Nguyễn
Duy Vinh
15/06/2018
Thông Tấn Xã nhà nước Việt Nam (TTXVN, dịch tạm từ
chữ “Agence Vietnamienne d’Information” [1]) loan báo trên trang web tiếng Pháp
của thông tấn xã này, là thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau, đã gặp thủ tướng
Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sau khi hội nghị thượng đỉnh G7 tại Charlevoix
(Québec) chấm dứt.
TTXVN khoe lấy được tin này từ một bài đăng trên
trang mạng của thủ tướng Canada ngày 11 tháng 06 năm 2018. Tuy nhiên TTXVN
không tiết lộ địa chỉ liên kết mạng của ông Trudeau về thông báo này. Những
người đọc bài của TTXVN nếu chịu khó đi tìm trang mạng của chính phủ Trudeau qua Google,
họ sẽ rất ngạc nhiên vì trang mạng này của chính phủ Trudeau không có bài nào
đề cập đến cuộc gặp gỡ hay đàm phán song phương giữa ông Trudeau và ông Nguyễn
Xuân Phúc cả, trừ một hàng ngắn loan tin rất chung chung là cả hai ông thủ
tướng có gặp nhau trong một cuộc gặp gỡ song phương: https://pm.gc.ca/eng/news
Và tờ La Presse ở Québec cũng có đăng tin hai ông có
gặp nhau nhưng không nói hai ông đã bàn nhau những gì và trong thời gian bao
lâu. Như vậy, nếu tin tức do TTXVN đưa ra là chính xác và có thể kiểm chứng
được thì những bài mà TTXVN viết sau đó, về những cuộc gặp gỡ của ông Nguyễn
Xuân Phúc và thủ tướng Trudeau cũng như với từng chính khách của phái đoàn G14
(tức là G7 nới rộng = G7 + G12 + 2), tán dương mạnh mẽ sự thành công của chuyến
đi dự hội nghị G7 của ông Phúc là những bài viết tích cực đáng được chúng ta
tìm đọc, cho những ai còn đoái hoài và còn tha thiết đến tình hình Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu những tin tức đưa ra không chính xác
và không thể kiểm chứng được thì TTXVN mang cái tội phao tin không đáng tin
cậy. Hiện tại tác giả bài viết này tin là hai ông thủ tướng đã gặp nhau, còn
gặp bao lâu và gặp để bàn về chuyện gì thì chúng ta phải đành (tạm) tin vào
những tin tức của TTXVN trong lúc chưa tìm ra những tin tức về phía chính phủ
Canada.
Những chi tiết do TTXVN phổ biến về những chủ đề của
những cuộc gặp gỡ không khác những chủ đề chính thức của cuộc họp thượng đỉnh
G7 đã được thông báo từ ngày 14 tháng 12 năm 2017 trên trang nhà của G7
(Charlevoix): https://g7.gc.ca/fr/presidence-g7/themes/
Có cả thảy 5 chủ đề, dịch tạm sang tiếng Việt như
sau:
1. Đầu tư vào việc tăng trưởng kinh tế có lợi cho
tất cả mọi người
2. Chuẩn bị các công ăn việc làm tương lai
3. Phát huy bình đẳng giới và nâng cao vị thế của
người phụ nữ
4. Cùng nhau cộng tác để tìm những giải pháp cho
những vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường biển và sử dụng năng lượng
sạch
5. Xây dựng một thế giới hòa bình hơn và an toàn hơn
Chủ đề số 4 liên quan đến Việt Nam nhiều nhất vì vị
thế chiến lược độc đáo của Việt Nam ở Đông Nam Á.
Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển và biển Đông (mà
Trung Cộng gọi là biển Nam Trung Hải) với khu đặc quyền kinh tế EEZ nằm suốt
200 hải lý từ bờ biển Việt Nam là một nguồn tài nguyên giàu có về hải sản và
dầu khí.
Toàn dân Việt Nam không ai không biết biển Đông đã
bị Trung Cộng thu tóm và kiểm soát chặt chẽ. Từ ngày ông Phạm Văn Đồng và Đảng
Cộng Sản Việt Nam dâng đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng qua công hàm năm 1958, Trung
Cộng ngày càng bành trướng táo bạo, tung hoành ngang dọc trên hầu hết các đảo
lớn từ Hoàng Sa đến Trường Sa, nhất là những đảo chiếm được ở Trường Sa. Những
tin tức gần đây cho thấy hầu như không có đảo lớn nào ở Trường Sa mà Trung Cộng
đã chiếm đóng mà không có sân bay quân sự [2]. Vị trí chiến lược của những sân
bay này cho phép Trung Cộng dễ dàng kiểm soát tàu bè đi lại trên biển Đông:
Ngoài ra, nhà nước Việt Nam đã hoàn toàn thất bại
trong việc gìn giữ và bảo vệ mội trường biển.
Thảm họa Formosa Vũng Áng làm cá và hải sản chết
trên 250 cây số bờ biển miền Trung Việt Nam không người dân Việt Nam nào không
biết [3], [4], [5], [6]. Ngày nay nhà nước Việt Nam qua Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường vẫn cho phép nhà máy sản xuất gang thép Formosa tiếp tục xả chất thải
lỏng chứa toàn kim loại độc vào biển từ nhà máy Formosa ở Vũng Áng [7]. Người
dân thấp cổ bé họng, nhất là những ngư dân sống quanh những vùng Quảng Trị,
Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, và Thừa Thiên, quanh năm chuyên nghề chài lưới
bám biển để sống, mất hết công ăn việc làm và còn bị nhà nước tiếp tục đàn áp
mỗi khi họ lên tiếng đòi bồi thường về những mất mát to lớn gây ra bởi thảm họa
môi trường Formosa.
Gần đây nhất cả nước đang sôi sục biểu tình ngày 10
tháng 06 vừa qua phản đối dự án cho thuê 3 đặc khu kinh tế 99 năm và dự án an
ninh mạng của nhà nước Việt Nam.
Bộ Chính Trị đã thông qua hai dự án này và trên
nguyên tắc quốc hội bù nhìn Việt Nam cũng sẽ đi đến biểu quyết chấp thuận. Hiện
nay quốc hội Việt Nam còn chần chừ chưa thông qua dự án cho thuê đặc khu kinh
tế vì lòng dân đang căm phẫn. Những đặc khu kinh tế mới này có tên Vân Đồn (nằm
trong tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).
Người dân Sài Gòn xuống đường biểu tình chống Luật
Đặc khu và An Ninh mạng ngày 10/6/2018. Ảnh trên mạng
Cuộc biểu tình đầy bạo loạn ở Bình Thuận vừa qua cho
thấy người dân ngày càng ít sợ hơn và họ bắt đầu ý thức được hiểm họa mất nước
vào tay Trung Cộng.
Người dân Bình Thuận đối mặt với lực lượng CSCĐ.
Ảnh: Facebook
Người trong nước nghĩ việc cho thuê ba khu vực quan
trọng này của Việt Nam cho Trung Cộng là một hành động bán nước Việt Nam cho
Trung Cộng bởi các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Hành động này, theo một số
bình luận gia, có lẽ đã được xắp xếp từ hội nghị thượng đỉnh Việt Trung năm
1990 (còn được gọi là hội nghị Thành Đô) dưới thời ông Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo CSVN và Trung Cộng tham gia Hội nghị Thành
Đô năm 1990. Ảnh: Takungpao
Và chỉ trong hai ngày ngắn ngủi, TTXVN đã huênh
hoang khoe là ông Nguyễn Xuân Phúc đã gặp và nói chuyện với từng người trong
danh sách những chính khách quan trọng sau đây:
·
Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe
·
Thủ Tướng Na Uy Erna Solberg
·
Thủ Tướng Bangladesh Emmanuel Hasina
·
Thủ Tướng Pháp Emmanuel Macron
·
Thủ Tướng Ý Đại Lợi Giuseppe Conte
·
Tổng Thống Á Căn Đình Mauricio Macro
·
Ba vị Tổng Thống các nước Haiti, Sénégal và Nam Phi
·
Bà Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Quốc Tế Kristalina
Geaorgieva
·
Bà Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Christine
Lagarde
·
Ông Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres
·
Bà Toàn Quyền Canada Julie Payette
·
Cựu Thủ Tướng Canada Jean Chrétien
·
Và ông Thủ Hiến tỉnh bang Québec Philippe Couillard.
Qua các cuộc gặp gỡ này, nhà nước Việt Nam, cũng
theo TTXVN, cam kết ủng hộ tất cả những sáng kiến của hội nghị thượng đỉnh G7
trong đó có việc bảo đảm an ninh, tự do lưu thông hàng hải và hàng không trên
biển Đông và việc xử dụng những biện pháp ôn hòa để giải quyết những tranh chấp
không dùng vũ lực quân sự.
Nhà nước Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục tôn trọng Công
Ước Liên Hiệp Quốc về biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên Bố về cách ứng xử trên biển
Đông (DOC). Cam kết này hiện nay không khó làm vì biển Đông làm gì còn nằm
trong vòng kiểm soát của nhà nước Việt Nam nữa? Ngư dân Việt Nam bị tàu bè
Trung Cộng bắn phá, đuổi bắt và cướp sạch ngoài khơi thường xuyên mà nhà nước
vẫn im hơi lặng tiếng không làm được gì. Lấy đâu sức mạnh quân sự trên biển để
bảo vệ ngư dân?
Cam kết mà không thực hiện được, nhà nước Việt Nam
sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào trước công luận quốc tế và toàn dân Việt
Nam?
_____
Tài
liệu tham khảo:
No comments:
Post a Comment