VN
đã quyết định "chọn phe" rồi
Theo
tôi Việt Nam đã quyết định “chọn phe” rồi. Việt Nam theo “phe” Trung Quốc. Sự
kiện Việt Nam và Trung Quốc thành lập “Cơ chế đối thoại chiến lược 3+3 Quốc
phòng, an ninh và ngoại giao” sau chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng bí thư Tô Lâm
tháng 8 năm 2024 cho ta có nhận định như vậy.
Trên
Hoàn cầu thời báo vừa có bài nhận định về sự kiện này. Theo họ thì sự kiện này
là “lần đầu tiên trên thế giới”, về sự liên kết giữa hai quốc gia về cả ba
phương diện “ngoại giao, quốc phòng và an ninh”.
Thực
tế cho ta thấy cơ chế hợp tác 3+3 Việt Nam-Trung Quốc khá tương đồng với Liên
minh an ninh và quốc phòng AUKUS giữa Mỹ-Anh và Úc.
Quan
hệ giữa hai hay nhiều quốc gia thông thường là về kinh tế. Sâu rộng hơn là liên
minh kinh tế và ngoại giao. Sâu sắc hơn nữa là liên minh quốc phòng, kiểu NATO.
Ngoại trừ
AUKUS, ba quốc gia Mỹ, Anh và Úc chia sẻ với nhau (ngoài ngoại giao và quốc
phòng) những tin tức liên quan “an ninh và tình báo chiến lược”. Chưa bao giờ
trên thế giới này mà có hai quốc gia kết nối với nhau cả ba lãnh vực “an ninh,
quốc phòng và ngoại giao” như Việt Nam và Trung Quốc hết cả. Bởi vì, khi mà những
tin tức về an ninh nội địa và quốc phòng của Việt Nam phải chia sẻ với Trung Quốc,
một nước lớn, thì Việt Nam đã “mất tự chủ chiến lược” và “mất chủ quyền lãnh thổ”
cho Trung Quốc.
Từ
nay những thành phần chống Trung Quốc (như tôi và nhiều bạn bè khác tôi biết
trên internet) đều có thể bị liệt vào thành phần “đe dọa an ninh và quốc phòng”
của Việt Nam.
Vì
vậy ta không ngạc nhiên khi thấy Campuchia “bật đèn xanh” cho phép tàu chiến của
Mỹ cập cảng Ream, hồi đầu tuần này, lần đầu tiên sau 8 năm. Đây cũng là một thứ
“ngoại giao cây tre”. Việt Nam ngả về Trung Quốc thì đương nhiên Cam phải ngả
qua Mỹ.
Tôi
cũng có nhận định rằng công cuộc “củng cố quyền lực” của ông Tô Lâm có thể đang
gặp nhiều trở ngại.
Những
“sáng kiến” gần đây của ông Tô Lâm như “chống lãng phí” và “tinh giản bộ máy
nhà nước”, theo tôi, chỉ là những “công cụ” để ông Tô Lâm củng cố quyền lực.
Chuyện
“chống tham nhũng”, ông Tô Lâm thôi, không nhắc nữa. Bởi vì giữa cán bộ đảng
viên với nhau, ngoài ông Trọng ra, thì ai cũng biết tẩy ai hết rồi. Ông Tô Lâm
lấy tư cách gì để chống tham nhũng khi ông cũng “ăn chơi trưởng giả” như những
đảng viên khác. Con cái ông Tô Lâm, cũng như con cái đảng viên khác, đều “du học
nước ngoài”.
Về
chuyện “chống lãng phí”, tôi đang “chống mắt” chờ coi ông Tô Lâm sẽ xử được ai.
Ăn “bò dát vàng” có lãng phí hay không? Tiền đâu cho con du học nước ngoài? Có
lãng phí hay không?
Chuyện
“tinh giản bộ máy nhà nước”, theo tôi, chỉ là một vũ khí tình cờ, đã có từ năm
2015 (Nghị quyết 39-NQ/TW). Cả chục năm qua không ai làm được.
Tuy
nhiên, nếu ông Tô Lâm tha thiết muốn cải cách lại đất nước. Thì theo tôi, ông
Tô Lâm không có cái “tầm” để làm chuyện này.
Rõ
ràng là chuyện “tùy hứng”. Làm gì có chuyện sa thải hàng loạt cả trăm ngàn công
chức (vốn là đảng viên) mà không có bất kỳ một chương trình (kinh tế xã hội)
nào để giúp những người này ổn định bước vào thế giới tư nhân.
Tức
là theo tôi, ông Tô Lâm nghĩ rằng Nghị quyết 39 về Tinh giản biên chế có thể
giúp ông tước bỏ quyền hạn và loại trừ những thành phần đảng viên có thể chống
đối ông trong Đại hội đảng kỳ tới.
Ta
thấy ông Tô Lâm không thể “trị” các ông Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ,
Trương Hòa Bình, Trương Thị Mai, v.v.. theo luật lệ của Việt Nam. Bởi vì ông Tô
Lâm vừa không có (tư cách trong sạch như ông Trọng), vừa không đủ ảnh hưởng và
uy tín trong đảng (như ông Trọng). Ông Tô Lâm muốn đạt tới một sự “đồng thuận”
giữa các phe trong đảng. Ta nên biết là Quảng Nam là nơi có liệt sĩ hy sinh hơn
hết mọi tỉnh của Việt Nam (chỉ thua Nghệ An). Ông Tô Lâm không thể đưa ông Phúc
vào tù, như ông Trọng đưa Đinh La Thăng, vì ông Tô Lâm chỉ là thanh gươm nhuốm
máu của ông Trọng chớ không phải là ông Trọng.
Về
các “tin vui” hôm trước tôi có viết, như NVIDIA quyết đầu tư vô Việt Nam. Theo
tôi cũng nên xét lại là Việt Nam “làm ổ cho đại bàng” trị giá bao nhiêu?
Hôm
trước tôi có viết tút, trong đó có nói rằng Mã Lai đã cho (hình như hai tỉ
đôla) để “lót ổ” cho đại bàng về đẻ. Không biết Việt Nam “lót ổ” cho NVIDIA trị
giá bao nhiêu? Điều tôi muốn nói là Việt Nam “chi” tiền ra để kéo tài phiệt, chớ
không phải tài phiệt lựa chọn Việt Nam như là một địa điểm lý tưởng. Chuyện này
ta sẽ biết sau vài năm.
Tiện đây
tôi xin cáo lỗi cùng bạn bè mà tôi đã hẹn gặp mặt cà phê tại Việt Nam. Tôi đã
đáp chuyến bay Air France xuống phi trường Tân Sơn Nhứt hôm 13 tháng 12 (thứ
sáu 13!!), nhưng sau đó đã bị trục xuất cùng ngày trên chuyến bay Thái Lan về lại
Bangkok. Thật đáng tiếc khi không gặp lại được các bạn!
Trong
biên bản trục xuất tôi đã bị liệt vào thành phần “đe dọa an ninh và quốc phòng”
của Việt Nam.
Tôi
không buồn yêu cầu họ đưa bằng chứng, kiểu tôi đã làm cái gì có thể đe dọa an
ninh và quốc phòng của Việt Nam? Bởi vì mấy chú cảnh sát biên giới ở phi trường
cũng như thiên lôi, trời sai đâu đánh đó.
Chuyến
đi này tôi và bà xã chuẩn bị khá lâu, nghĩ là chuyến cuối cùng về thăm má tôi
đang suy yếu (rất) nặng, trước khi bà về cõi.
Thật
tình nhận lỗi với bà xã và con cái.
Trên
‘cõi phây’ này nhiều lần tôi yêu cầu ông Trọng giải tán đảng CSVN. Cũng như mới
đây tôi yêu cầu ông Tô Lâm giải tán ban tuyên giáo và Mặt trận tổ quốc. Không lẽ
các chuyện này là đe dọa an ninh và quốc phòng của Việt Nam?
Nếu
đúng vậy thì tôi vẫn tiếp tục nói rằng : muốn đất nước này khá lên là phải giải
tán đảng CSVN. Không có cách nào khác hết cả.
.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c938g4yp2z1o
BBC.COM
Phía
sau cơ chế đối thoại '3+3' Trung Quốc và Việt Nam thiết lập? - BBC News Tiếng
Việt
Phía sau cơ chế đối thoại '3+3' Trung Quốc và Việt Nam thiết lập?
- BBC News Tiếng Việt
No comments:
Post a Comment