Đổi
mới tư duy trong chống dịch
Trịnh
Khả Nguyên
04/07/2021
https://baotiengdan.com/2021/07/04/doi-moi-tu-duy-trong-chong-dich/
“Đổi mới”, hay “đổi mới tư duy” là thay cái
cũ, thay nếp suy nghĩ cũ bằng cái mới hơn. Chủ trương “đổi mới” ra đời từ năm
1986, cha đẻ của nó, đến nay, có lúc được cho là của ông nầy, có lúc là của ông
kia. Của ông nào thì không biết, chỉ biết rằng “đổi mới” là một việc vô cùng cần
thiết vào giai đoạn đất nước, cùng dân tình chịu nhiều khó khăn. Các vị cũng thừa
nhận, đổi mới là nhiệm vụ sống còn, qua khẩu câu “đổi mới hay là chết”,
tức không đổi mới thì chết… đói!
Thật vậy, những người đã sống qua giai đoạn
năm 1976-1986, dù còn nhỏ, cũng biết lúc ấy cơ cực như thế nào. Với miền Nam
sau khi hết của cải dành dụm trước 1975, thời “phồn vinh giả tạo”, khó
khăn bắt đầu. Có lẽ những nhà văn hiện thực mới viết lại chân thật, sinh động
cái thời ấy, còn giai thoại, tiếu lâm thì nhiều lắm. Bây giờ kể cho lớp trẻ
nghe, họ không tin. Họ cho rằng sao lại có những chính sách lạ đời, phi kinh tế
như cấm chợ ngăn sông, không cho buôn bán, đánh tư sản, sao có chuyện phi thực
tế như “làm việc tùy sức, ăn tiêu tùy cần”. Tất cả khó khăn ấy, ban đầu
được/ bị cho là do “bao vây cấm vận của đế quốc”, nhưng ngày càng lộ rõ
là do tư duy cũ.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/0-16.jpg
Hình ảnh thời “tem,
phiếu”. Nguồn: TC Xưa và Nay
Từ khi “đổi mới” đến nay đã 35 năm. Với đời một
người thì ba mươi năm ấy có biết bao nhiêu tình, với
đất nước, 30 năm là khoảng thời gian đủ để thay đổi. Hàn Quốc, Singapore chỉ cần
1/3 thời gian đó là “hóa rồng”. Miền Nam Việt Nam dù chỉ tồn tại 20 năm, nhưng
đã xây dựng được môt số nền tảng cơ bản về hành chánh, giáo dục, văn học, nghệ
thuật… Tuy chưa vững chắc bởi chiến tranh, nhưng so với thời bình, giai đoạn từ
khi chiến tranh kết thúc cho tới nay, các nền tảng xây dựng được trong thời chiến,
cũng đã qua mặt.
“Đổi mới” được xem là phao cứu sinh cho nên ở
đâu, ông nào có dịp là hô hào “đổi mới”, tương tự bây giờ hô hào “bốn chấm
không”, vì cho rằng nói thế mới hợp thời (trang), không nói e mình là đồ cũ.
Nhưng đổi mới như thế nào?
Lại có từ đổi mới tivi, tức chỉ đổi
cái tivi cũ bằng cái mới chứ nội dung phát trên “đài” thì như cũ. Người ta thấy
rằng, “đổi mới” chẳng qua là trở lại “cái cũ” thiên hạ đã xài mà ta đã ra sức cải
tạo, lên án. Lại nữa, cũng chỉ đổi mới nhỏ lẻ, từng phần, nới lỏng một số chủ
trương, nhất là về kinh tế, để cứu vãn tình hình khó khăn thôi, còn cơ bản
không đổi bao nhiêu.
Với giới viết lách, khi được đổi mới là được
“cởi trói”, được tự do sáng tác. Nhưng chỉ “cởi” một thời gian ngắn, “cởi ra
rồi lại mặc vào như chơi”.
Về đất đai, thì vẫn là “sở hữu của toàn
dân, do nhà nước quản lý”. Cá nhân chỉ đước cấp “giấy chứng nhận sử dung
đất” (GCNSDĐ) có thời hạn, không có quyền mua bán, đổi, cho… Thời
chiến tranh, dân được cổ vũ bám đất giữ làng, nhưng thời bình,
bám mảnh vườn, đám ruộng để làm ăn, đôi khi, bị cho là chống lại chủ
trương, chống người thi hành công vụ. Chống người thi hành công vụ thì sai
nhưng đất đai là vấn đề vô cùng thiết thân với dân chúng, cần có chính sách “thỏa
đáng”.
Tạp chí Cộng Sản viết: “Nhìn
chung, trong 35 năm tiến hành đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến năm 2020), Việt
Nam đã có 4 lần sửa đổi Luật Đất đai, nhưng những lần sửa đổi đó vẫn không triệt
để, không giải quyết được cái gốc của vấn đề và chính sách, pháp luật đất đai
được sửa đổi, bổ sung vẫn chưa thực sự đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội …”
(Tạp chí Cộng Sản – “Nhóm lợi ích” trong thực thi chính sách đất đai).
Về kinh tế thì “kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa”, một khái niệm “không sách vở”, mâu thuẫn ngay cả với
giáo trình kinh tế XHCN, chứ chẳng đâu xa. Ấy vậy mà khi làm ăn với các đối
tác, ta đều yêu cầu họ công nhận VN có “nền kinh tế thị trường”.
Về giáo dục, mặc dù bao nhiêu lần tuyên bố “thay
đổi cơ bản và toàn diện”, diễn nôm là thay tất, một lần cho xong. Nhưng
thưc tế, chỉ thấy chắp vá, thêm bớt, làm khổ giáo viên, phụ huynh, lấy học sinh
ra thí nghiệm các phương pháp của các vị, sách giáo khoa (SGK) vừa rồi là ví dụ.
Về tín ngưỡng, dưới chế độ XHCN nhưng mê tín,
dị đoan tràn lan. Anh duy tâm cúng, anh duy vật cũng cúng, dân chúng xem ngày
giờ, cán bộ, cơ quan nhà nước cũng xem ngày, xem giờ. Thế là thế nào? Đổi mới
tư duy hay trở lại tư duy mê tín?
Cũng dùng những cụm từ “tự do, dân chủ, quyền
con người”… như các nước khác, nhưng thực tế thì khác họ. Báo chí, người
dân một số nước có quyên phê phán, thậm chí kiện chính quyền về những việc mà họ
cho rằng chính quyền sai trái. Ở họ, người dân có thể đi bầu hay không đi bầu,
hoặc được quyền tự do biểu tình, thì ở ta, người ta cho rằng đó là kiểu “tự
do, dân chủ phương Tây”. Nhưng khi đánh giá (kinh tế, văn hóa, kể cả bằng
cấp, thậm chí cái chỉ số hạnh phúc) thì ta lại dùng các tiêu chí, trích dẫn báo
chí các nước Âu, Mỹ. Trong chiến tranh Việt Nam, dân các nước Âu – Mỹ đã có những
cuộc biểu tình lớn phản đối, ta gọi đó là loài người tiến bộ.
***
Nói về chống dịch Covid 19, phải thừa nhận
trong đợt 1, Việt Nam ngăn chặn thành công dịch lây lan. Dịch đi qua nhẹ nhàng,
ai cũng mừng, cũng khen chính quyền. Nghe nói, người Việt ở nước ngoài cũng muốn
về quê để trốn dịch, chứ ở “bển|” ghê quá, chúng bỏ cho chết vì kỳ thị, vì quá
tải, vì không ưu tiên cứu người già. Ta thì tận tình, bỏ tiền tỷ để cứu, dù… một
phi công người Anh!
Sau đơt dịch lần 1, sinh hoạt trở lại bình thường.
Người ta rất lạc quan, tự hào, đại loại như Việt Nam chống dịch thành công vì
nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là có “phương hướng, có sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị, xã hội, nhân dân chấp hành tốt”. Việt Nam là nước
nhỏ/ nghèo (khiêm tốn) mà ngăn chặn dịch tốt hơn nước giàu, mạnh, những nước
này đành chịu để dân chết như rạ. Ta đã đánh thắng hai đế quốc giàu mạnh, nhất
nhì trong thế giới tư bản, bây giờ thắng “thằng” Covid, từ nay khẳng định ta có
thể thắng bất cứ kẻ nào xâm phạm vào nước ta v.v…
Nay dịch bùng phát lại với tốc độ, cường độ mạnh
hơn và chính quyền đem bài cũ ra áp dụng. Dọc biên giới, lực lượng biên phòng rải
đầy, họ ăn nắng, nằm sương để ngăn con virus. Khổ thật! Còn ở các thành phố có
dịch, các khu phố bị cách ly, dây ngăn đường giăng đầy, các rào chắn dựng lên ở
các ngõ ra vào. Cán bộ chính quyền, mặt trận, cảnh sát, dân phòng, nhân viên y
tế, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, căn lều dựng bàn kiểm soát 24/24. Họ làm
việc căng thẳng lắm! Dân thì nội bất xuất, ngoại bất nhập. Ngột ngạt thật!
Nhưng chẳng lẽ cứ cách ly, chốt chặn mãi? Dài
ngày thì chính quyền hay dân chúng cũng mệt mỏi, kinh tế bị đình đốn, khó khăn
thêm khó khăn. Chắc chắn có lúc cần nới lỏng, phải rút quân. Nhở ra lúc ấy con
Covid lại xuất hiện thì sao? Khi mình ứng chiến thì nó ủ bệnh, khi mình rút thì
nó phát. Công sức những ngày qua thành đổ sông. Đà Nẵng là ví dụ, thành phố nầy
trước đây ngăn dịch rất tốt, nhưng vừa rồi chỉ một chốt chặn lơ là, để lọt một
người dương tính nhập cảnh, sự thể thành nghiêm trọng trở lại. Uổng
công!
Cần cách khác để phòng chống dịch có hiệu quả
nhưng sinh hoạt vẫn bình thường. Thế giới đã trải qua nhiều cơn dịch như dịch hạch,
sởi, rubella… Để phòng chống, người ta phải nghiên cứu, tìm cho ra vaccine. Các
loại vaccine đó hôm nay vẫn còn dùng.
“Bệnh quỷ phải có thuốc tiên”. Thuốc tiên để phòng chống Covid là vaccine thứ thiệt. Mặc dù chích
vaccine, cũng có một số rủi ro, song cái “được” lớn hơn. Các biện pháp hành
chánh, phong tỏa, cách ly, truy vết… tuy có hiệu quả ngăn dịch ban đầu, nhưng
chỉ để mua thời gian, chứ không thể diệt được dịch, cũng không thể chỉ lấy tinh
thần dũng cảm, mưu trí mà chống dịch thành công. Chính phủ Việt Nam cần theo
dõi và học hỏi thế giới, khi các biện pháp chống dịch kể trên không còn hiệu quả.
No comments:
Post a Comment