Kiêu
ngạo cộng sản và kinh tế thị trường định hướng XHCN chống dịch như thế nào?
Jackhammer
Nguyễn
18/07/2021
Kiêu ngạo cộng sản
Người cộng sản rất kiêu ngạo, từ Đông sang
Tây, từ Bắc tới Nam. Họ kiêu ngạo cho tới khi hệ thống của họ sụp đổ thê thảm.
Thế nhưng, sau khi hệ thống đó sụp đổ, những phiên bản cộng sản còn lại ở Đông
Á còn lại vẫn vô cùng kiêu ngạo. Xin không nói về cái gọi là “Juche” cực kỳ
quái dị của Bắc Hàn, hai nước cộng sản có vẻ thức thời là Trung Quốc và Việt
Nam cũng rất kiêu ngạo. Mới đây ông Tập Cận Bình phùng mang trợn mắt dọa là ai
đụng vào nước ông sẽ bị đập bể đầu.
Những người cộng sản Việt Nam không dữ dằn như
hai người anh em phía Bắc, nhưng cũng vô cùng cao ngạo. Sự cao ngạo của họ lúc
lên lúc xuống từ khi họ chiến thắng năm 1975 đến nay, nhưng không dứt.
Sau khi chiến thắng, họ cho rằng họ là “lương
tâm thời đại”. Sau khi “lương tâm thời đại” bị ăn độn bằng khoai mì, thì họ im
lặng một thời gian cho đến khi họ đành chấp nhận kinh tế thị trường, đạt được sự
tăng trưởng kinh tế thì họ lại gáy tiếp. Và tiếng gáy của họ rõ to trong hơn một
năm qua, sau khi họ chận dịch Covid-19 thành công hồi đầu năm 2020. Họ bảo, nào
là họ là “cường quốc” (sic) trong chuyện chống dịch, nào là người nước ngoài mơ
chuyện đến Việt Nam để sống, vì Việt Nam chống dịch tốt quá…
Giữa tháng 7/2021, thành Hồ đối diện với nguy
cơ đổ vỡ hệ thống y tế vì có đến hơn 2000 người nhiễm virus mỗi ngày.
Sự kiêu ngạo cộng sản đã dẫn đến sự đổ vỡ này.
Vì kiêu ngạo họ đã không hiểu rằng dịch bệnh chỉ có thể chấm dứt khi có thuốc
ngừa. Từ đó họ nghĩ rằng, bộ máy công an của họ có thể chống dịch được bằng
cách chăng dây khắp nơi cô lập các khu phố. Họ nghĩ rằng họ dùng công an để kiểm
soát giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính, và không biết rằng chỉ vài giây sau
khi xét nghiệm âm tính, người ta có thể đã dương tính với virus.
Vì kiêu ngạo họ tập trung dân chúng đi bầu cử
quốc hội để trang trí, không khác gì thủ tướng dân túy Modi bên Ấn Độ cho tập
trung cả triệu người để đạt mục tiêu chính trị trong các lễ hội Ấn giáo.
Vì kiêu ngạo họ không quan tâm đến chuyện tìm
mua thuốc chủng ngừa, để đến khi dịch bùng phát thì các nhà sản xuất không còn
thuốc để bán cho họ sớm nữa.
Vì kiêu ngạo họ thật sự tin rằng năng lực khoa
học của họ có thể tìm ra thuốc chủng, điều mà những cường quốc Á châu Thái Bình
Dương về khoa học là Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc không dám mơ tới.
Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
Cái tiêu đề này, một mặt được các nhà lãnh đạo
Hà Nội tán dương nhiệt liệt suốt hàng chục năm qua, mặt khác nó bị nhiều nhà chỉ
trích chế nhạo, xem nó là đầu gà đuôi vịt.
Nếu ta ép mình hiểu cho tốt ý nghĩa của tiêu đề
đó, thì là một ý tưởng tốt, một mặt cho phát triển kinh tế thị trường, mặt khác
tạo ra hệ thống an sinh xã hội (xã hội chủ nghĩa) như nhiều quốc gia dân chủ
phương Tây vẫn có.
Nhưng hiện thực xã hội Việt Nam hiện nay cho
thấy một bức tranh khác hẳn, đó là hệ thống an sinh xã hội yếu kém, bên cạnh hệ
thống giáo dục và y tế trục lợi tối đa. Hệ thống này lộ rõ ràng trong cuộc khủng
hoảng dịch Covid hiện nay.
Thay vì phải có một ngân quỹ quốc gia của một
hệ thống gọi là “xã hội chủ nghĩa” để đương đầu với thiên tai dịch bệnh, nhà nước
cộng sản Việt Nam lại kêu gọi dân chúng đóng góp.
Cái gọi là “xã hội hóa” giáo dục và y tế thật
sự là một loại chủ nghĩa tư bản hoang dã mà nhiều người đã chỉ trích bấy lâu
nay, nay lộ hình mồn một trong việc một bệnh viện tại An Giang đưa bảng giá
“tiêm ngừa Covid dịch vụ”, giữa lúc cuộc khủng hoảng quốc gia đang bùng phát.
Nguy cơ các “đại gia” dược phẩm cạnh tranh nhau nhập khẩu thuốc, mất kiểm soát
về giá cả và thuốc giả là có thật.
Chủ nghĩa tư bản hoang dã này phá vỡ cả hệ thống quản lý tập trung của nhà nước “chuyên chính”, làm cho mỗi địa phương chống dịch mỗi khác, quy định này chồng chéo lên nghị định nọ. Tại quốc gia có cơ cấu phân quyền rất lớn như nước Mỹ, mà để đối phó với đại dịch, những nguồn lực lớn vẫn phải tập trung vào các cơ quan liên bang như Cơ quan phòng dịch (CDC), Cơ quan chống hiểm họa (FEMA)…
Từ khi thành phố Sài Gòn bị phong tỏa, những lời
lẽ kiêu ngạo, những “chỉ đạo” vô nghĩa đậm tính tuyên truyền của các quan chức
Đảng và nhà nước có giảm bớt. Hy vọng rằng đại dịch Covid là cơ hội để những
người cầm quyền tại Việt Nam rút ra hai bài học lớn, đó là bỏ thói kiêu ngạo cộng
sản (bỏ luôn ý thức hệ cộng sản càng tốt) và củng cố hệ thống an sinh xã hội của
mình.
No comments:
Post a Comment