Sunday, 4 July 2021

ĐI DẬP DỊCH THÀNH MẮC DỊCH!? (Lê Tự Do - VNTB)

 



Đi dập dịch thành mắc dịch!?  

Lê Tự Do  -  Việt Nam Thời Báo

 05.07.2021 4:14

https://vietnamthoibao.org/vntb-di-dap-dich-thanh-mac-dich/

 

(VNTB) – Lùm xùm câu chuyện liên quan đến những sinh viên hay cán bộ của Trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương xung kích vào TP.HCM dập dịch trong các ngày qua, đã có không ít những ý kiến đa chiều.

 

Có người bênh vực, cho rằng, hành động của những con người đến từ đất Hải Dương này là quả cảm, hy sinh bản thân để vào Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ dập dịch.

 

Có ý kiến khác, dẫn chứng rõ ràng bằng hình ảnh, chụp một email, với nội dung đây là “tuyển tình nguyện viên hỗ trợ xét nghiệm Covid-19 cho toàn thể cư dân TpHCM với trả phụ cấp 500.000/ ngày”, cho nên đoàn y tế đến từ Hải Dương này, có thể nói, không liên quan đến Bộ y tế.

 

Cũng có ý kiến cho rằng, việc đoàn sinh viên và cán bộ của trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương vào TP.HCM vô hình trung đã tạo thêm khó những người cách ly khi phải tốn khá nhiều chỗ ở cho các em cũng như giảng viên.

 

Câu hỏi được đặt ra: “Vì sao đoàn Hải Dương lại không ở gần những khu vực có dịch hay ở chỗ nào giản dị hơn mà lại ở khách sạn cao cấp?”.

 

Một thông tin trên mạng được đưa ra, đó là quyết định từ phía Saigontourist chứ không phải là ý của các em hay giảng viên. Chứ như ở Bắc Giang, họ vẫn chấp nhận ở ‘đạm bạc’.

 

Thôi thì câu chuyện ở tận xa xôi Bắc Giang, xin tạm gác lại vì không thể chứng minh thực hư như thế nào cũng như “nửa sự thật chưa chắc là sự thật”. Chỉ nói chuyện ở Thành phố Hồ Chí Minh mà thôi.

 

Theo báo Tuổi Trẻ với tít “Chuyện sinh viên tình nguyện chống dịch: Mong muốn nhất lúc này là sự đoàn kết” đăng ngày 3-7-2021, ông Phạm Mạnh Cường – giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương cho rằng “chuyện việc những sinh viên đòi hỏi đồ bảo hộ đạt chuẩn là bởi các em được thầy cô hướng dẫn, quán triệt trước khi làm nhiệm vụ để mục tiêu cuối cùng là giữ cho bản thân không mắc bệnh, đáp ứng được yêu cầu ‘chiến đấu’ lâu dài”.

 

Một số ý kiến bênh vực cho các em sinh viên đến từ trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương về vấn đề đồ bảo hộ, là do từ phía chỉ huy của các em.

 

Ở đây, tạm thời chưa xét sâu đến vấn đề thế nào là đạt chuẩn, thế nào là không đạt chuẩn cũng như chuẩn ngoài Hải Dương có khác gì so với Thành phố hay không, chỉ công nhận một điều rằng, đó là một hành động bảo vệ cho các em, được chấp nhận. Với tư cách là một chỉ huy, việc này phải nói là bình thường, bởi sức khỏe của các em là trên hết.

 

Dài dòng thông tin như vậy để cho thấy một điều là gì, vị chỉ huy nào đó của các em đã có thể đòi hỏi như vậy vậy hà cớ gì khi bước chân vào khách sạn hạng sang ở, bị dư luận lên tiếng, lại đổ thừa rằng đó là do sắp xếp từ phía Thành phố?

 

Nếu thật sự muốn cùng Thành phố chống dịch, nếu thật sự muốn hỗ trợ người dân chống dịch, nếu thật sự xem đây là chuyến đi cùng Thành phố vượt qua dịch Covid-19 lần thứ tư này, tại sao không cương quyết trong vấn đề chỗ ở? Giống như việc cương quyết trong vấn đề đồ bảo hộ vậy.

 

Có ý kiến khác cho rằng, ai lại đối xử với khách như vậy? Dù sao người ta cũng vào giúp mình, việc để người ta phơi sương, phơi nắng như vậy là ảnh hưởng đến sức khỏe, suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến bệnh thì sao?

 

Điều này là không sai, tuy nhiên, đây là thời điểm dập dịch, khác hoàn toàn với việc đi du lịch hay đi giao tiếp xã giao.

 

Thôi thì cứ tạm gạt bỏ hết tất cả qua một bên. Như đã viện dẫn ở trên, nếu tất cả là đúng, tức là tỉnh Bắc Giang không cho đoàn y tế đến từ Hải Dương vào khách sạn ở là sai? Chính quyền Bắc Giang đối xử quá tệ với đoàn sinh viên, giảng viên đến từ Hải Dương?

 

Cũng trong bài viết của báo Tuổi Trẻ, TS.BS Đinh Thị Diệu Hằng – hiệu trưởng Trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương nhấn mạnh: “Trước những ý kiến trái chiều trên mạng, bản thân tôi đã quán triệt đến đoàn cần tập trung cao nhất cho nhiệm vụ dập dịch, không nên tham gia vào những ý kiến hay bình luận trên mạng, bởi mục tiêu của đoàn là hỗ trợ tốt nhất có thể cho TP.HCM dập dịch trong thời gian sớm nhất”.

 

“Bà Hằng có thể nói không sai, dập dịch là yếu tố đặt lên hàng đầu và thật ra dập dư luận cũng không phải là việc của các em, nhất là các em đang ở tiền tuyến. Vậy thì việc đó thuộc về ai?

 

Theo tôi nghĩ, đó là bà Hằng, là một hiệu trưởng của một trường đại học, khi có những tin không hay như vậy, thay vì bà quán triệt này nọ, tại sao bà không tìm hiểu thông tin, trả lời dư luận hay bà cam kết rút kinh nghiệm gì đó.

 

Rõ ràng ông Cường đã xác nhận, có sự việc là đúng sự thật. Đằng này bà Hằng chỉ dặn các em cứ kệ nó đi, kiểu như ta đây người lớn không chấp trẻ nhỏ. Còn nếu như có như tôi nói, vì sao báo chí lại không đăng?” – một cư dân sinh sống hơn 50 năm ở Sài Gòn, nhận xét.

 

Đã có thể đòi hỏi vấn đề bảo hộ, thiết nghĩ, nếu vì Thành phố, vì người dân đang khó khăn, cũng có thể đòi hỏi ở chỗ nào gần người dân để trước hết hiểu về người dân, đời sống như thế nào, bên cạnh đó là vấn đề dập dịch.

 

Nghề y, cái tâm luôn đề lên hàng đầu…

 


 

Tin Bài Liên Quan:

 

VNTB – Đó còn là sự tôn trọng về Y Đức, thưa bà hiệu trưởng

 

VNTB – Cảm ơn, nhưng…

 

VNTB – TP Hồ Chí Minh: Dịch bệnh, cứu đói và cứu trợ và tình thương

 

VNTB – Sài Gòn tiếp tục ‘phong thành’

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats