Ai Mua Chủ Nghĩa Xã Hội...
Hô...N?
03/07/2021
https://vietbao.com/p112a308661/ai-mua-chu-nghia-xa-hoi-ho-n-
Đảng xã hội chủ nghĩa (Le Parti socialiste) của
Pháp ngày nay, về tài sản vật chất, không còn gì có thể đem đi bán được. Trụ sở
ở số 10, đường Solférino, Paris VII, được mua năm 1980 để sửa soạn bề thế cho đảng
trưởng François Mitterrand lên cầm quyền. Ông François Hollande thừa kế làm đảng
trưởng và qua 5 năm sau, ông đắc cử Tổng thống một nhiệm kỳ. Năm 2017,
ông Benoit Hamon, đảng trưởng tiếp nối ông François Hollande, ứng cử Tổng thống,
chỉ được có 6% phiếu bầu. Thất bại thảm hại. Đảng viên tan tác bốn phương trời,
không còn người đóng góp. Mặt khác, đảng mắc nợ khá nhiều, phải hoàn tiền
trả theo thời hạn. Thế là trụ sở đảng phải bán vội để trả nợ, với giá 45 triệu
euros. Chỉ có 3 năm sau, cũng chính cơ sở này bán lại lần nữa giá 125 triệu
euros cho Công ty mỹ phẩm Interparfums (Lanvin, Rochas, Boucheron, …).
Đảng xã hội Pháp là một trường hợp phá sản cơ
bản. Ông Manuel Vals, Ủy viên Bộ Chánh trị, làm Thủ tướng thời Hollande, đã phải
chạy vội về Espagne, quê hương cũ, tìm lại đất cấm dùi. Ra tranh cử Hội đồng Thị
xã ở Barcelone (Espagne) cũng thất bại. Vì thành tích xã hội chủ nghĩa ở Paris?
Ngày nay, đang lúc mọi người sửa soạn cho bầu
cử Tổng thống sắp tới, ông Benoit Hamon, cựu Đảng trưởng, cựu ứng cử
viên Tổng thống 2017, khi được hỏi về đảng xã hội của ông, trả lời không cần
suy nghĩ : « Không còn đảng xã hội nữa » !
Vai vế của đảng xã hội còn được thấy rõ thêm
trong cuộc bấu cử Hội đồng Địa phương và Hội đồng Tỉnh hôm 20 và 27/06/21 vừa
qua (lần đầu tiên, dân chúng không đi bầu lên tới 66,78%), thật sự bi đác chưa
từng có. Vừa không có đảng xã hội tranh cử, mà chỉ có tàn dư cá nhơn của đảng kết
hợp với các đảng khác cùng phe tả ra tranh cử, đạt được kết quả:
-Cực tả được 2,82% phiếu (cs III, IV, Chống tư
bản, Pháp bất khuất,...)
-Tả (các xu hướng Tả phái : xã hội, xanh,
…) được 1,44% phiếu.
Như vây, ai muốn bán chủ nghĩa xã hội lúc này
là làm « áp-phe » không thức thời. Thực tế, không biết
có lượm được mấy mảnh vụn còn xót, rơi rớt lại, để đem bán đây?
Trên đà suy sụp
Cánh Tả Pháp năm 1981, lên cầm quyền lần đầu
tiên trong nền Đệ V Cộng hòa, khi vừa rời chánh quyền thì đảng không tránh khỏi
bị phân hóa và tan rả. Quá trình là lịch sử của cả một thảm họa. Nó không sụp đổ
ngay trong một sớm một chiều như Liên-xô hay bức tường Bá- linh. Mà nó tan rả từ
từ, mục rửa và tự phân hóa nên làm cho chúng ta không kịp nhìn thấy.
Năm 2019, lần đầu tiên đảng xã hội (chủ nghĩa
- socialiste) của Pháp không ra tranh cử Hội đồng Âu châu, với tư cách chánh thức« Đảng
Xã hội chủ nghĩa ». Cả ông Olivier Faure, đảng trưởng từ năm
2018, cũng từ chối đứng đầu danh sách gồm những đang viên xã hội gom góp lại.
Kết quả bầu cử : danh sách của ông được 6% phiếu bầu !
Thế là ngày nay, người ta bèn hỏi « Cánh
Tả đâu rồi? ». Và trước hết, « Cánh Tả là cái quái
gì? ».
« Cánh Tả là cái quái gì? » còn là cái tựa của cuốn sách do hơn ba mười nhà văn, nhà
báo, nhà chánh trị học, trí thức khuynh Tả cùng trả lời câu hỏi « Cánh
Tả là cái quái gì? để tìm hiểu đúng nghĩa chủ nghĩa xã hội, vai trò của
đảng xã hội. Và nhứt là họ tìm một vị cúu tinh mới cho chủ nghĩa xã hội. Thật
ra họ tranh nhau đi tìm chính họ thì đúng hơn ! (Quyển sách nhiều tác giả
do nhà Fayard xuất bản năm 2017 ở Paris)
Hơn ba mươi người tranh nhau trả lời câu hỏi «Qu'est-ce
que la Gauche?» đã đủ cho thấy thứ « chủ nghĩa xã hội cấp
tiến hay khoa học » đang thật sự bị khủng hoảng một cách vô cùng
khoa học, vô cùng biện chứng. Nhà chánh trị học Michel Wieviorka xác nhận
vì cho rằng « Chủ thuyết của Tả phái đã trở thành thứ không thể chấp
nhận được ».
Một thứ im lặng bất thường
Xưa nay cánh Tả vẫn là cái loa lớn tiếng, ồn ào nhứt
trong lịch sử tran đấu quần chúng. Lúc nào họ cũng biểu tình được, yêu sách được,
cả đòi hỏi những điều mà chính họ biết là không thể thực hiện được. Họ chỉ cần
đòi lấy được mà thôi. Thế mà hôm đại dịch vũ hán lan tràn, chánh quyền lúng
túng trước những biện pháp cúu cấp, những người xã hội chủ nghĩa không có lấy một
tiếng nói. Họ im re một cách bất thường . Có nghiệp đoàn thợ thuyền nhưng
đảng xã hội không dựa vào được vì không phải cơ sở của họ. Nên nhớ Đảng xã hội Pháp
không tranh đấu cho giới lao động vì họ gồm đảng viên là những trí thức, sinh
viên, thanh niên khuynh Tả nhưng giữ nếp sống theo tiểu tư sản. Đảng xã hội Pháp
là thứ « Tả caviar » (caviar là trứg cá, món ăn trưởng giả
có giá từ 2000€ /1kg tới 40 000€ / 1kg). Nhà kinh tế học Pháp, ông Thomas
Piketty, trong một tập điều tra về đảng phái, đã gọi đảng xã hội là đảng hay những
người « Tả brahmane » (Thomas Piketty, La Gauche brahmane
contre La Droite marchande).
Từ năm 2017, năm đảng trưởng Benoit Hamon thất cử Tổng
thống, theo nhà chánh trị học Gérard Grunberg thì « không còn đảng xã
hội nữa. Nó chết mất rồi ! Nay không có gì chắc chắn đương kim đảng
trưởng Olivier Faure sẽ có thể ra tranh cử Tổng thống vào năm tới được vì khó
kiếm đủ 500 chữ ký giới thiệu ». Ông giải thích thêm : « Về
phương diện thi hành quyền lực, về lãnh đạo, cánh Tả không còn nữa. Luôn
luôn chia rẻ, nó không được dân chúng tín nhiệm đủ đắc cử. Đúng như ông
Mitterrand nói trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông « sau tôi sẽ không có người
lên thay thế tôi cầm quyền tiếp » !
Sau hai năm, Mitterrand vì bị mê hoặc chủ
nghĩa mác-xít, học đòi áp dụng kinh tế xã hội chủ nghĩa làm cho tăng trưởng khựng
lại, nguồn vốn tuôn ra nước ngoài, ông vội từ bỏ hết. Về tổ chức hành chánh,
ông cho tản quyền tối đa, làm cho bộ máy công quyền quá cồng kềnh mà Nhà nước lại
suy yếu hơn thời của các vị tiền nhiệm, cũng Tả phái, như Léon Blum, Jean
Jaurès. Để cứu vảng kinh tế, ông cho giải tư trở lại, nhưng ông lại giải tư rộng
rải hơn những chánh phủ cánh Hũu trước ông. Thế là cử tri cảm thấy hoang mang
và nghĩ rằng họ bị phản bội vì ông Tổng thống Mitterrand không giữ lời hứa.
Chủ nghĩa xã hội phải dẹp tiệm
Chánh sách của đảng xã hội từ năm 1981 đã làm
cho Nhà nước liên tục phình to ra, ngày càng thêm cồng kềnh trong lúc các nước
khác lo giảm chi phí quản lý công quyền để đối phó với nạn khủng hoảng kinh tế.
Vì thế, chi phí công đã tăng lên từ 46% (của PIB) năm 1980 lên tới 56%, vì chủ
trương tăng chi phí cho chánh sách xã hội. Ông Mitterrand muốn cải tổ Nhà nước
để biến quan hệ giữa xã hội và Nhà nước có chìu sâu hơn. Theo đó, ông nghĩ là
đang thực hiện xóa đi những bất bình đẳng xã hội vì ông gia tăng trọng lượng của
« Nhà nước-bảo hộ » (hay Nhà nước-vú em) và nhứt là gia
tăng ngân sách của chánh sách xã hội mặc dầu ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất.
Thêm vào đó, Nhà nước tạo công ăn việc làm bằng cách tuyển dụng công chức lên tới
40% trong lúc đó, dân số chỉ tăng có 18%.
Để trang trải chi phí, Nhà nước xã hội chủ
nghĩa phải ban hành thứ thuế bắt buộc 48, 8% (PIB), dành cho chi phí công quyền
56, 5% và cho chi phí xã hội 31%.
Từ nay, dân chúng cảm thấy bất mản xã hội đầy
rẩy nạn bất bình đẳng, người nghèo ngày càng nhiều hơn và khi cần đến công sở
thì việc tiếp đải thiếu lịch sự, công việc kém hiệu quả.
Kịp khi đại dịch tới làm nổi cợm những kẻ hở
quá lớn của hệ thống chánh quyền thừa hưởng từ thời Mitterrand tới nay chưa cải
tổ được. Tuy y tế của Pháp có tiếng là tốt nhứt nhì thế giới.
mà nay nhà thương thiếu giường bịnh, thiếu thuốc
men, thiếu nhiều thứ dụng cụ, ….do suốt một thời gian dài Nhà nước quá ỉ lại
vào ngoại quốc. Một số bịnh nhơn đã phải đưa qua Đức, Thụy sĩ nhờ chửa trị.
Khủng hoảng kinh tế và xã hội hiện nay do khủng
hoảng y tế gây ra sẽ là cơ hội để tránh đi những biện pháp theo thuyết xã hội
chủ nghĩa. Dứt khoát với giáo điều xã hội chủ nghĩa đã cai trị (Mitterrand và
Hollande cầm quyền mất19 năm) và ảnh hưởng nước Pháp từ bốn mươi năm nay để xây
dựng lại một chơn trời mới. Đấy là cái chọn lựa đúng và tốt nhứt cho nước
Pháp !
Pháp ngày nay bị khó khăn về phát triển do 19
năm xã hội chủ nghĩa. Năm 1981, đảng xã hội cầm quyền đã để lại những di
sản cồng kềnh, một thứ chủ nghĩa xã hội phá sản. Nếu sau đó, đảng xã hội
có liên tiếp thất cử nhưng nó đã thay đổi lâu dài nước Pháp, về mặt Nhà
nước àm việc và về ý niệm lao động. Pháp không tham dự tích cực được vào
hệ thống toàn cầu cũng vì chế độ thư lại (do đảng xã hội lập ra nhằm đải ngộ đảng
viên) và bớt giờ làm việc còn 35 giờ/tuần (còn muốn hạ thêm còn 29 giờ/tuần) dẩn
đến sản xuất kém và không đủ sức cạnh tranh. Từ đó, nước Pháp cứ phải
lo đối phó liên tục những khủng hoảng và một tình trạng suy thoái kéo dài. Trở
lại với những năm phát triển trước 1981, Pháp phải can đảm từ bỏ vĩnh viễn cách
suy nghĩ theo chủ nghĩa xã hội, dứt khoát mọi ảnh hưởng của những năm dài
Mitterrand !
Nguyễn thị Cỏ May
No comments:
Post a Comment