Nguyễn
Xuân Phúc, Trương Hòa Bình… chỉ cảnh cáo là xong?
Bình luận của Gió Bấc
2024.12.14
Cựu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cựu Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, tháng 6 năm
2019.
(REUTERS/Kham)
Cảnh
cáo Vương Đình Huệ, Tổng bí thư Tô Lâm đã một lần phá lệ, thu hồi “kim bài miễn
tử” cho tứ trụ. Người dân chờ đợi quyết định xử lý thích đáng hơn dành cho
“trùm cuối”. Thế nhưng, quyết định nhẹ nhàng cảnh cáo Nguyễn Xuân Phúc, Trương
Hòa Bình… làm nhiều người thất vọng. Tô Tổng yếu thế chùn tay? Đây đã là đòn cuối
cùng, cuộc chơi đã kết thúc? Pháp luật bị ràng buộc theo luật “nhất sự bất tái
cứu” nhưng chính trị thì không! Mọi thứ vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Nhìn
chung, người thất vọng về các quyết định xử lý kỷ luật của Tổng Trọng hay Tổng
Tô có phần do ảo tưởng mục tiêu của công cuộc đốt lò là chống tham nhũng, làm
trong sạch bộ máy, thực thi công lý. Tất cả các yếu tố ấy đều có nhưng chỉ là
phương tiện, là bình phong, vật trang sức cho mục tiêu thâu tóm quyền lực, triệt
tiêu, thu phục đối thủ. Nó hoàn toàn là công cụ, vũ khí của trò chơi chính trị.
Đốt
lò là công cụ tranh giành quyền lực
Tổng
Trọng khởi sự đốt lò sau những chiến dịch luân chuyển cán bộ, tạo ra một lực lượng
đa số khả dĩ ủy viên Trung ương để loại trừ đồng chí X, loại trừ các tay chân
còn sót lại, và các đối thủ tiềm tàng Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải… Những đại
án tham nhũng thật sự như AVG, Vạn Thịnh Phát xảy ra nhiều năm, đơn tố cáo chất
chồng như núi, Tổng Trọng đâu quan tâm, để mặc đến khi vỡ lở.
Tổng
bí thư Tô Lâm nương theo chiều gió đốt lò tận tụy truy bắt Trịnh Xuân Thanh, đột
phá hai đại án chuyến bay giải cứu, kit test Việt Á giúp Tổng Trọng loại đối thủ
Nguyễn Xuân Phúc, nhân tố tiềm năng Phạm Bình Minh và hàng loạt quan chức khác
tạo ra uy thế ngày càng vô đối. Khi thế đã đủ mạnh, Tô Lâm đốt cả củi nhà, vây
cánh thân tín của Tổng Trọng. Những đòn sấm sét của Tô Lâm: bắt nóng Ủy viên
Trung ương đương nhiệm, bắt Thư ký Chủ tịch Quốc Hội, Phó Văn phòng Quốc Hội
ngay tại sân bay khi từ Trung Quốc trở về, Vương Đình Huệ không kịp trở tay, Tổng
Trọng phải gạt lệ phế truất các đàn em thân tín. Với uy thế hừng hực ấy, giả định
nếu Tổng Trọng không kịp thời tắt thở, liệu có xảy ra cuộc “tự nguyện” nhường
ngôi ngay giữa nhiệm kỳ?
Trong
vòng mấy tháng bước lên hai bậc chễm chệ ngai vàng. Giữ vững thế mạnh vô đối của
Bộ Công an, phá toang luật lệ đưa hàng loạt đàn em vào Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Kiểm tra… Uy và thế của Tổng Tô ngày càng lớn, không
hề suy yếu. Hai đối thủ cạnh tranh là Phạm Minh Chính và Lương Cường, ngoài yếu
tố Trung Quốc, không có sức mạnh khả dĩ nào để đối đầu với Tô Tổng.
___________
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và bà Trương Thị Mai bị kỷ
luật
Số phận Nguyễn Xuân Phúc và chính trường Việt Nam từ nay đến Đại
hội 14
Nền chính trị cung đình sẽ ra sao nếu ông Nguyễn Xuân Phúc bị xử
lý?
___________
Thâu
tóm thế lực sân sau
Nhưng
đấu trường Hội nghị Trung ương hay sân chơi Đại hội Đảng là thách thức lớn. Tổng
Trọng phải chật vật suốt khóa 11 và hơn nửa nhiệm kỳ khóa 12 đánh bài luân chuyển
cán bộ mới có đủ vây cánh. Sau đó phải lắt léo dùng thủ thuật qua các quy định
tổ chức, tiêu chuẩn cán bộ… mới chắc chắn loại Ba X (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
ngay từ vòng ứng cử ở đại hội 13. Tô Tổng chỉ có thời gian rất ngắn, không quá
một năm. Con đường thiết lập uy thế của Tô Tổng làm cấp dưới khiếp sợ, đồng thời
cũng chạm đến quyền lực nhiều người, nhiều thế lực bè nhóm. Chính vậy, ngay sau
khi nắm quyền nhiếp chính, Tô Tổng đã mở thêm hướng chiến lược ban ân. Phục hồi
danh dự cho Nguyễn Tấn Dũng, rửa mặt cho Đinh Thế Huynh ít nhiều thâu tóm được
“tàn quân” của hai thế lực này.
Với
Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình hiện đều là người dưới ngựa, Tô Tổng tha giết
tùy nghi. Nhưng mỗi người đều có nhiều năm tháng nắm quyền hành pháp, tư pháp,
đều đứng đầu một nhóm quyền lực bao gồm cả trong Đảng lẫn các đại gia sân sau.
Tô Tổng phải một mặt tiếp tục ra uy, một tay ban ơn cứu giúp. Hơn năm qua, trên
mạng xã hội có hàng trăm bài viết, clip YouTube hài về tên tuổi, hình ảnh Nguyễn
Xuân Phúc, vợ con gia đình với ngôn ngữ thông tin về tài sản phạm pháp. Nào là
nhận của Trương Mỹ Lan 200 triệu đô, nắm 80% cổ phần Việt Á… An ninh mạng ta rất
giỏi, nói xấu lãnh đạo trốn qua Thái Lan còn bị bắt về quy án, ấy vậy mà hàng
trăm người tố cáo Nguyễn Xuân Phúc chưa có ai bị xử lý hình sự hay xử phạt hành
chính. (mời xem hình tiêu đề các bài viết trên Google).
Từ
Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc nổi tiếng
ban phát vai trò đầu tàu cho các tỉnh. Tính ra cả nước có đến 30-40 đầu tàu. Đó
không phải là câu nói hớ hênh mà là cơ chế, là sự ban phát quyền lực của Chính
phủ với địa phương, là bề nổi của những thỏa hiệp vây cánh hậu trường.
Trương
Hòa Bình, hậu thân của Trương Tấn Sang
Với
Trương Hòa Bình, tuy chỉ là Phó Thủ tướng nhưng lại là hậu thân nối dài của
Trương Tấn Sang, đứng đầu nhóm thế lực so kè với Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc chiến
Ba, Tư hơn 10 năm trước. Trong vụ án Sài Gòn Đại Ninh, hàng loạt lãnh đạo Lâm Đồng
và cả Mai Tiến Dũng bị truy tố, không chỉ Nguyễn Xuân Phúc mà có cả bàn tay
Trương Hòa Bình.
Năm
2023, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân về trách nhiệm lập tổ
thanh tra lại và sửa đổi kết luận của đoàn thanh tra là nguyên nhân gây ra vụ
án, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong khẳng định việc thành lập tổ công
tác này là theo chỉ đạo của Chính phủ mà trực tiếp Phó Thủ tướng Thường trực.
(1)
Kết
luận 1033 sửa đổi kết luận thanh tra 929 từ thu hồi dự án thành không thu hồi,
tiếp tục cho gia hạn, giãn tiến độ thực hiện Dự án Đại Ninh ký ngày 30.6.2021.
(2)
Điều
đặc biệt kỳ lạ là sau Đại hội 13, toàn bộ thành viên Chính phủ khóa cũ không được
cơ cấu vào Trung ương khóa mới đều được miễn nhiệm, riêng Trương Hòa Bình được
tái bổ nhiệm từ 22 tháng 4 năm 2021 đến tháng 7/2021 mới thôi giữ chức Phó Thủ
tướng Thường trực Chính phủ nghỉ hưu theo chế độ. (3)
Thời
gian ba tháng nối dài này chính là thời gian khúc mắc pháp lý dẫn đến sai phạm
của Đại Ninh. Trương Hòa Bình là đồng hương Long An và gắn bó hình bóng với
Trương Tấn Sang trong mọi sự kiện. Nhưng Trương Tấn Sang không chỉ quê Long An
mà còn có quê Hà Tĩnh. Không yên phận làm người tử tế như Nguyễn Tấn Dũng, cựu
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang năng động như người đang tham chính. Ông còn chủ
trì nhiều chương trình kinh tế xã hội. Một trong những chương trình ấy, báo chí
ghi nhận: “Với sự hỗ trợ của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đến nay,
Chương trình Cầu nông thôn – Tạp chí Nông thôn Việt đã vận động xây dựng được gần
300 công trình cầu, cống với tổng kinh phí tài trợ hơn 270 tỷ đồng tại các địa
phương thuộc tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Bình Định, Nghệ An.” (4)
Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) và vợ là Trần Thị Nguyệt Thu đến sân bay tại Thủ
đô New Delhi của Ấn Độ hôm 24/1/2018 (minh hoạ). MONEY SHARMA / AFP
Với
tầm ảnh hưởng ấy, Trương Tấn Sang có thế lực phủ rộng rất nhiều tỉnh. Không chỉ
như vậy, trong cuộc chiến Ba, Tư thời đương chức, Trương Tấn Sang chống lưng
cho hai chị em Đặng Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm – cặp đôi giàu nhất thị trường chứng
khoán thời đó. Trong cơn bão lũng đoạn ngân hàng, Bầu Kiên bị bắt, Đặng Thành
Tâm cũng bị sờ gáy phải núp theo đoàn Trương Tấn Sang đi Nga. Khi đoàn về Việt
Nam, Tâm ghé lại Nhật để tránh truy bắt. Báo chí thời ấy đã đồng loạt truy hỏi,
chất vấn Quốc hội về sự vắng mặt của đại biểu Đặng Thành Tâm. “Chủ nhiệm Văn
phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, ông Tâm đã có đơn xin nghỉ kỳ họp
này.
Sáng
22/10, Chủ tịch Quốc hội đã nhận được đơn của ông Đặng Thành Tâm xin nghỉ cả kỳ
họp thứ 4 để đi chữa bệnh ở nước ngoài, nhưng không nói cụ thể ở nước nào. Đoàn
đại biểu Quốc hội TP.HCM trước đó cũng thông tin, ông Tâm gửi đơn xin nghỉ và
đoàn đã có văn bản đề nghị gửi đến Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội đã chấp
thuận cho đại biểu Tâm vắng mặt cả kỳ họp. Về mặt nguyên tắc thì không có lý do
gì mà không đồng ý”.
Cuối
bài báo còn nhấn mạnh thêm chi tiết: “Đại biểu doanh nhân Đặng Thành Tâm là em
trai bà Đặng Thị Hoàng Yến - người bị Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu trong
kỳ họp trước”. (5)
Gió
đổi chiều, người đổi chúa
Hiện
nay, gió đã đổi chiều. Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) vừa thông
qua thỏa thuận hợp tác cùng Công ty cổ phần Dịch vụ khách sạn Hưng Yên - một
thành viên của KBC và là nhà phát triển hạ tầng, chủ yếu các dự án trọng điểm
thuộc lĩnh vực giao thông, phát triển đô thị. Tập đoàn The Trump Organization sẽ
chính thức thực hiện kế hoạch phát triển dự án khách sạn, sân golf và khu dân
cư này.
Trước
đó, ngày 25/9, tại Florida (Mỹ), trong khuôn khổ Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa
đại diện UBND tỉnh Hưng Yên (Việt Nam) và các đối tác phía Hoa Kỳ, trong đó có
Tập đoàn The Trump Organization, ông Eric Trump, Phó Chủ tịch điều hành Tập
đoàn The Trump Organization và ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch KBC đã ký thỏa thuận
hợp tác dưới sự chứng kiến của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. (6)
Đặng
Thành Tâm có còn là sân sau của Trương Tấn Sang hay đã tìm nơi nương tựa mới?
Vì sao Hưng Yên được chọn? Dù sao đi nữa, thì đó cũng là dấu hiệu bề nổi cho thấy
thế lực của cặp đôi Trương Hòa Bình, Trương Tấn Sang.
Với
uy thế Tô Lâm, với chứng cứ sai phạm, việc khai trừ, truy tố Nguyễn Xuân Phúc,
Vương Đình Huệ… không khó. Nhưng không có kẻ thù, đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi
ích là quan trọng. Mức xử cảnh cáo như vòng kim cô mà đối tượng vô phương tháo
gỡ, nếu không ngoan ngoãn tuân phục thì hậu quả sẽ đến tức thì. Mặt khác, ném
chuột như thế không sợ vỡ bình mà còn quy thuận được một mớ chuột con.
Ra
uy trước, ban ân sau, chiến lược của Tô Tổng ngược lại với Tổng Trọng nhưng lợi
hại hơn nhiều, nhất là trong thời gian cấp bách.
Vì
vậy, với dân đen, đừng thất vọng, đừng tiếc nuối, đừng mong chờ việc xử tù hay
trừng trị những tội phạm là quan chức cấp cao. Đừng lầm tưởng đốt lò là chống
tham nhũng thật. Mọi ông vua đều canh cánh chuyện bảo vệ ngai vàng, ban phát
công lý cho dân đen là điều xa xỉ.
Tô
Tổng đang hô hào cải cách thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn nhưng chính ông ta khư
khư bảo vệ cái thể chế, cái điểm nghẽn lớn nhất là thể chế độc tài, độc đảng,
tước đoạt mọi quyền tự do của người dân ngay cái quyền được biết. Những điều
trình bày trên đây chỉ là sự suy đoán, từ những thông tin lượm lặt chắt lọc mà
đáng ra phải được Nhà nước giải trình. Lẽ ra phải công bố công khai Nguyễn Xuân
Phúc đã nhận của Trương Mỹ Lan, Phan Quốc Việt bao nhiêu tiền, mua bao nhiêu bất
động sản ở Mỹ… Ngày nào Đảng còn bịt mắt bịt tai người dân bằng những khái niệm
chung chung mơ hồ kiểu “vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Vi phạm quy
định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả
nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.” Ngày ấy
chưa cải cách thể chế, chống tham nhũng chỉ là mỹ từ che dấu cho trò đấu đá
tranh giành quyền bính.
--------------------------------------------------
*Bài
viết không thể hiện quan điểm của RFA
Tham khảo
1-https://www.youtube.com/watch?v=Nz6v_xO4IcY
2-https://laodong.vn/phap-luat/sieu-du-an-dai-ninh-va-viec-nhan-cam-on-cua-nhom-thanh-tra-1429971.ldo
3-https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%C6%A1ng_H%C3%B2a_B%C3%ACnh
5-https://dantri.com.vn/xa-hoi/ong-dang-thanh-tam-vang-mat-ca-ky-hop-quoc-hoi-1351554120.htm
No comments:
Post a Comment