Để hiểu mặc cảm nhỏ nhen của Trung Quốc
Hiếu Chân dịch
16 tháng 7, 2021
https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/tim-hieu-mac-cam-nho-nhen-ti-tien-cua-trung-quoc/
Thói hành xử nhỏ nhen, ti tiện chỉ đem
lại cho Trung Quốc những bài báo xấu.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/07/139730865_16128277504791n.jpg
Việc trao tặng
vaccine Covid-19 của Trung Quốc thường được quảng bá rầm rộ. Trong ảnh là lễ tặng
vaccine Sinopharm của Trung Quốc cho nước Lào. Ảnh Tân Hoa Xã
Trung Quốc khao
khát được công nhận là một cường quốc nhân từ và hào phóng – đó là điều không
bí mật
Mặc dù là quốc gia có thu nhập trung bình, người
dân nông thôn chưa có nguồn nước uống an toàn và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tử tế,
nhưng trong những năm gần đây Bắc Kinh đã gia tăng đáng kể tiền hỗ trợ phát triển
cho các nước nghèo. Chỉ riêng năm 2019, ước tính Trung Quốc đã cung cấp gần $6
tỷ tài trợ.
Một số quà tặng mà Trung Quốc đã trao là các dự
án chỉ để trưng bày và có giá trị đáng ngờ ở các nước nghèo, chẳng hạn như một
sân vận động Olympic sang trọng ở Bờ Biển Ngà trị giá $240 triệu hay dinh tổng
thống mới của Burundi có giá $22 triệu. Cả hai đều là quà tặng của Bắc Kinh.
Trong đại dịch COVID, Trung Quốc đã không tiếc
nỗ lực thể hiện hình ảnh hào hùng của mình. Bắc Kinh đã tặng trang bị bảo vệ cá
nhân và vaccine cho các nước nghèo và tuyên bố rằng họ đã gửi hơn 450 triệu liều
vaccine COVID đến gần 100 quốc gia.
Nhưng ngay cả khi Bắc Kinh bận rộn trao quà tặng
và đánh bóng hình ảnh, họ cũng đã tự khẳng định “tai tiếng” là một kẻ bắt nạt
nhỏ nhen.
Có hàng loạt ví dụ cho điều đó. Khi người quản
lý của đội bóng rổ Houston Rockets của Mỹ, ông Daryl Morey, đăng tweet ủng
hộ những người biểu tình dân chủ ở Hồng Kông vào Tháng Mười năm 2019, các quan
chức Trung Quốc không chỉ gây áp lực buộc Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Hoa Kỳ sa
thải ông ta mà còn đình chỉ việc phát sóng các trận đấu của Houston Rockets ở
Trung Quốc.
Na Uy đã hứng chịu sự phẫn nộ của Trung Quốc
khi giải Nobel Hòa bình được trao cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) vào năm
2010. Mặc dù chính phủ Na Uy không liên quan gì đến quyết định trao giải này, Bắc
Kinh vẫn muốn dạy cho Na Uy “một bài học” bằng cách cấm nhập cảng cá hồi Na Uy.
Các hãng hàng không quốc tế đã biết đến sự nhỏ
nhen của Trung Quốc vào Tháng Bảy năm 2018 khi Bắc Kinh yêu cầu họ xóa trên
trang web của họ mọi chỉ dẫn đến Đài Loan với tư cách là một quốc gia. Trước viễn
cảnh làm ăn bất lợi ở Trung Quốc, các hãng hàng không không còn lựa chọn nào
khác ngoài việc tuân thủ.
Biểu hiện mới nhất của sự nhỏ nhen của Trung
Quốc là yêu cầu các quan chức Văn phòng đại diện của Đài Loan tại Hồng Kông ký
một văn bản cam kết ủng hộ cái gọi là nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Nếu các đại
diện Đài Loan tại Hồng Kông làm theo lệnh này, rõ ràng họ sẽ thừa nhận chủ quyền
của Trung Quốc đối với đảo Đài Loan, điều mà chính phủ Đài Loan không bao giờ
cho phép. Vì Đài Loan từ chối yêu cầu của Bắc Kinh – được thực hiện thông qua
các con rối của họ tại Hồng Kông – Văn phòng đại diện của Đài Loan tại Hồng
Kông đã buộc phải đóng cửa.
Giống như tất cả các trường hợp bắt nạt khác của
Trung Quốc, vẫn không rõ liệu Trung Quốc có thu được cái gì từ sự thể hiện tinh
thần xấu xa của họ hay không – ngoại trừ thông tin xấu trên báo chí. Đáng kinh
ngạc hơn nữa là Bắc Kinh dường như không mấy quan tâm đến những thiệt hại to lớn
mà hành vi nhỏ nhen của họ đã gây ra cho vị thế của một cường quốc nhân từ mà họ
đã bỏ ra hàng tỷ đô la để vun đắp.
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn nghịch lý này – hành vi mâu thuẫn của Trung Quốc,
vừa như một nhà hảo tâm quốc tế, vừa là một kẻ bắt nạt nhỏ nhen – bằng
cách điều tra mối liên hệ giữa bản chất của chế độ Trung Quốc và hành vi bên
ngoài của nó.
Những cường quốc nhỏ nhen, cũng giống như những
con người nhỏ nhen, là nạn nhân của một mặc cảm bất an. Họ bị ám ảnh bởi nỗi lo
lắng phải luôn luôn tỏ ra cứng rắn để tự thuyết phục bản thân rằng người khác
coi trọng họ.
Đối với những quốc gia như vậy, sức mạnh bề
ngoài quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Trong trường hợp Trung Quốc, lịch sử
đau thương của nước này như là một quốc gia yếu kém bị các cường quốc khác bắt
nạt có thể giải thích tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại nhanh chóng có
hành vi tấn công kẻ khác. Nhưng điều căn bản hơn là các nhà cầm quyền Trung Quốc
cảm thấy không an toàn về quyền lực và địa vị của họ đến mức họ cần phải bù lại
một cách quá mức bằng cách thể hiện hình ảnh một người cứng rắn.
Một cách hiểu khác về hành vi bắt nạt nhỏ nhen
của người Trung Quốc ở nước ngoài là coi đó như là sự mở rộng logic của việc thực
hiện chuyên chế trong nước. Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đã quen với việc
tự tung tự tác ở nhà và không dung thứ cho sự chống đối hay thách thức. Tại sao
chúng ta lại mong đợi nó hành xử khác đi ở nước ngoài, trừ khi nó đối mặt với một
thế lực mạnh hơn mà nó không thể đối địch nổi?
Là
một chế độ nắm và giữ quyền lực bằng bạo lực, đảng Cộng sản Trung Quốc tin tưởng
vững chắc vào não trạng luật rừng, nơi lý lẽ thuộc về kẻ mạnh. Vì vậy, họ nghĩ
các quốc gia yếu hơn phải tôn kính họ – không có cách nào khác.
Đáng buồn thay, những vụ bắt nạt nhỏ nhặt đôi
khi lại có tác dụng, biện hộ cho những tính toán của Bắc Kinh. Mặc dù họ thường
xuyên thất bại khi ép buộc các quốc gia yếu hơn phải phục tùng, nhưng hành vi bắt
nạt của Trung Quốc vẫn hiệu quả trong việc thu hút các công ty nước ngoài, chẳng
hạn như các hãng hàng không, các chuỗi khách sạn và thương hiệu tiêu dùng – là
những kẻ sợ mất quyền tiếp cận thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc.
Bởi vì sự nhỏ nhen dường như đã được đưa vào
hành vi đối ngoại của Trung Quốc, ngay cả khi các nhà lãnh đạo của họ tìm kiếm
sự tôn trọng và địa vị, chúng ta nên cho rằng hành vi nhỏ nhen vẫn sẽ được tiếp
tục.
Nạn nhân – các quốc gia cũng như các công ty –
sẽ phải trả giá. Nhưng cuối cùng, người trả giá sẽ là Trung Quốc. Ở mức tối thiểu,
hành vi nhỏ nhen có thể xóa bỏ mọi tác động tích cực mà sự hào phóng của Trung
Quốc có thể tạo ra. Mọi người thường nhớ những nhan đề tồi tệ hơn là những bài
báo khen ngợi.
Quan trọng hơn, sự bắt nạt nhỏ nhen của Bắc
Kinh đang làm mất bạn bè và mọi người trên thế giới xa lánh, đồng thời giúp Mỹ
xây dựng một trường hợp thuyết phục để đối đầu và kiềm chế Trung Quốc. Nếu
Trung Quốc nhận thấy mình bị cô lập, họ chỉ có thể đổ lỗi cho cái mặc cảm nhỏ
nhen của chính họ mà thôi.
----------------
(*) Minxin Pei là giáo sư khoa Chính quyền tại
Claremont McKenna College, California và là thành viên cao cấp không thường trú
của Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ.
(Theo Asia
Nikkei Review)
-----------------------------------------------------------
Đọc thêm bài của Bùi Mẫn Hân trên Saigon Nhỏ:
·
Bốn
gánh nặng đè lên Tập Cận Bình
·
Coronavirus
là căn bệnh của độc tài Trung Quốc
·
Món
quà tặng Trung Quốc của ông Trump
No comments:
Post a Comment