Center
For An Informed Public - University
of Washington
Jun 28, 2021
Hình : https://www.cip.uw.edu/files/2021/06/vietnamese_photo_collage.png
An English-language version of this blog post is
available here.
*
Vào tháng 1, chúng tôi đã công bố dự án nghiên
cứu “Gửi Tin Về Quê Nhà: Phân Tích Sự Lan Truyền Thông Tin Sai Lệch giữa Việt
Nam và Cộng Đồng Người Nhập Cư Ở Mỹ Trong Cuộc Bầu Cử 2020”, với sự tài trợ
ban đầu từ Viện Dữ Liệu, Dân Chủ, & Chính Trị (IDDP) tại Đại Học George
Washington. Chúng tôi rất vui khi nhận được rất nhiều thông tin chi tiết, email
hỗ trợ và câu chuyện cá nhân từ các thành viên trong cộng đồng người Việt hải
ngoại. Chúng tôi cũng may mắn được Đài Truyền Hình Sài Gòn (SBTN) mời Sarah
Nguyễn nói chuyện về dự án. Nó cũng đã được giới thiệu ngắn gọn trong một bài
báo gần đây của Vice tên là “Sự Trỗi Dậy Của ‘Rush Limbaugh Việt Nam’”.
Dưới đây là bản cập nhật một số kết quả nghiên
cứu ban đầu của chúng tôi và cách bạn có thể đọc thêm hoặc tham gia vào nghiên
cứu này. Chúng tôi hiện đang yêu cầu những người tham gia cho các nhóm sắp tới
về tin tức và chia sẻ thông tin trong các cộng đồng hải ngoại Việt Nam – thông
tin chi tiết có ở cuối bài đăng này.
Chủ Đề Từ Các Cuộc
Thảo Luận Ban Đầu
Trong vài tháng qua, chúng tôi đã tổ chức các
cuộc phỏng vấn và trò chuyện thân mật với các viện sĩ, nhà tổ chức và các thành
viên trong cộng đồng trên khắp Hoa Kỳ và Canada để hiểu được nhu cầu nghiên cứu
và mối quan tâm chính của cộng đồng người Việt hải ngoại. Một số chủ đề chính
đã xuất hiện từ những cuộc trò chuyện này:
·
Sự phân chia giữa các thế hệ: Giữa các thế hệ dân tộc Việt Nam (ví dụ như giữa thế hệ thứ nhất và
thế hệ thứ hai di cư tị nạn; giữa ông bà và cha mẹ và con cháu) không có sự
liên thông về thông tin và hiểu biết về chính trị và các sự kiện thời sự. Điều
này có nghĩa là các thế hệ khác nhau được tiếp xúc với các phương tiện truyền
thông và các nguồn thông tin khác nhau, và khiến cho việc trò chuyện về tin tức
và các vấn đề thời sự trở nên phức tạp hơn. Để giải quyết sự lan truyền của
thông tin sai lệch, chúng ta phải tìm cách tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc
trò chuyện trên các phương tiện truyền thông và các nguồn thông tin khác nhau.
·
Các khía cạnh văn hoá: Có những sự hiểu biết lịch sử và bối cảnh khác biệt về ý nghĩa của
các thuật ngữ và cụm từ chính trị – ví dụ: “Xã hội chủ nghĩa”, “cộng sản”,
“quan hệ với Trung Quốc” và cơ sở hạ tầng chính trị chung của Hoa Kỳ. Sự khác
biệt trong những hiểu biết này cho phép các thông tin sai lệch xung quanh các ứng
cử viên là “người theo chủ nghĩa xã hội”, hoặc sự can thiệp của nước ngoài vào
cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, để đạt được sức hút.
·
Các khía cạnh quyền lực: Những người Mỹ gốc Việt là một thế lực chính trị đang phát triển ở
Hoa Kỳ và các thành viên trong cộng đồng lo ngại là thông tin sai lệch và sự
thiếu tự tin vào các phương tiện truyền thông có thể làm suy yếu các nỗ lực
tăng cường tham gia và đại diện chính trị. Chúng tôi cũng đang thấy các thông
tin chính trị sai lệch nhắm vào các cộng đồng thiểu số ở Hoa Kỳ – chẳng hạn như
thông tin sai lệch bằng tiếng Tây Ban Nha lan truyền trong các cộng đồng Latino
xung quanh cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Do đó, có những lo ngại rằng người Mỹ gốc Việt
có thể trở thành mục tiêu cho những thông tin sai lệch về ý thức hệ nhằm lợi dụng
sự hiện diện chính trị ngày càng tăng của họ.
·
Chướng ngại ngôn ngữ: Như đã nhấn mạnh trong bài báo của Terry Nguyễn, “Sự đa dạng về
ngôn ngữ trong cộng đồng người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương (AAPI) có nghĩa là
thông tin sai lệch rất khó theo dõi”. Thông tin sai lệch tiếp tục phát triển vì
nó có sẵn bằng tiếng Việt trên mạng xã hội. Hơn nữa, thông tin được nghiên cứu
kỹ lưỡng từ báo chí truyền thống (bao gồm cả các tờ báo tiếng Việt ở Hoa Kỳ) ít
có sẵn hơn do chi phí dịch và việc đóng cửa các cửa hàng tin tức địa phương/cơ
sở.
·
Nền tảng truyền thông xã hội: Các nền tảng truyền thông xã hội (ví dụ như Facebook, WeChat,
Telegram, Youtube, v.v.) không nỗ lực để làm chậm làn sóng thông tin sai lệch
không phải bằng tiếng Anh. Phần lớn các bài đăng bằng tiếng Việt trong bộ dữ liệu
của chúng tôi từ Facebook và Youtube chứa thông tin sai lệch chưa được các nền
tảng gắn nhãn (nhưng các bài đăng bằng tiếng Anh có chứa thông tin sai lệch được
gắn nhãn). Đây không chỉ là một vấn đề trong cộng đồng Việt Nam, mà cho thấy việc
thiếu các nền tảng công nghệ đầu tư trong việc kiểm duyệt các nội dung không bằng
tiếng Anh.
Thu Thập Dữ Liệu
Truyền Thông Xã Hội
Để hiểu rõ hơn về các nền tảng truyền thông xã
hội đang định hình luồng thông tin sai lệch như thế nào, chúng tôi đã bắt đầu
thu thập dữ liệu xung quanh các câu chuyện chính về cuộc bầu cử năm 2020 trên
phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm những thứ như gian lận cử tri, ăn cắp
phiếu bầu và sự can thiệp của nước ngoài. Chỉ riêng cơ sở dữ liệu Facebook của
chúng tôi đã chứa hơn 4.000 bài đăng với hơn nửa triệu lượt tương tác. Chúng
tôi cũng đã thu thập các video và siêu dữ liệu đi kèm của chúng từ 27 kênh
YouTube với tổng số hơn 10,500 video đã được các thành viên cộng đồng đề xuất
có thông tin khả nghi. Một số kênh YouTube này có hơn 100 nghìn người đăng
ký.
Chúng tôi sẽ sử dụng những bài đăng và video
này để xác định thông tin sai lệch và
·
Hiểu những câu chuyện nào
phổ biến nhất và được chia sẻ rộng rãi.
·
Xác định các tác nhân
chính và các tài khoản liên quan đến việc phát tán thông tin sai lệch.
·
Khảo sát xem các nền tảng
mạng xã hội có gắn nhãn nội dung liên quan đến bầu cử hay không (như họ đã cam
kết thực hiện).
Kêu Gọi Tham Gia
Chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc thảo luận nhóm
với các thành viên trong cộng đồng để khám phá các loại tin tức khác nhau mà mọi
người phải đối mặt trong giai đoạn bầu cử năm 2020. Các nhóm này sẽ bao gồm 4 đến
5 người được xác định là thành viên của cộng đồng người Việt hải ngoại. Trong
các nhóm nhỏ này, chúng tôi hy vọng rằng các thành viên sẽ cảm thấy thoải mái
khi chia sẻ kinh nghiệm của mình và thảo luận về cách mình tìm thấy thông tin
đáng tin cậy. Tất cả các buổi thảo luận sẽ được tổ chức bằng cả tiếng Anh và tiếng
Việt.
Chúng tôi đang tìm kiếm những người để tham
gia. Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết muốn trò chuyện với chúng tôi, xin vui
lòng đăng ký tại đây.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, phản hồi hoặc muốn
tham gia vào quy trình nghiên cứu, xin liên hệ với Tiến sĩ Rachel Moran (remoran@uw.edu) hoặc Sarah Nguyễn (snguye@uw.edu)
Translated by: Anh
Pham | Được dịch bởi: Anh Pham
Ảnh
ở trên cùng: Một ảnh ghép các bức
ảnh trong kho lưu trữ của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ về trẻ em Việt Nam của G.I.s
người Mỹ ở Rochester, New York.
No comments:
Post a Comment