Năm
2013, Việt Nam có Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch
vụ internet, thông tin trên mạng. Đầy là năm chứng kiến fb, wordpress và
blogspot làm thay đổi môi trường thông tin của VN, đưa hơn 700 tờ báo quốc
doanh về đúng vị trí và trở thành nền tảng cho các hoạt động dân sự trong đời
thực như: Tuần hành phản đối đường lưỡi bò, phản đối huỷ hoại môi trường, tưởng
niệm liệt sỹ Hoàng Sa, Gạc Ma.
Đi
cùng với nó là các trang tổng hợp thông tin độc lập nổi tiếng: Anh Ba Sàm, chủ
báo Nguyễn Hữu Vinh, cựu đảng viên, cựu công an hiên đang ngồi tù. Môi trường
thông tin này cũng tạo nên các trang phe cánh trong cuộc thanh trừng chính trị
khốc liệt kéo dài từ năm 2013 đến nay như chandungquyenluc, vualambao,
quanlambao và rất nhiều các trang cá nhân khác cho phép các nhà quan sát chính
trị thể hiện quan điểm và chính kiến của mình.
NĐ72
tập trung vào các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên
quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng,
phân loại các trang thông tin điện tử và mạng xã hội, các đơn vị cung cấp trò
chơi dịch vụ điện tử .
Trong
đó, trong khoản 7 điều 21: Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng
KHÔNG được tiết lộ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ, trừ các trường
hợp sau đây:
a)
Người sử dụng đồng ý cung cấp thông tin;
b)
Các tổ chức, doanh nghiệp có thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc cung cấp
thông tin cá nhân để phục vụ cho việc tính cước, lập hóa đơn, chứng từ và ngăn
chặn hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;
c)
Khi có YÊU CẦU của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp Luật.
Vào
thời điểm năm 2013, vẫn chưa có một lực lượng an ninh mạng chính thống, có
phiên hiệu dù thực chất, từ những năm 2007 và trước đó đã tồn tại những virus
mang tên “sinh tử lệnh” tấn công các trang lề trái như x-cafe, dân luận… Khi
làn sóng biểu tình chống đường lưỡi bò lên cao, lực lượng hồng vệ binh làm nhiệm
vụ chửi bới rất nhiệt tình, đi cùng với đó là những dư luận viên cao cấp, viết
bài không nhiều, phong cách hoạt động như một lính đánh thuê chuyên nghiệp, nhiều
khi lặn sâu hoặc nổi lềnh bềnh treo stt viết note về các vấn đề chung chung, thể
hiện chính kiến vừa phải để câu fame và chỉ tấn công vào một phong trào khi nó ở
trạng thái cao nhất.
Ngoài
ra, Nghị định này yêu cầu các cty cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải có máy chủ ở
VN (google, fb…) Cũng phải nói thêm, Google đã thuê 8 máy chủ dữ liệu trung tâm
dữ liệu (IDC) của Viettel ở Hà Nội và TPHCM. Tuy nhiên, chúng chỉ lưu trữ hệ thống
thông tin cache liên quan đến nhu cầu của người Việt Nam (để bán quảng cáo).
Nghị
định 72 được ký bởi ông Nguyễn Tấn Dũng, 1/9 năm 2013 có hiệu lực luôn. Trong
giai đoạn này, WordPress sau khi đối mặt với hàng loạt các cuộc tấn công mạng,
đã nâng cấp chế độ bảo mật bảo vệ người dùng. VN khiến họ trưởng thành hơn
trong dịch vụ.
Năm
2016, Bộ TTTT ra Thông tư 38 ra đời để mở rộng nội hàm của Khoản 1 Điều 5, Nghị
định số 72/2013/NĐ-CP để xác định các thông tin vi phạm cần gỡ bỏ hoặc chặn
không cho người sử dụng tại Việt Nam truy cập đến. Thông tư này siết chặt các
doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt
Nam. Thông tư được ký bởi ông Trương Minh Tuấn.
Cho
đến thời điểm này, các dịch vụ mà google, facebook cung cấp dịch vụ mạng xã hội
đều được coi là vi phạm nghị định 72, và việc 2 tập đoàn này chưa đặt máy chủ
lưu trữ toàn bộ thông tin người dùng VN được coi là vùng an toàn cho không gian
riêng tư online. Tuy nhiên tác động của chính sách nhà nước VN vẫn thấy rõ. Những
hot facebooker tại VN không thể dùng nick nặc danh. Với người thường, sau 1
tháng bị report, họ có thể chuyển tên fb, tuy nhiên, những người nằm trong list
chăm sóc thì không thể. Đây có lẽ là một bước lùi của facebook để chiều lòng
chính phủ VN.
Năm
2017, Bộ Công an soạn dự luật An ninh mạng và nó sắp thông qua vào năm 2018.
Nếu
đọc điều 4 luật An ninh mạng, ta sẽ thấy nó giống như điều 4 Hiến pháp VN và giống
như rất nhiều bộ luật khác, không thiếu các từ mơ hồ nhưng đủ mạnh để khép tội
cho những ai: Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội,
sức khỏe cộng đồng….
Ngày
3/6, GS Đặng Hữu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học
Công nghệ đại diện nhóm chuyên gia trong lĩnh vực quản lý Công nghệ Thông tin gồm
Đặng Hữu, Chu Hảo, Mai Liêm Trực, Nguyễn Khánh Toàn,… đã gửi tới Chủ tịch Quốc
hội, đại biểu Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Thư kiến nghị về Luật An
ninh mạng. Trong đó vị GS đã Kiến nghị Bãi bỏ hoàn toàn Điều 24, 26, 38, 39 và
40 của dự thảo, do tác động thu hẹp quyền tiếp cận và cơ hội sử dụng internet
cho việc học tập, nghiên cứu, kinh doanh, trao đổi thông tin của người dân; ảnh
hưởng đến quyền dân sự, chính trị của công dân, có thể đặt doanh nghiệp vào rủi
ro phạm pháp; rủi ro lớn xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân, bí mật an toàn
thư tín,…
Đây
là các điều khoản nguy hiểm khi cho phép bộ Công an lấy thông tin người dùng
internet chỉ bằng 1 văn bản yêu cầu (mà không cần thông qua toà án). Bản chất
hành động này tương tự như: bạn thuê phòng và họ có thể yêu cầu chủ khách sạn/nhà
nghỉ cung cấp chìa khoá để xông vào trấn áp mà không cần giấy phép của toà án.
Điều
26. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng
2.
Cơ quan, tổ chức trong và NGOÀI nước khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng
hoặc sở hữu hệ thống thông tin tại Việt Nam phải:
a)
Thiết lập cơ chế xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật
thông tin, tài khoản của người dùng; CUNG CẤP thông tin người dùng cho lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng VĂN BẢN;
Trong
trường hợp này, nếu FB có văn phòng tại VN, lực lượng chuyên trách an ninh mạng
có thể cầm 1 tờ giấy của Bộ Công an yêu cầu nhân viên FB cung cấp toàn bộ thông
tin người dùng (thời gian truy cập; nội dung; thậm chí block tài khoản không cần
theo cơ chế report).
No comments:
Post a Comment