Lực
lương 47 chiến đấu trên Facebook như thế nào
James Pearson - Reuters
Anh
Khoa dịch
https://vietnamthoibao.org/vntb-luc-luong-47-chien-dau-tren-facebook-nhu-the-nao/
‘Lực lượng 47’ với hàng nghìn người đấu
tranh chống ‘quan điểm sai trái’
HÀ NỘI, ngày 9 tháng 7 (Reuters) – Ở Việt Nam, nhà nước tiến hành chống những người bất đồng chính kiến dữ
dội trên mạng, những “người có ảnh hưởng” trên mạng xã hội thường là quân nhân
chứ không phải là những người nổi tiếng.
Lực lượng
47, hay đơn vị tác chiến thông tin trực tuyến của quân đội Việt Nam, với hàng
nghìn binh sĩ, ngoài nhiệm vụ thông thường, họ còn có nhiệm vụ thiết lập, kiểm
duyệt và đăng tải bài trên các nhóm Facebook ủng hộ nhà nước, để sửa chữa những
“quan điểm sai trái” trên mạng.
Theo đánh
giá của Reuters về các bài viết và chương trình truyền thông chính thống ở cấp
tỉnh trên kênh truyền hình chính thức của quân đội, Lực lượng 47 kể từ khi
thành lập vào năm 2016 đã lập ra hàng trăm nhóm và trang Facebook, đồng thời xuất
bản hàng nghìn bài báo và bài đăng ủng hộ chính phủ.
Các nhà
nghiên cứu truyền thông xã hội cho biết nhóm này có thể là mạng lưới ảnh hưởng
lớn nhất và tinh vi nhất ở Đông Nam Á. Và lực lượng 47 hiện đang đóng một vai
trò lớn trong việc xung đột giữu Việt Nam với Facebook (FB.O) đang
ngày càng gia tăng.
Sau khi tiếp
cận với Reuters trong tuần này, một nguồn tin Facebook cho biết họ đã xóa một
nhóm có tên “E47”, nhóm này đã huy động cả các thành viên quân đội và thường
dân để báo cáo các bài đăng mà họ không thích với Facebook để gỡ bỏ những bài
đó. Nguồn tin cho biết nhóm này có liên quan đến danh sách các nhóm Lực lượng
47 mà Reuters đã xác định.
Người phát
ngôn của Facebook xác nhận một số nhóm và tài khoản đã bị gỡ xuống vào thứ Năm
vì “phối hợp báo cáo nội dung hàng loạt.” Một nguồn tin của Facebook cho biết
đây là một trong những yêu cầu xoá bỏ lớn nhất của Facebook được thực hiện theo
chính sách báo cáo hàng loạt của hãng.
Nhưng nhiều
tài khoản và nhóm của Lực lượng 47 được Reuters xác định vẫn hoạt động. Nguồn
tin từ Facebook cho biết vì những tài khoản và nhóm này do người dùng có tên thật
điều hành nên không vi phạm các chính sách của Facebook.
Bộ Ngoại
giao Việt Nam, cơ quan xử lý các yêu cầu do các cơ quan thông tấn nước ngoài gửi
chính phủ, đã không phúc đáp ngay lập tức về việc này.
Không giống
như Trung Quốc, Facebook với từ 60 dên 70 triệu người dùng ở Việt Nam không bị
chặn. Đây là nền tảng chính cho thương mại điện tử ở Việt Nam và tạo ra khoảng
1 tỷ đô la doanh thu hàng năm cho Facebook.
Facebook
cũng đã trở thành nền tảng chính cho giới bất đồng chính kiến, khiến Facebook
và chính phủ liên tục tranh cãi về việc xóa các nội dung được cho là “chống nhà
nước”.
Việt Nam
đã thực hiện cải cách kinh tế sâu rộng và thay đổi xã hội trong những thập niên
gần đây, nhưng Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn kiểm soát truyền thông chặt chẽ và
không chấp nhận bất đồng chính kiến.
Năm ngoái,
Việt Nam đã hạn chế lưu lượng truy cập trên các máy chủ nội địa của Facebook
cho đến khi Facebook đồng ý tăng cường kiểm duyệt nhiều nội dung chính trị. Nhiều
tháng sau, chính quyền đe dọa đóng cửa hoàn toàn Facebook tại Việt Nam nếu
Facebook không hạn chế quyền truy cập vào nhiều nội dung hơn.
Trong một
tuyên bố gửi Reuters, người phát ngôn của Facebook cho biết mục tiêu của hãng
là giữ cho các dịch vụ tại Việt Nam hoạt động trực tuyến “để càng nhiều người
thể hiện bản thân, kết nối với bạn bè và điều hành công việc kinh doanh càng tốt
“.
Người phát
ngôn cho biết: “Chúng tôi đã công khai và minh bạch về các quyết định của chúng
tôi trước sự gia tăng nhanh chóng trong việc ngăn chặn các dịch vụ của chúng
tôi tại Việt Nam.”
Ông Điền
Lương, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore,
cho biết Việt Nam không có đủ tiềm lực để duy trì một “Great Firewall/ Đại tường
lửa” kiểu Trung Quốc và phát triển mạng truyền thông xã hội nội địa.
“Điều này
đã mở đường cho Facebook trở thành nền tảng được lựa chọn cho Lực lượng 47 để bảo
vệ đường lối của đảng, định hình dư luận và truyền bá tuyên truyền đường lối của
nhà nước.”
‘Kỹ
năng và ý thức’
Không có định
nghĩa chính thức về điều gì tạo thành “quan điểm sai trái” ở Việt Nam. Nhưng
các nhà hoạt động, nhà báo, blogger và – ngày càng nhiều – người dùng Facebook,
đều đã phải nhận các án tù nặng nề trong những năm gần đây vì “tuyên truyền chống
nhà nước”, hoặc phản biện Đảng.
Công an
cho biết tuần trước, ông Lê Văn Dũng, một nhà hoạt động nổi tiếng thường xuyên
phát sóng trực tiếp cho hàng nghìn người theo dõi trên Facebook, đã bị bắt sau
hơn một tháng lẩn trốn.
Ông Dũng
thường được gọi là “Le Dung Vova” đã bị tạm giam với tội danh “làm, tàng trữ,
truyền bá thông tin, tài liệu, vật phẩm chống phá nhà nước”, theo Điều 117 Bộ
luật Hình sự Việt Nam.
Ông Dũng
phải đối mặt với án tù 20 năm nếu bị kết tội.
Lực lượng
47 lấy tên từ Chỉ thị số 47/CT-CT ngày 08/01/2016 của Tổng cục Chính trị. Các
nhà phân tích cho rằng lực lượng được tạo ra để thay thế cho việc thuê các
“chuyên gia đánh giá ý kiến” – hay “dư luận viên” – đội ngũ này hoạt động ở quy
mô nhỏ, kém thành công hơn.
Nguyễn Thế
Phương, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn cho biết: “Vì
‘dư luận viên’ không được đào tạo bài bản về tư tưởng Đảng hoặc bảo thủ như các
quan chức quân đội, nên hiệu quả hoạt động của họ không được như mong đợi. Lực
lượng 47 cũng ít tốn kém hơn. Quân đội coi đó là công việc của họ và không yêu
cầu phụ cấp”.
Quy mô của
Lực lượng 47 không rõ ràng, nhưng vào năm 2017, Tổng phụ trách của đơn vị lúc
đó là ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết lực lượng này có 10.000 thành viên “vừa
hông vừa chuyên”. Con số thực sự có thể cao hơn nhiều: đánh giá của Reuters về
các nhóm Facebook của Lực lượng 47 cho thấy có đến hàng chục nghìn người dùng.
Nguồn tin
Facebook cho biết nhóm E47 mà họ đã gỡ bỏ gồm có một thành viên quân đội và nhiều
thành viên ngoài quân đội.
Hiện nay
ông Nghĩa hiện là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Bộ Thông tin và truyền
thông Việt Nam gần đây đã ban hành quy tắc ứng xử trên mạng xã hội gần giống với
chỉ thị của Lực lượng 47, kêu gọi mọi người đăng tin về những “việc tốt” và cấm
đăng bất cứ điều gì ảnh hưởng đến “lợi ích của nhà nước.” đọc thêm
‘Đấu
tranh trên mạng’
Vào tháng
3, nhiều hội nghị đã được tổ chức tại các ban chỉ huy quân sự trên khắp Việt
Nam để đánh dấu 5 năm thành lập Lực lượng 47.
Báo chí
nhà nước đưa tin về các cuộc họp có đăng tên ít nhất 15 trang và nhóm Facebook
mà họ nói là do Lực lượng 47 kiểm soát, với hơn 300.000 người theo dõi.
Thay vì là
một đơn vị quân đội duy nhất, quân nhân thuộc Lực lượng 47 dường như thực hiện
các hoạt động [trên mạng] cùng với các nhiệm vụ thông thường và tạo ra nội dung
cho địa phương.
Ngoài
Facebook, Lực lượng 47 tạo ra các địa chỉ email ẩn danh trên Gmail và Yahoo
cũng như các tài khoản trên YouTube và Twitter của Google.
YouTube
cho biết họ đã khoá chín kênh vào thứ Sáu vì vi phạm chính sách về thông tin
rác, trong đó có một kênh được Reuters xác định có thể là của Lực lượng 47.
Twitter
cho biết họ không thấy bất kỳ hoạt động nào của Lực lượng 47.
Nhiều nhóm
trên Facebook được Reuters xem xét thể hiện tình cảm yêu nước với những cái tên
như “Tôi yêu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Việt Nam trong trái tim
tôi”, “Tiếng nói Tổ quốc” và “Vững tin vào Đảng”.
Một số
nhóm như “Đồng Hành cùng Lực lượng 47” và “Hoa hồng của Lực lượng 47” rõ ràng về
, trong khi những nhóm khác – chẳng hạn như “Sen Hồng” và một số nhóm sử dụng
tên địa phương – thì ít lỗ liễu hơn.
Các bài
đăng có nội dung đa dạng, với nhiều bài ca ngợi quân đội Việt Nam, lãnh tụ Hồ
Chí Minh, hoặc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những bài đăng khác có ảnh chụp
màn hình các “thông tin sai trái” do những người dùng Facebook khác đăng tải và
được đánh dấu “X” lớn màu đỏ.
Dhevy
Sivaprakasam, cố vấn chính sách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của nhóm quyền
internet Access Now, cho biết: “Những diễn biến này đang diễn ra ở Việt Nam thật
đáng sợ và ngày càng nhiều mà không bị trừng phạt.”
“Chúng ta
đang chứng kiến sự ra đời một thực tế khi không ai an toàn để tự do nói chuyện
trên mạng và không có khái niệm về quyền riêng tư cá nhân.”
----------
Tác giả:
James Pearson; Báo cáo bổ sung: Elizabeth Culliford - New York và Fanny Potkin -
Singapore; Biên tập: Jonathan Weber, Lisa Shumaker và William Mallard
Nguồn:
How
Vietnam's 'influencer' army wages information warfare on Facebook
James Pearson
July 9,
20215:29 AM EDT
Tin
bài liên quan:
VNTB –
Malaysia, Việt Nam Chuẩn bị Ký Hiệp định An ninh Hàng hải
VNTB – Việt Nam giằng
co với Trung Quốc trên đất Lào
VNTB – Vì sao Việt
Nam gặp khó khăn với Covid-19?
VNTB –
Các hãng công nghệ lớn đe dọa hủy kết bạn với Hồng Kông
No comments:
Post a Comment