Monday 12 July 2021

NHÂN DÂN CUBA ĐỨNG LÊN VÌ TỰ DO (Trần Trung Đạo)

 


 

NỘI DUNG :

 

NHÂN DÂN CUBA ĐỨNG LÊN VÌ TỰ DO

Trần Trung Đạo

.

Cuba : Biểu tình đông đảo chống chính phủ chưa từng thấy

Minh Anh  -  RFI

Người dân Cuba biểu tình đòi Chủ tịch Diaz-Canel từ chức

Reuters

 

=====================================================

.

.

NHÂN DÂN CUBA ĐỨNG LÊN VÌ TỰ DO

Trần Trung Đạo

12/07/2021

https://baotiengdan.com/2021/07/12/nhan-dan-cuba-dung-len-vi-tu-do/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/H3-13.jpg

Ảnh trên mạng

 

Hôm nay, hầu hết các hãng tin quốc tế đồng loạt đưa tin tức, hình ảnh và phim về các cuộc biểu tình tại nhiều nơi của nhân dân Cuba chống chế độ CS vì tự do. Những khẩu hiệu “Đả Đảo Độc Tài”, “Đả Đảo Cộng Sản”, “Tự Do!” được hô vang trên đường phố Havana và các thành phố lớn.

 

Cuba là một trong năm nước CS còn sót lại của thời Chiến Tranh Lạnh và chịu đựng dưới chế độ độc tài suốt 62 năm từ khi Fidel Castro và Che Guevara chiếm Cuba vào tháng Giêng, 1959. Các nước CS tàn dư khác là Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Hàn.

 

Nhắc lại lịch sử. Phong trào nổi dậy chống chế độ tham nhũng Fulgencio Batista đầu tiên là Phong Trào 26 Tháng Bảy (Movimiento 26 de Julio) 1953. Thoạt đầu phong trào thu hút được một số đông nông dân bất mãn với các chính sách sản xuất và thu mua mía, sản phẩm chính của nông nghiệp Cuba, và chính quyền vi hiến của Batista. Fulgencio Batista bị lật đổ và trốn sang Mỹ. Ông ta qua đời 26 tháng 8, 1973 tại Guadalmina, Spain.

 

Nhưng sau khi lật đổ Fulgencio Batista, Fidel Castro và Che Guevara thay vì tiến hành các cải cách kinh tế và mở rộng tự do chính trị như đã hứa, lại rập theo mô hình chính trị chuyên chế và kinh tế tập trung của các nước CS thuộc khối Đông Âu.

 

Fidel Castro quốc hữu hóa toàn bộ nền kinh tế trong đó 40% đường mía, 90% nguyên liệu là vốn đầu tư của các công ty Mỹ. Đảng CS Cuba chính thức ra đời ngày 3 tháng 10, 1965 và là nước CS đầu tiên tại Châu Mỹ.

 

Ngày 19 tháng 10, 1960, TT Dwight D. Eisenhower trừng phạt Cuba bằng cách ra lệnh cấm vận các hàng hóa Mỹ xuất cảng sang Cuba ngoại trừ y tế. Tháng 2, 1962, TT John F. Kennedy ra lịnh cấm vận các sản phẩm Cuba nhập vào Mỹ.

 

Qua các thời kỳ tổng thống Mỹ từ Eisenhower đến nay, quan hệ giữa Mỹ và Cuba có khi nóng khi lạnh, khi nới lỏng khi siết chặt, nhưng các điểm trọng tâm trong chính sách cấm vận của Mỹ đối với Cuba vẫn không thay đổi.

 

Chính sách cấm vận đối với Cuba chi phối bởi nhiều đạo luật như Trading with the Enemy Act 1917, Foreign Assistance Act nên muốn hủy bỏ phải được Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn và cho đến nay Quốc Hội chưa thông qua một đạo luật nào nhằm hủy bỏ cấm vận đối với Cuba.

 

“Cuba Archive”, một đề án phi lợi nhuận phục vụ nhân quyền tai Cuba đã tổng kết được danh sách của 8.200 người bị mất tích dưới chế độ Castro và đề án này hiện đang tiếp tục được tổng kết. Tiến sĩ Lago, thuộc đại học Havard, dựa theo các báo cáo của lực lượng tuần dương Mỹ đã ước lượng số người dân Cuba chết trên đường vượt biển là 77 ngàn. Sách Đen về Chủ Nghĩa Cộng Sản (The Black Book of Communism) ước lượng khoảng 15.000 đến 17.000 người Cuba bị xử tử dưới chế độ CS.

 

Nhiều người chết trên đường vượt biển, không nằm trong danh sách đó, là do trực thăng của công an Cuba thả bao cát đánh chìm bè, bắn thẳng xuống bè, ra lịnh tàu hải quân Cuba tông vào những chiếc bè mong manh. Trường hợp tàn sát “The Canimar River” hay “Tugboat massacre of 1994” trong đó nhiều trẻ em bị giết được ghi nhận nhưng vô số trường hợp khác vẫn chưa được biết đến, ít nhất cho đến ngày chế độ CS Cuba sụp đổ.

 

Nhưng sự chịu đựng nào cũng có giới hạn. Hôm qua, nhiều ngàn dân của thành phố San Antonio de los Baños đã xuống đường biểu tình chống chế độ CS. Dân chúng thủ đô Havana hưởng ứng và cũng đã xuống đường.

 

Theo hãng tin Reuters, đây là cuộc biểu tình chống chế độ lớn nhất kể từ khi Fidel Castro cướp chính quyền năm 1959 tới nay.

 

Các phương pháp sai lầm và chậm chạp mà chế độ CS áp dụng để giải quyết nạn dịch là giọt nước tràn ly dẫn tới cuộc bùng nổ hiện nay. Riêng ngày Chủ Nhật 11 tháng 7, đã có 6.923 người bị dương tính Covid-19 và 47 người, gấp đôi tuần trước, bị chết.

 

Đời sống của những người thuộc giới tiểu thương, những người làm ngày nào ăn ngày đó, các nghề nghiệp phụ thuộc vào sinh hoạt đường phố, chợ búa đều không có một lối thoát nào cho số phận vốn nghèo nàn của họ.

 

Trả lời phóng viên hãng Reuters, bà Miranda Lazara, 53 tuổi, một giáo viên, cho biết “Chúng tôi đang trải qua những giai đoạn vô cùng khó khăn. Hệ thống cần phải được thay đổi.”

 

Dù họ Castro từng gắn liền với chế độ độc tài CS Cuba không còn nhưng bộ máy vẫn còn nguyên như thời Fidel Castro và sau đó Raul Castro nắm quyền cai trị.

 

Miguel Díaz-Canel, chủ tịch Cuba kiêm Bí thư Thứ Nhất đảng CS Cuba từ 2019, trong diễn văn ngày hôm qua Chủ Nhật 11 tháng 7, vẫn với giọng điệu tuyên truyền cố hữu, đổ lỗi những khó khăn và bất ổn cho Mỹ.

 

Theo lãnh tụ CS này, một một số không nhỏ trong những người đang xuống đường là do Mỹ “xúi giục”. Nhiều người biểu tình đã bị an ninh thường phục bắt và hiện chưa ai biết số phận họ ra sao. Theo tin của hãng AP, cảnh sát đã xịt hơi cay vào đoàn người kể cả các phóng viên ngoại quốc đang theo dõi cuộc biểu tình.

 

Tương tự như các cuộc biểu tình Mùa Xuân Á Rập (Arab Spring) năm 2011 hay các cuộc biểu tình đòi đẩy bật Ali Khamenei tại Iran 2018, những người tổ chức đã vận dụng tối đa các phương tiện tin học. Các tín hiệu, hình ảnh được gởi đi qua các mạng xã hội. Các “lãnh tụ không chân dung” xuất hiện. Một phong trào không người lãnh đạo được hình thành. Ý chí tập thể trở thành nguyên tắc sinh hoạt và thay đổi hệ thống cai trị là mục tiêu chung mà đại đa số trong 11 triệu dân của đảo quốc Cuba đang tiến hành.

 

Díaz-Canel, chủ tịch Cuba, kêu gọi các đảng viên CS và các thành phần ủng hộ giới cai trị CS, xuống đường để “bảo vệ cách mạng” đúng ra là “bảo vệ quyền lợi” của giới cán bộ, đảng viên có đặc quyền trong xã hội.

 

Tuy nhiên Díaz-Canel quên rằng Nicolae Ceaușescu cũng đã từng làm vậy khi tổ chức cuộc mít-tinh ủng hộ mình ngày 21 tháng 12, 1989 và kết quả là hai vợ chồng bị chính các đồng chí từng thề thốt trung thành xử bắn bốn ngày sau đó.

 

Bài học các cuộc cách mạng dân chủ đã diễn ra tại Mông Cổ hay Hungary cho thấy đây là thời điểm của chọn lựa, không chỉ chọn lựa của người dân đang xuống đường mà còn là chọn lựa của những người lính, những người đang do dự và cả những người nằm trong giới cầm quyền. Nếu thành phần yêu tự do hay nghiêng về phía tự do tạo nên áp lực đủ mạnh, đất nước Cuba sẽ thay đổi.

 

Phong trào dân chủ Cuba hiện nay không phải tự nhiên bộc phát mà ngọn lửa tự do đã âm ỉ cháy từ nhiều năm trước.

 

Các tổ chức như Ladies in White được giải nhân quyền Sakharov 2005, Đề án Varela (Varela Project) thu thập hơn 10 ngàn chữ ký đòi hỏi tự do nhân quyền, xương máu của rất nhiều người Cuba chết trong ngục tù CS là những viên gạch lót đường cho nền dân chủ Cuba sau này.

 

Không có sự hy sinh nào cho tương lai con cháu là hy sinh oan uổng.

 

Thời gian ngắn tới đây sẽ là thời gian thử thách cho dân tộc Cuba và tương lai đất nước này. Nhưng dù kết quả ra sao, các cuộc biểu tình hôm qua và sắp tới nhắc cho giới cai trị CS một chân lý ngàn đời rằng mọi chế độ độc tài đi ngược với quyền sống của con người sớm hay muộn đều phải sụp đổ.

 

 

72 BÌNH LUẬN

 

.

Trần Trung Đạo

http://www.trantrungdao.com/?p=5486

TRANTRUNGDAO.COM

NHÂN DÂN CUBA ĐỨNG DẬY VÌ TỰ DO – Trần Trung Đạo

 

.

Liêm Tô Văn

https://www.ntdvn.com/.../chung-toi-muon-tu-do-nguoi-dan...

NTDVN.COM

'Chúng tôi muốn tự do!' Người dân Cuba biểu tình đòi chấm dứt chế độ độc tài

 

 

===================================================

.

.

Cuba : Biểu tình đông đảo chống chính phủ chưa từng thấy

Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 12/07/2021 - 11:27

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210712-cuba-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-%C4%91%C3%B....BB%ABng-th%E1%BA%A5y

 

Chủ Nhật ngày 11/07/2021, Cuba trải qua một ngày lịch sử. Những cuộc biểu tình chưa từng thấy đã diễn ra trên khắp cả nước. Từ Đông sang Tây, người dân Cuba xuống đường trong tiếng hô vang kêu gọi « tự do » và « đả đảo độc tài ». 

 

https://s.rfi.fr/media/display/4948adb8-e2f1-11eb-8ecc-005056bf30b7/w:980/p:16x9/2021-07-12T020106Z_1539901636_RC2PIO9JD9EJ_RTRMADP_3_CUBA-PROTEST.webp

Người dân Cuba biểu tình chống chính phủ tại thủ đô La Habana, ngày 11/07/2021. REUTERS - ALEXANDRE MENEGHINI

 

Theo AFP, sự việc xảy ra khiến chính quyền La Habana bất ngờ. Chính phủ Cuba tuyên bố sẵn sàng bảo vệ cuộc cách mạng « bằng mọi giá » và kêu gọi các nhà cách mạng « xuống đường, đến những nơi nào có những hành động khiêu khích diễn ra, ngay từ bây giờ và trong những ngày sắp tới ». 

 

át sao và đã có phản ứng, cảnh cáo chính quyền La Habana không nên dùng vũ lực chống lại « người biểu tình ôn hòa ».  

 

Nguyên nhân nào khiến người dân Cuba rầm rộ xuống đường phản đối chính phủ ?

Từ La Habana, thông tín viên đài RFI, Domitille Piron gởi về bài phóng sự : 

 

Đó là một làm sóng thủy triều người chợt xuất hiện trên đại lộ Malecon dọc bờ biển và trên các nẻo đường của La Habana hôm Chủ Nhật 11/07 với tiếng hô vang đòi « tự do » ! Những người dân Cuba phẫn nộ lần đầu tiên trong đời đã xuống đường biểu tình. Những cảnh tượng chưa bao giờ diễn ra tại đất nước Cuba cộng sản. Nhưng nỗi sợ hãi cũng còn đó, tất cả những người được hỏi đều muốn xin giấu tên. 

 

Một người phụ nữ nói : « Hầu hết tại tất cả các tỉnh và tại nhiều thành phố, người dân đều đổ ra đường bởi vì chúng tôi đã quá ngán ngẩm về mọi vấn đề và cả cuộc khủng hoảng mà chúng tôi đang trải qua ở đây ! Người dân Cuba không còn chịu đựng được nữa. Đây là lần đầu tiên chúng tôi biểu tình, nhưng đây sẽ không là lần cuối ! » 

Một người đàn ông cho biết : « Chúng tôi chỉ muốn phản đối một cách ôn hòa và biểu tình vì quyền tự do của chúng tôi nhưng cảnh sát trấn áp tất cả những ai dám phản đối ! » 

 

Khủng hoảng, đói khát, nhu cầu thiết yếu, Covid và khao khát tự do… những điều đó đã vượt quá sức chịu đựng, buộc người dân Cuba phải xuống đường. 

 

Người phụ nữ nói tiếp : « Tôi vừa xếp hàng xong, ở đây chúng tôi bị đói và có rất nhiều nhu cầu. Trấn áp và đói khát, đã quá đủ rồi ! Chúng tôi luôn giữ im lặng, chúng tôi chưa bao giờ ca thán điều gì cả nhưng giờ đã quá đủ, người dân không thể chịu đựng được nữa ! » 

 

Những người biểu tình cho biết là họ ghi hình lại tất cả và cảm thấy như được hậu thuẫn và đoàn kết nhờ vào mạng xã hội. Nhưng đối mặt họ, cảnh sát ra tay trấn áp người biểu tình, khoảng 40 người đã bị bắt trước sự chứng kiến của chúng tôi. 

 

Người đàn ông nói thêm : « Vấn đề ở đây là có cảnh sát mặc thường phục và trà trộn vào dòng người biểu tình. Nhìn, nhìn kìa, bạn thấy đấy, bọn họ đánh người biểu tình như thế nào ! » 

 

Cùng lúc này, chủ tịch Miguel Diaz-Canel trên đài truyền hình kêu gọi những người cách mạng xuống đường. Ông thừa nhận người dân có một số nhu thiết yếu nhưng đồng thời lại cáo buộc một số người đã bị nhầm lẫn.

 

                                                      ***

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

CUBA - NHÂN QUYỀN

Cuba: Một nghệ sĩ tuyệt thực, biểu tình nổ ra tại La Habana

.

ĐIỂM BÁO

Người Cuba rời bỏ đất nước Cách mạng bằng mọi giá

 

===================================================

.

.

Người dân Cuba biểu tình đòi Chủ tịch Diaz-Canel từ chức

Reuters

12/07/2021

https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-dan-cuba-bieu-tinh-doi-chu-tich-diaz-cancel-tu-chuc/5962415.html

 

https://gdb.voanews.com/0BE428EE-AE54-45E4-A411-D768A1746A88_w650_r1_s.jpg

Hàng ngàn người Cuba biểu tình ở Havana, ngày 11/7/2021.

 

Hôm 11/7, người dân Cuba tổ chức biểu tình lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua, từ thủ đô Havana cho đến thành Santiago, kêu gọi “tự do” và đòi Chủ tịch Miguel Diaz-Canel từ chức, theo Reuters.

 

Các cuộc biểu tình nổ ra trong bối cảnh Cuba rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất và số ca nhiễm COVID-19 tăng kỷ lục. Người dân bày tỏ sự tức giận về tình trạng thiếu nhu yếu phẩm, hạn chế quyền tự do dân sự và việc chính quyền xử lý đại dịch.

 

Hàng nghìn người đã xuống đường ở nhiều khu vực khác nhau của thủ đô Havana, bao gồm cả khu trung tâm, hô to “Diaz-Canel từ chức” át cả tiếng hô “Fidel” của các nhóm người ủng hộ chính phủ vẫy cờ Cuba.

 

Những chiếc xe jeep có trang bị súng máy của lực lượng đặc biệt được nhìn thấy khắp thủ đô và sự hiện diện của cảnh sát rất dày đặc ngay cả khi hầu hết những người biểu tình đã về nhà lúc 9 giờ tối - giờ giới nghiêm do đại dịch.

 

https://gdb.voanews.com/9AE7094D-916F-4987-A125-D58384DE9677_w650_r1_s.jpg

Một người biểu tình bị bắt ngày 11/7/2021.

 

Bà Miranda Lazara, 53 tuổi, một giáo viên dạy khiêu vũ, người đã tham gia cùng hàng nghìn người tuần hành ở thủ đô Havana cho Reuters biết: “Chúng tôi đang trải qua những khoảng thời gian thực sự khó khăn. Chúng tôi cần một sự thay đổi hệ thống.”

 

Chủ tịch Diaz-Canel, người cũng đứng đầu Đảng Cộng sản, nói trong một bài phát biểu trên truyền hình vào chiều 11/7 rằng nguyên nhân của tình trạng bất ổn là do Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã thắt chặt lệnh cấm vận thương mại hàng thập kỷ đối với Cuba.

 

Ông Diaz-Canel cho biết nhiều người biểu tình chân thành nhưng bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch truyền thông xã hội do Hoa Kỳ tổ chức và “lính đánh thuê” trên thực địa, đồng thời cảnh báo rằng sẽ không dung thứ cho những “hành động khiêu khích” tiếp diễn, cũng như kêu gọi những người ủng hộ đối đầu với “những hành động khiêu khích”.

 

https://gdb.voanews.com/2dabf2a0-babf-4bc6-8736-fea3a0d0c300_w650_r0_s.jpg

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel ở San Antonio de los Banos, Cuba, ngày 11/7/2021.

 

Bà Julie Chung, quyền thứ trưởng của Vụ các vấn đề Tây Bán cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết Hoa Kỳ vô cùng quan ngại đến “những lời kêu gọi chiến đấu” ở Cuba và ủng hộ quyền hội họp hòa bình của người dân Cuba.”

 

Các nhân chứng của Reuters trong các cuộc biểu tình ở Havana đã nhìn thấy lực lượng an ninh, được hỗ trợ bởi các nhân viên mặc thường phục nghi cũng là an ninh, bắt giữ khoảng hai chục người biểu tình. Cảnh sát đã sử dụng bình xịt hơi cay và đánh một số người biểu tình cũng như một nhiếp ảnh gia làm việc cho hãng tin AP.

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats