PHỐ BỖNG LÀ DÒNG SÔNG UỐN
QUANH
https://www.facebook.com/xuanson.vo.5/posts/2076815599142222
Hôm qua, như tôi đã kể, có lúc đã dự định đi
mua thực phẩm, rau để gởi về Sài Gòn, mới biết có rất nhiều người đi mua với mục
đích như vậy. Không biết rau vườn nào rẻ, chứ rau, trứng, thịt, gà… tất cả đều
lên giá so với tuần trước. Đó là giá ngay tại chợ Đà Lạt, và các hàng tạp hóa
ven đường.
Hai ngày trước, tôi đặt hàng rau cho bệnh viện.
Đặt buổi chiều tại Đà Lạt, thì ngay sáng hôm sau bệnh viện ở Sài Gòn đã nhận được.
Thế nhưng hôm nay thì lại khác. Nghe nói các trạm đã được lập lại. Xe thì bị dừng
dọc đường nhiều giờ. Tới Sài Gòn thì phải có phép mới chuyển được. Đã vậy còn bị
mưa tầm tã. Nên đến giờ này vẫn chưa nhận được.
Chắc sau mưa là ngập. Nếu hôm nay là triều cường
thì có lẽ đó là thời điểm lịch sử của Sài Gòn, triều cường, mưa lớn, hệ thống
chống ngập tốn kém hàng đầu thế giới, và virus Vũ Hán, cùng lúc tấn công Sài
Gòn.
À, tôi xin lỗi. Không phải virus Vũ Hán tấn
công Sài Gòn. Nó tấn công bao nhiêu thành phố lớn trên thế giới, với cả triệu
người, hoặc ít thì hàng trăm ngàn người bị nhiễm, hàng chục ngàn ca tử vong.
Sài Gòn, với mười mấy ngàn ca nhiễm, vài ca tử vong, thì có thể nói là con
virus Vũ Hán mới chỉ ghé qua thăm viếng Sài Gòn chút chút, đang ngắm nghía Sài
Gòn mà thôi.
Cái tấn công Sài Gòn,
cùng với triều cường, mưa lớn, hệ thống chống ngập tốn kém… thật tiếc, không phải
là con virus Vũ Hán, mà là phương pháp chống dịch kiên định theo con đường bất
chấp đời sống người dân, bất chấp phản ứng của xã hội, tốn tiền, hao sức, làm cạn
kiệt tiền của dân, làm cạn kiệt sức lực của đội ngũ chống dịch. Quan trọng hơn,
nó làm cạn kiệt niềm tin của người dân vào khả năng thực sự của chính quyền,
cũng như niềm tin vào sự minh bạch về lí do kiên định với đường lối chống dịch
đã không còn hiệu quả.
Một trong các thứ bị mất qua vụ dịch này, là độ
tin cậy của các thông tin chính thống từ miệng các quan chức của chính quyền.
Cách đây chưa đến một tuần, chính tai tôi nghe ông Chủ tịch UBND TPHCM, và các
vị giám đốc các siêu thị cam kết có đủ hàng bán cho người dân, đừng mua tích trữ.
Thế mà bây giờ, chỉ có 4, 5 ngày sau các tuyên bố hùng hồn ấy, các siêu thị lại
hạn chế, chỉ cho mỗi người được mua một lượng hàng nhỏ.
Ai đó nói đùa, rằng TPHCM không ngăn sông, chỉ
cấm chợ thôi. Có thể chiều nay câu nói này sai, khi đường Sài Gòn đã biến thành
sông, nhờ hệ thống chống ngập đỉnh cao trí tuệ của TPHCM.
Toàn bộ hệ thống cung ứng hàng hóa thiết yếu
đã bị đứt gãy, khiến người dân ở một thành phố đầy sức sống phải sắp hàng dài
hàng cây số, chờ mấy tiếng đồng hồ, để được vào siêu thị mua một chút ít thực
phẩm theo những qui định hạn chế một cách hết sức ngu ngốc. Bản thân tôi đã hết
sức bất ngờ, khi tất cả các siêu thị tôi gọi điện đến đều từ chối bán hàng
online.
Tin đồn về người F0 ở BVDC nào đó nhảy lầu tự
tử, về những bất cập đang xảy ra trong các BVDC được đưa lên mạng. Nhiều người
hỏi tôi, tôi không dám khẳng định hay bác bỏ. Trên thực tế, những thông tin
chính thống đã không còn đáng tin cậy, những lời đồn lại thường xuyên trở thành
sự thật, nên tôi không thể liều lĩnh bác bỏ lời đồn, và cũng không thể hi sinh
danh dự, và sự chính trực của mình, để nghe theo các quan chức chính quyền.
Tôi thường nhận được câu hỏi, nếu bây giờ
dương tính rồi thì làm sao. Tôi vẫn trả lời là phải làm theo qui định. Nhưng
nói thật là bây giờ, tôi sẽ không cảm thấy yên tâm với câu trả lời ấy của mình,
dù nó hợp pháp. Trong thâm tâm, tôi muốn nói họ cứ ở nhà, tự cách li với người
ngoài và người nhà, mua thuốc sốt, long đàm uống, mua máy đo oxy theo dõi, khi
nào nặng, khó thở, hoặc SpO2 giảm nhiều, thì tự đi vô những bệnh viện trị bệnh
thực sự để trị.
Nhưng tôi không dám khuyên ai như thế, vì điều
đó vi phạm các qui định hiện hành. Cho dù các qui định ấy ngày càng trở nên bất
hợp lí, nhưng họ sẽ vin vào đó để bỏ tôi vào tù, vì vi phạm qui định của họ, rồi
họ đổ thừa chuyện bùng phát dịch cho tôi, để biện bạch cho sự kiên định không
rõ vì mục đích gì của họ.
Đà Lạt đã hết mưa, trời sáng rực dưới ánh nắng
chiều. Không biết Sài Gòn bây giờ thế nào? Các bạn đi giao rau có vượt qua được
nước ngập và các trạm kiểm soát hay không?
No comments:
Post a Comment