Những tiếng kêu cứu nhói lòng giữa đại dịch
24/07/21
https://thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/22164-nh-ng-ti-ng-keu-c-u-nhoi-long-gi-a-d-i-d-ch
Hệ thống y tế Việt Nam vốn đã quá tải và là một
nỗi hổ thẹn trước khi có đại dịch Covid-19, nay đã trở thành thảm họa như một
điều tất yếu. Chính quyền biết thực tế này nhưng không thể có phương án và tiềm
lực đủ để lo cho người dân trong đợt dịch lớn này.
Đứng trước tình hình hơn 6.000 ca dương tính một
ngày, hệ thống tuyên truyền đã không còn những tuyên bố hùng hồn về thành tích
chống dịch như trước nữa mà chỉ còn là những bài báo đánh động về phương án chống
dịch "F0 điều trị tại nhà".
Vốn dĩ thiếu chuẩn bị và bất lực, chính quyền
không có được sự hướng dẫn kịp thời về cách tự chăm sóc và điều trị đối với người
nhiễm Covid-19 tại nhà. Hệ thống thông tin liên lạc và hỗ trợ thuốc men cũng
không có. Người dân đang đối mặt với hiểm họa từ dịch và đối diện với sự bất lực
của hệ thống đối phó dịch thiếu chuẩn bị cả về nguồn nhân lực và vật lực.
Những lời kêu cứu này gợi nhớ đến khoảnh khắc
kêu cứu của rất nhiều người dân vùng tâm lũ miền Trung cuối năm 2020. Đứng trước
sự bất lực của chính quyền, người dân từ những nơi khác đã phải liều mình đưa
thuyền và cano vào tới những nơi xa xôi và nguy hiểm nhất để cứu người bị nạn
trong tình thế nguy hiểm nhất. Vẫn những lời kêu cứu đến nhói lòng nhưng tình
huống dịch lần này đã khác hẳn, từ bối cảnh đến khả năng hỗ trợ. Sự cứng nhắc
và tùy tiện của những người thực hiện nội dung của các chỉ thị chống dịch như
Chỉ thị 16 của Chính phủ (Chỉ thị 16/CT-TTg) vừa mang tính áp đặt chung, vừa
thiếu khoa học, chỉ mang đến những rào cản không đáng có. Nguồn lực xã hội muốn
hỗ trợ chính quyền trong những thời khắc khó khăn như hiện nay không thể có cơ
hội được đóng góp và phát huy.
https://live.staticflickr.com/65535/51332298243_8b0241f461.jpg
Sự cứng nhắc và tùy
tiện của những người thực hiện nội dung của các chỉ thị chống dịch như Chỉ thị
16 của Chính phủ vừa mang tính áp đặt chung, vừa thiếu khoa học, chỉ mang đến
những rào cản không đáng có.
Hệ thống y tế cả nước, đặc biệt ở Sài Gòn đã vỡ
trận và ngày càng tồi tệ hơn. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới qua nhiều
đợt dịch, cả ở Việt Nam trước đó cho thấy đại dịch Covid-19 nguy hiểm chỉ khi hệ
thống y tế bị quá tải. Thực
hiện tốt các biện pháp phòng dịch và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng là cách tốt nhất
để vượt qua đại dịch lần này.
Chính quyền cộng sản Việt Nam làm khá tốt các
biện pháp phòng dịch trong các đợt dịch trước đó nên đã có tâm lý chủ quan và rồi
kết quả là bất lực trước các biến chủng mới nguy hiểm hơn với thời gian ủ bệnh,
tồn tại trong không khí và "độc tính" khó lường hơn. Các biện
pháp truy vết, cách ly đã giảm tác dụng rõ rệt. Hệ thống y tế đã không được
nâng cấp để chuẩn bị cho đợt dịch lần này.
Tỷ
lệ tiêm vaccine Covid-19 ở Việt Nam đang là thấp nhất Đông Nam Á và thuộc hàng
thấp nhất thế giới. Các lô vaccine đã về và
được tiêm cho người dân cho đến nay toàn bộ là các nguồn viện trợ từ bên ngoài.
Những lô vaccine được chính quyền đặt mua phải tháng 8 này mới về đến. Thật là
một nỗi hổ thẹn và đáng lên án của chính quyền cộng sản Việt Nam!
Ngay lúc này đây, điều cần làm cấp thiết nhất
của chính quyền là phải kịp thời tiếp cận để có sự hỗ trợ và hướng dẫn tốt nhất
cho những người bị nhiễm tại nhà, thông qua việc nâng cao hiệu quả đường dây
nóng tiếp nhận thông tin và nhân sự hỗ trợ cùng thuốc men. Bên cạnh đó, cần
tham vấn các chuyên gia dịch tễ của WHO, áp dụng mô hình chống dịch hiệu quả của
các nước có nền y học phát triển để đối phó hiệu quả với dịch và không làm thiệt
hại nhiều về kinh tế cũng như ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.
Những gì đã diễn ra và thông qua các con số
cho thấy, điều tồi tệ nhất vẫn đang chờ chúng ta trong những ngày tới. Mỗi người
dân cần cố gắng thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, thường
xuyên rửa tay và giữ khoảng cách. Tương trợ các trường hợp khó khăn khi có ai
đó cần giúp đỡ bằng các hành động thiết thực nhưng an toàn.
Cầu mong mọi người bình an và cùng nhau vượt
qua đợt dịch khó khăn này.
Kỷ Nguyên
(24/07/2021)
No comments:
Post a Comment