhân dân nào mà chẳng phải được trang bị súng ống vaccine.
Chỉ có điều, một khi thuộc về phân phối thì phải
công bằng, muốn công bằng thì cứ khách quan, muốn khách quan thì tốt nhất là
minh bạch.
Ngày 22/7, ông Dương Anh Đức nhậm chức Trưởng
Trung tâm Điều phối tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 của TP.HCM.
Ngày 23/7, mạng xã hội xuất hiện công văn “mượn
vaccine”.
Điều mọi người cần biết là ông trưởng trung
tâm này đã lên kế hoạch, ký phê duyệt kế hoạch điều phối vaccine như thế nào, đối
tượng cần được ưu tiên kèm theo lộ trình tiêm chủng ra sao để đảm bảo song hành
phong thành cấp độ cao, thực hiện tiêm chủng và tập trung nguồn lực điều trị, hạn
chế tử vong.
Đặt trong kế hoạch điều phối ấy, cơn cớ mượn
kia có thật sự đúng, đối tượng có trúng? Nếu đúng, trúng thì đối tượng nào buộc
phải nhường? Có mượn thì có trả, khi nào trả…?
Đó là “những việc cần làm ngay” trước khi chấp
thuận “cho mượn”. Còn chưa làm, hoặc làm mà chưa minh bạch thông tin thì mọi sự
“hợp lý hợp tình” cốt nghe cho vui…
Như vốn dĩ rất nhiều việc cần phải thấy trước,
làm trước chứ không phải đợi cho làm, xảy ra cớ sự hết sức tai hại, nguy hiểm rồi
thì mới xuống địa bàn, tìm cách tháo gỡ khó khăn… Đi chống dịch chứ không phải
đi lội nước, lại càng không phải đi ăn cỗ!
Bài học 2 ngày đầu phong tỏa Gò Vấp, điểm xét
nghiệm Nhà thi đấu Phú Thọ vẫn còn đó.
Lưu ý: Ngày 24/7, tại cuộc làm
việc nhanh của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống
dịch COVID-19 với lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM về tình hình giao thông trên địa bàn
cùng như công tác vận chuyển hàng hoá đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân,
ông giám đốc sở GTVT TP.HCM thừa nhận mặc dù lưu lượng giao thông trên địa bàn
đã giảm nhưng chưa đạt mức tối ưu đề ra. “Mặt khác, thành phố cần tăng cường đội
ngũ vận chuyển hàng bằng xe hai bánh (shipper) đúng mục đích”- ông Lâm nói và
cho biết sắp tới thành phố sẽ tổ chức các đội vận chuyển hàng hoá chuyên dụng với
mục tiêu là tiếp tục giảm lưu lượng giao thông nhưng người dân vẫn được cung cấp
đầy đủ hàng hoá thiết yếu.
Việc vay mượn nói trên liệu có làm hụt đi nguồn
tiêm chủng đáng nhẽ ra phải dành ưu tiên cho đội ngũ vận chuyển hàng hóa thiết
yếu này?
Xin chép ra đây một đoạn của chuyên gia hàng đầu
thế giới về dịch tễ, tiến sĩ Michael T.Osterholm và Mark Olshaker khi nói về
“chiến lược để sống sót” trước sức tấn công của bệnh truyền nhiễm, trong đó có
các chính sách, biện pháp chống dịch, tiêm chủng vaccine với vai trò của các
nhà lãnh đạo:
“Chúng ta -tức người dân bình thường- phải đòi hỏi họ
bám sát vấn đề và cho họ biết rằng không bao giờ được để tư tưởng đảng phái ảnh
hưởng đến chính sách cũng như hoạt động của y tế công cộng….Khuyến khích sử dụng
phương pháp khoa học tốt nhất nhằm thực hiện chính sách công chủ động và không
thiên vị”. (Dịch bệnh -kẻ thù nguy hiểm nhất – NXB Dân
trí).
Gửi ông đấy, cứ “mãi là người đến sau”!
No comments:
Post a Comment