Mai Vân - RFI
Đăng
ngày 16-06-2018
Một trùng hợp lý thú trên trang bìa hai tuần báo chuyên về
thời sự quốc tế : Đó là cuộc họp thượng đỉnh tại Singapore hôm 12/06/2018 giữa
tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Không hẹn mà
gặp, cả tuần báo Pháp Courrier International lẫn tuần báo Anh The
Economist đều xem cuộc gặp là một trận đấu, với kết quả là « Kim 1 Trump 0 », tựa
lớn của tạp chí Pháp, trong lúc tuần báo Anh thì chơi chữ « Kim Jong Won »,
nghĩa là « Kim Jong đã thắng ».
Thượng đỉnh Singapore
: Biếm họa của tuần báo Pháp Courrier International, đầu tháng 6/2018.Ảnh chụp
màn hình.
Cuộc
họp đích thực là lịch sử, lần đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ đương nhiệm và một
lãnh đạo Bắc Triều Tiên, dĩ nhiên cũng được các tuần báo khác chú ý, nhưng ở phần
thời sự quốc tế, còn trang bìa chủ yếu được dành cho các vấn đề Pháp, như
L’Express tập trung trên vấn đề gian lận, trốn thuế.
The
Economist : « Kim Jong Un làm tốt hơn Donald Trump tại thượng đỉnh Singapore ».
Như
nói ở trên The Economist đã dành trang bìa cho hội nghị thượng đỉnh Singapore với
nhận định là Kim Jong Un chiến thắng.
Bài
xã luận bên trong ghi nhận trong hàng tựa : « Trong cuộc đàm phán với Bắc
Triều Tiên, Trump đặt vấn đề phô diễn hình thức lên hàng đầu ». Kết quả,
theo tuần báo Anh, rất hiển nhiên : Cuộc họp thượng đỉnh đã chứng kiến sự chiến
thắng của hình thức bề ngoài trên thực chất, và ông Trump « đã có những
nhượng bộ lớn mà không thu về được gì ».
Trong
bài viết chính, The Economist đánh giá một cách chủ quan: « Kim Jong Un
làm tốt hơn Donald Trump tại thượng đỉnh Singapore ».
Đối
với tuần báo Anh, với những tiền án, tiền sự của mình, chỗ đứng của lãnh đạo Bắc
Triều Tiên lẽ ra là phải ở Tòa Án Hình Sự Quốc Tế La Haye.
Đằng
này, ông lại xuất hiện ở Singapore, và cho dù là đối tượng của cả chục nghị quyết
Liên Hiệp Quốc, ông vẫn đường hoàng đi trên phố, vẫy tay chào đám đông, thậm
chí còn chụp hình « tự sướng » với ngoại trưởng Singapore. Hơn
thế nữa, còn có khả năng là ông sẽ đến Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào mùa thu
tới đây, và theo ông Trump, Kim có thể được nghênh tiếp ở Nhà Trắng.
Điều
đáng lo, theo The Economist, là tổng thống Mỹ đã đơn phương cho ông Kim một nhượng
bộ lớn : bãi bỏ các cuộc tập trận Mỹ-Hàn, cho rằng các cuộc tập trận này mang
tính chất « rất khiêu khích », và rất tốn kém cho nước Mỹ. Lập
luận « rất khiêu khích » là điều thường xuyên được Trung Quốc
và Bắc Triều Tiên nêu lên, do đó quyết định của ông Trump đã được nhiều quan
sát viên cho là « một món quà lớn cho Trung Quốc ».
Thượng
đỉnh Singapore : một chặng đầu tiên trong một tiến trình đàm phán lâu dài và
khó khăn giữa hai nước.
Tuần
báo Pháp Courrier International cũng nhận định rằng tổng thống Mỹ đã bị thua một
điểm trước lãnh đạo Bắc Triều Tiên tại vòng đấu Singapore.
Đối
với Courrier International, thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Bắc Triều Tiên tại Singapore
đã nuôi dưỡng trở lại các hy vọng hòa bình, nhưng báo giới Quốc Tế không tránh
khỏi hoài nghi về kết quả thực tế. Tạp chí Pháp đã trích dịch 7 bài báo từ khắp
nơi nhìn về cuộc họp này dưới nhiều góc độ khác nhau.
Đối
với tờ báo Mỹ The Washington Post chẳng hạn, cuộc họp giữa Donald Trump và Kim
Jong Un ngày 12 tháng Sáu vừa qua chỉ là một chặng đầu tiên trong một tiến
trình đàm phán lâu dài và khó khăn giữa hai nước.
Còn
theo Kenneth Dekleva trên trang mạng 38°North, chuyên về Triều Tiên, thì Hội
nghị Thượng đỉnh Singapore nằm trong một truyền thống rất Mỹ : Làm thế nào để
tái lập quan hệ với các cựu thù : Thoạt đầu là Trung Quốc, kế đến là Việt Nam,
và giờ đây là Bắc Triều Tiên.
Đối
với tác giả bài viết, Kim Jong Un đã biết rút tỉa kinh nghiệm từ các cuộc đàm
phán trước đây của Mỹ, để lần này không làm bất kỳ một sai sót nào.
Vấn
đề là sau bước đầu tại Singapore, những chặng tiếp theo sẽ rất gian nan. Lịch sử
cho thấy là sau thượng đỉnh Nixon-Mao năm 1972, Mỹ và Trung Quốc đã chỉ lập
bang giao 7 năm sau đó. Còn trong trường hợp Việt Nam, sau khi chiến tranh kết
thúc năm 1975, phải chờ 20 năm, đến năm 1995 thì quan hệ Mỹ-Việt mới được chính
thức tái lâp.
Những
câu hỏi chưa giải đáp…
Hai
tạp chí L’Obs và L’Express dĩ nhiên không bỏ qua cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Bắc
Triều Tiên.
L’Obs
đã dành hai trang cho sự kiện này ở mục « Hình ảnh trong tuần »,
với ảnh của hai ông Donald Trump và Kim Jong Un chìa tay ra bắt trên thảm đỏ,
phía sau là cờ hai nước. Ảnh chiếm hơn một trang. Bên cạnh là một cột nhỏ tóm
lược : « Cái bắt tay lâu và thân tình theo phong cách ngoại giao »,
kèm theo là nghi vấn : « Liệu cái bắt tay lịch sử đó có dẫn đến ‘phi hạt nhân
hóa’ và thống nhất bán đảo vào một thời điểm nào đó hay không ?
L’Obs
ghi nhận là nếu Seoul hoan nghênh thì Nhật, Nga và Trung Quốc tỏ vẻ lạnh nhạt.
Các quốc gia này muốn giữ nguyên trạng thừa hưởng từ chiến tranh lạnh.
L’Express
dành một trang ở mục ý kiến với một tựa đề ngộ nghĩnh : Trump – Kim : Thượng đỉnh
của hai người thợ hớt tóc, nói lên cảm nhận mạnh mẽ và sự thu hút đầu tiên trước
kiểu tóc kỳ dị và khác thường của cả hai lãnh đạo.
Bài
nhận định của Christian Makarian, nhà xã luận của L’Express, tập trung trước
tiên trên tổng thống Mỹ, đã rất gay gắt với nhóm G7 và người láng giềng Canada,
đã trút tội trên đầu thủ tướng Trudeau và trên máy bay đi tới Singapore, chỉ
qua một Tweet đã rút ra khỏi thông cáo chung, vừa được thông qua trước đó không
lâu.
Đối
với tác giả bài nhận định thái độ gay gắt đối với đồng minh, ngoài tính nóng nẩy,
thì tổng thống Mỹ muốn gởi thông điệp trước cuộc gặp là với đồng minh mà ông
còn thẳng thắn như thế, thì với kẻ thù ông sẽ không khoan nhượng, đàm phán sẽ
không dễ dàng. Tổng thống Mỹ tìm kiếm thành công về mặt hình ảnh.
L’Express
tuy nhiên nhận thấy phương thức của ông Trump mang tính chất giao dịch thương mại
hơn một đường lối ngoại giao, và miễn sao là có từ ngữ « phi hạt nhân
hóa » ở đâu đó trong văn kiện cam kết của Bình Nhưỡng là được rồi,
trong khi mà đối với Kim Jong Un thì từ ngữ này có một định nghĩa khá mơ hồ có
thể chỉ một tiến trình rất lâu dài. Đối với Bình Nưỡng, nếu một ngày nào đó các
quốc gia có vũ khí hạt nhân bắt đầu phi hạt nhân hóa, thì Bình Nhưỡng sẽ làm
theo… như vậy. Sự khác biệt quả là rất lớn.
Trong
phần kết luận bài viết nhắc lại là các cố vấn của tổng thống Mỹ đã khuyên ông cảnh
giác trên vấn đề này, nhưng ông Trump muốn chứng tỏ tài năng thương lượng của
mình theo phương thức duy nhất mà ông chấp nhận : « gây sức ép tối đa ».
Nhưng đối với Kim Jong Un, chỉ cần ngồi ngang hàng, thảo luận với tổng thống Mỹ
là đã thắng rồi.
Giũa
hai người này, mà điểm chung chỉ là sở thích một mái tóc kỳ dị, một ác mộng mà
số phận cả hành tinh lệ thuộc vào, thật ra có thể tin là đã có bước đầu đối thoại
? Hiện nay thì thế giới đứng trước nghịch lý : từ nhiều thập niên qua, các lãnh
đạo Bắc Triều Tiên rất khó hiểu, từ nay chính ông Donald Trump là người khó lường.
Đài
Loan dưới sức ép của Trung Quốc
Về
Châu Á, ngoài thượng đỉnh Singapore, qua tựa đề « Một hòn đảo bị bao
vây », L’Express đã dành cả 6 trang dài cho tình hình Đài Loan. Nhận
xét đầu tiên của tuần báo Pháp là dưới sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc,
« nước Trung Hoa kia » ngày càng lẻ loi hơn bao giờ hết, trong
lúc giới trẻ bị cám dỗ để rời bỏ đảo.
L’Express,
qua phóng sự của đặc phái viên Charles Haquet, phân tích chiến thuật của Trung
Quốc bao vây Đài Loan, trước tiên là trên bình diện ngoại giao, làm sao lôi kéo
các nước còn quan hệ chính thức để đảo thêm lẻ loi trên chính trường quốc tế .
Bài
viết bắt đầu bằng trường hợp mới đây nhất của Burkina Faso. Tổng thống
Christian Kaboré, đã thông báo ngày 24/05/2018, là nước ông cắt đứt quan hệ ngoại
giao với Đài Bắc. Như thế là Đài Loan đã không giữ được người bạn mà họ đã chiều
chuộng suốt 24 năm qua. Tiền đô la của Đài Bắc không còn đủ sức thu hút nữa,
tuy rằng đã tốn công nhiều : nào là xây dựng bệnh viện, trường học, học bổng …
nhưng sức ép của Trung Quốc quá mạnh.
Một
bên Bắc Kinh giơ cao củ cà rốt : Ouagadougou có thể hưởng lợi về các dự án hạ tầng
cơ sở của ‘con đường tơ lụa’ mới, nhưng đồng thời cũng giơ cao cây gậy :
Trung Quốc sẽ không tài trợ cho G5, tức lực lượng chống khủng bố mà 5 quốc gia
vùng Sahel lập ra, chừng nào mà Burkina Faso vẫn ‘giao du’ với Đài Loan. Rõ
ràng là không thể nào từ chối.
Quốc
vương Mswati III của Swaziland cũng đang cân nhắc. Đây là nước Châu Phi cuối
cùng còn giữ quan hệ chính thức với Đài Bắc, và Trung Quốc cũng đang ép. Ngày 27/05/2018,
ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tỏ mong muốn là vương quốc nhỏ bé vùng
nam Phi này hội nhập ‘càng nhanh càng tốt vào đại gia đình hữu nghị Trung Quốc
– Châu Phi’.
Trung
Quốc như thế đang siết vòng vây chung quanh Đài loan. Một nhà ngoại giao trả lời
L’Express nhận thấy sức ép đã gia tăng trong những tháng gần đây’. Bắc Kinh cố
tháo dỡ những mối liên hệ của Đài Loan, hiện Đài Loan chỉ còn 18 đồng minh,
trong đó có tòa thánh Vatican.
Trung
Quốc còn dùng mọi thủ đoạn để cô lập đảo, như đã phủ quyết, không cho Đài Loan
tham dự cuộc họp thường niên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới OMS năm nay, ép buộc các
tập đoàn hàng không giới thiệu Đài Loan như một điểm đến của Trung Quốc, những
hãng lớn như Lufthansa của Đức hay Air France của Pháp, British Airways của Anh
đều đã tuân theo vì không muốn mất thị trường Trung Quốc.
Đó
là chưa kể chiến dịch hù dọa quân sự. Tác giả bài viết đã đếm : từ đầu năm đến
giờ, oanh tạc cơ, chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay trên khu vực gần đảo đến 47 lần
thay vì 12 lần trong năm ngoái.
Thị
trường lao động Đài Loan trên đà khô kiệt
Nhưng
đâu chỉ có lên có súng đe dọa, bên trong Đài Loan, một mặt Bắc Kinh tìm cách
giành ảnh hưởng chính trị, mặt khác đánh vào giới trẻ vốn là sinh lực của một
quốc gia.
Số
người gắn bó với Trung Hoa Đại Lục, như họ gọi, không phải là ít ỏi trong thế hệ
trung-cao niên. Trong giới này, tư tưởng không cần độc lập khá dứt khoát,
những người muốn thống nhất chỉ là thiểu số nhỏ.
Còn
trong tầng lớp thanh niên, thế hệ sau, thì kinh tế, công việc làm trước tiên. Họ
sẵn sàng sang Trung Quốc làm việc vì lương cao hơn, tìm công việc làm dễ hơn.
Và ở đây Trung Quốc chơi một lá bài mà giới quan sát nhìn thấy khá độc ác : đó
là tìm cách làm khô cạn thị trường lao động Đài Loan, khi chiêu dụ thanh niên bỏ
đi, và như thế sẽ khiến Đài Loan mai này đứng trước tình trạng dân số vừa già
đi, vừa sụt giảm.
Gây
sức ép, hù dọa là vì thất bại ?
Tại
sao Bắc Kinh lại hung hăng như thế ? Nhất là thời gian gần đây. Theo tác giả
bài phóng sự, trước tiên Bắc Kinh đã không nuốt trôi việc bà Thái Anh Văn, người
chống đối họ, được bầu làm tổng thống.
Hành
vi của Trung Quốc cũng tương ứng với sự thất vọng. Nỗ lực của Bắc Kinh để sát
nhập hai bờ eo biển Đài Loan, đến nay đều thất bại. Quốc Dân Đảng với chủ
trương xích lại gần Bắc Kinh đã bị dân chúng loại ra, và ngay khi còn cầm quyền,
tổng thống Mã Anh Cửu thân Bắc Kinh, vào năm 2014, cũng đành phải bỏ một thỏa
thuận tự do mậu dịch với Trung Quốc. Sinh viên Đài Loan phản đối đã tràn vào
nghị viện. Hai năm sau thì Quốc Dân Đảng mất quyền.
Theo
bài báo, Trung Quốc đang trong một thế tế nhị, như phân tich của Stéphane
Corcuff, giảng viên Sciences-po Lyon. Bắc Kinh không ngăn được việc bà Thái Anh
Văn đắc cử, nên đã buộc phải gây sức ép, hù dọa. Một chiến lược không mấy hiệu
quả và chỉ làm tăng tinh thần phản kháng, quyết tâm bảo vệ đảo của người Đài
Loan.
Thanh
niên Đài Loan đã khẳng định : Đi sang Trung Quốc làm việc là đương nhiên, ở Đài
Loan lương hướng rất thấp, việc làm khó tìm, nhưng nếu đảo bị tấn công thì
đương nhiên họ cũng sẽ cầm súng. Tiếng giầy đinh của Trung Quốc không làm cho họ
sợ hãi. Họ càng quyết tâm khi có tấm gương Hồng Kông trước mắt.
Mặt
khác theo bài phóng sự, nhiều thanh niên sang Trung Quốc làm việc, thường một
vài năm là trở về đảo, vì môi trường làm việc quá nặng nề, khắc nghiệt.
Nạn
trốn thuế trên trang nhất L’Express, các gián điệp trên bìa tuần báo L’Obs.
Như
nói ở trên, thời sự Pháp đã chiếm trang bìa một số tạp chí tuần này ; L’Express
tập trung trên vấn đề gian lận, trốn thuế, mà tạp chí trong hàng tựa xem là một
« Thách thức » đối với chính phủ Pháp muốn đối phó với với tệ
nạn này.
Trong
hồ sơ hơn 10 trang, L’Express nêu tên một số nhân vật nổi tiếng bị tình nghi trốn
thuế đang bị điều tra như nữ diễn viên Pháp Isabelle Adjani, đồng thời điểm lại
cách chính phủ xử lý vấn đề trốn thuế này.
Tạp
chí ghi nhận sự kiện bộ Tài Chính Pháp muốn nắm độc quyền và tìm cách ngăn chặn
không cho ngành Tư Pháp can thiệp, như trong hồ sơ cựu bộ trưởng Jérôme
Cahuzac.
Ngành
Tư Pháp, vì bị cản trở, đã phải tìm cách đi đường vòng, cho mở điều tra về tội
danh tình nghi « rửa tiền », để qua đó vào được việc « trốn
thuế ».
Le
Point quan tâm đến công cuộc cải tổ khó khăn nhất mà tổng thống Pháp Emmanuel
Macron sắp phải thực hiện : Đó là giảm thiểu chi tiêu của Nhà Nước.
Tờ
báo không ngần ngại nêu bật thành tựa lớn trang bìa, với câu hỏi « Ông
ta có đủ dũng khí để tiến hành hay không ? ».
Riêng
L’Obs thì chú ý đến một hồ sơ rất lý thú là ngành gián điệp, với hàng tựa đập mắt
: «Những kẻ gián điệp giết người đó », bên cạnh những hình ảnh
không khác phim điệp viên 007 James Bond. L’Obs cũng trong một hồ sơ hơn 10
trang, nêu những hồ sơ đen tối của Mossad, cơ quan tình báo Israel, rồi nhìn
qua các chiến dịch tình báo của Pháp, cho đến những phương thức hành động của
Nga và của CIA Mỹ.
No comments:
Post a Comment