Tuesday 6 July 2021

KHI TÍNH MẠNG CỦA MỘT NGƯỜI CHIẾN SĨ QUÂN ĐỘI BỊ COI THƯỜNG ? (Lý Trực Dũng)

 



Khi tính mạng của một người chiến sỹ quân đội bị coi thường?

Lý Trực Dũng

06/07/2021

https://baotiengdan.com/2021/07/06/khi-tinh-mang-cua-mot-nguoi-chien-sy-quan-doi-bi-coi-thuong/

 

Chiều 2.7, trao đổi với Thanh Niên, đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1 (Bộ Quốc phòng), cho biết có 5 đơn vị điều tra đang vào cuộc làm rõ nguyên nhân tử vong của binh nhì Trần Đức Đô.

 

Ông này cũng cho biết: “Khoảng 14 giờ ngày 28.6, trong lúc chuẩn bị huấn luyện thì quân nhân Trần Đức Đô báo cáo chỉ huy đơn vị ra ngoài đi vệ sinh, lý do bị đau bụng. Khoảng 20 phút sau không thấy quân nhân Đô quay lại, chỉ huy Đại đội 14 đã cử 3 chiến sĩ đi tìm thì phát hiện quân nhân này đang trong trạng thái treo cổ trên cây keo phía sau đỉnh đồi, cách địa điểm huấn luyện khoảng 50m, nên đã đưa xuống và đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên.”

 

Những điều phi lý gây bức xúc cho gia đình nạn nhân và dự luận xã hội ở đây là:

 

– Vì sao chỉ huy đơn vị quân nhân Trần Đức Đô lúc đầu thông báo với gia đình Đô bị đột quỵ rồi ngay sau đó lại treo cổ tự tử?

 

– Cây keo tai tượng là loại cây thân gỗ thẳng đứng người ta trồng để lấy thân còn cành rất bé, nhỏ không thể nào không gãy khi một người nặng 60-70kg như quân nhân Trần Đức Đô treo cổ mà cành không gãy. Đô biết trèo cây cao 5-7m thẳng đứng như cây keo từ khi nhập ngũ?

 

– Nếu cháu Đô treo cổ tử tự thì ai đã tham gia đưa cháu Đô xuống:

 

+ 3 chiến sĩ phát hiện cháu Đô đang trong trạng thái treo cổ lúc 14g30 là ai? Chắc chắn họ không dám tự tiện đưa nạn nhân xuống mà phải báo cáo cho chỉ huy Đại đội. Vậy chỉ huy Đại đội có chụp ảnh hiện trường không? Đã là chỉ huy Đại đội thì chắc người đó phải có điện thoại đi động, và các chiến sĩ phần lớn đều có điện thoại di động. Có hình nạn nhân đang treo cổ không? Đã cung cấp ảnh cho cơ quan điều tra? Nếu không có ảnh thì tại sao không chụp?

 

+ Cháu Đô đã thắt cổ bằng giây thừng, dây điện hay dây dù? Tang vật này rất quan trọng, hiện ai giữ?

 

+ Chỉ huy Đại đội phải có trách nhiệm chỉ cho 5 cơ quan điều tra của quân đội và công an Thái nguyên chính xác cây keo mà quân nhân Trần Đức Đô đã tự treo cổ tự tử.

 

+ Chỉ huy Đại đội có lập biên bản vụ quân nhân Trần Đức Đô tự treo cổ không? Nếu không thì vì sao? Hay cái chết tự treo cổ trong quân đội thì không cần lập biên bản?

 

Cái chết của quân nhân Trần Đức Đô thực sự quá gây bức xúc cho gia đình và dư luận xã hội. Nhưng đó không phải là cái chết đầy uẩn khúc của một quân nhân mới nhập ngũ, mà thực tế mấy năm qua đã có những cái chết rất bất thường, tang thương gây uất ức cho gia đình những quân nhân đó. Đơn cử:

 

– Quân nhân Phạm Đình Hưng, sinh 8.6.1995 ở Đaklak. Nhập ngũ tháng 2.2019. Đóng quân tại Lữ đoàn pháo binh 572 thuộc quan khu 5, xã Phú Mỹ, Tỉnh Bình Định. Là một thanh niên khỏe mạnh nhập ngũ lúc 24 tuổi nhưng chỉ sau 2 tháng nhập ngũ gia đình nhận được tin báo tử. Nguyên nhân tự sát và có để lại thư tuyệt mệnh?! Gia đình yêu cầu được xem thư tuyệt mệnh nhưng đơn vị không đưa và tự ý khâm liệm em không cho gia đình tiếp xúc hiện trường nơi bị cho em tự sát.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/H2-14.jpg

Quân nhân Phạm Đình Hưng.  Ảnh trên mạng

 

– Quân nhân Phạm Minh Huy sinh 10.8.2000. Nhập ngũ tháng 3.2019. Ngày 18.8.2019 bà ngoại và cậu hai có lên thăm em và em vẫn cười vui bình thường. Hai tuần sau gia đình nhận được điện thoại của Đại đội trưởng báo em Huy đã nhập Viện quân y 175 và đã chết. Khi gia đình truy hỏi lý do chết thì được trả lời do Huy buồn rồi té lầu chết! Đơn vị đóng quân của em: Lữ đoàn phòng không 77 (152 Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp).

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/H3-5.jpg

Quân nhân Phạm Minh Huy. Ảnh trên mạng

 

– Đáng tiếc cũng còn có nhiều cái chết của quân nhân mới nhập ngũ được cho là “tự tử “…

 

Một câu hỏi phải được giải đáp: Những trường hợp quân nhân “tự tử” đó có được Đợn vị của họ lập biên bản? Gia đình của quân nhân gặp nạn đó có quyền được yêu cầu xem biên bản đó? Hay không được vì đó là tài liệu mật của quân đội?

 

Một ví dụ về biên bản phải lập khi có người tử vong: Năm 2020 ở một câu lạc bộ bóng bàn ở Hà Nội nơi tôi tham gia tập luyện, một người bạn của chúng tôi là một quân nhân nghỉ hưu vừa đánh xong đang ngồi nghỉ thì tự nhiên từ từ gục xuống. Chúng tôi lập tức gọi cấp cứu 115 và sơ cứu nhưng bất thành và anh ấy đã mất. Chúng tôi liền báo cho con anh ấy… Sau gần 1 giờ, xe cứu thương 115 cùng bác sĩ đến, họ khám nghiệm, xác nhận nạn nhân đã chết trước khi họ đến, lập biên bản có chữ ký xác nhận của chúng tôi và con trai của nạn nhân và của đại diện câu lạc bộ rồi theo yêu cầu của gia đình. Được sự đồng ý của thẩm quyền họ mới chở xác của nạn nhân về nhà để lo tang lễ cho nạn nhân.

 

9 BÌNH LUẬN    

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats