ĐỪNG
LÀM LÃNG PHÍ THỜI GIAN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC!
Một
năm không biết tôi phải khai bao lần từ lý lịch cá nhân, lý lịch khoa học cho đến
làm tờ khai cho các thứ khác để xét thi đua khen thưởng ư, báo cáo tổng kết bên
chính quyền ư, bên công đoàn ư… Ối chao, kính thưa các thể loại!
Ấy
vậy mà tôi còn rảnh rang hơn nhiều người vì tôi vừa hết tuổi đoàn và cũng không
phải là đảng viên, chứ không thì có thể phải làm bản khai thêm nhiều thứ khác
cũng nên.
Hiện
tôi đang bị giục nộp ngay bản khai lý lịch (bản cứng có chữ ký tươi) cho Phòng
tổ chức, cán bộ theo quy định của Thông tư số 06/2023 của Bộ Nội vụ về mẫu lý lịch
mới.
Trời
ơi là mất thời gian trong khi các thông tin yêu cầu phải khai không khác gì
muôn vàn mẫu khai lý lịch cũ, chỉ có tí ti thay đổi về vị trí.
Ở
nước ta, cán bộ, công chức, viên chức từ trước tới nay không còn thông tin cá
nhân nào mà cơ quan tổ chức, cán bộ không bắt khai ngay từ khi được tuyển vào
làm việc.
Ấy
vậy khai quá nhiều bản, nhiều mẫu, nhiều lần như thế để làm gì?
Tôi
nghĩ chỉ có thể lý giải theo hai trường hợp sau:
*
Trường hợp thứ nhất:
–
Các cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức bịa ra việc để mọi người không
nghĩ tới tinh giản họ; hoặc,
–
Từ trước tới nay các cơ quan tổ chức, cán bộ chẳng quan tâm gì tới lý lịch của
cán bộ, công chức, viên chức, “vứt bỏ vào sọt rác” hết các bản khai của họ, kể
từ khi nhận họ vào làm việc, nay bị cấp trên truy cứu thì vội vã bịa ra mẫu mới
bắt khai để khỏa lấp đi sự thiếu trách nhiệm trước kia.
Lưu
ý rằng, nếu có thay đổi gì trong quá trình công tác của cán bộ, công chức, viên
chức thì chỉ cần yêu cầu khai bổ sung thôi, chứ cán bộ, công chức, viên chức có
thay đổi được cha mẹ, được quê quán, nơi sinh hay quá trình công tác đã khai rồi…
đâu.
Nếu
bắt cán bộ, công chức, viên chức khai đi khai lại liên tục thì có thể lộ ra rằng
cơ quan tổ chức, cán bộ chẳng quan tâm gì đến việc theo dõi hay quản lý quá
trình công tác, hoạt động hàng năm của cán bộ, công chức, viên chức?
*
Trường hợp thứ hai:
Các
cơ quan tổ chức, cán bộ bắt chước công an điều tra bắt khai nhiều lần khác nhau
để phát hiện mâu thuẫn nhằm tìm ra sự dối trá.
Trong
suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, với kỹ thuật
viết tay và đánh máy chữ “cành cạch” thô sơ, công nghệ tin học chưa phát triển,
vậy mà các thế hệ cha ông chúng ta có để lọt gián điệp vào trong hàng ngũ của
mình hay để lọt khai man lý lịch để tiến thân đâu?
Vậy
sao những người làm công tác tổ chức, cán bộ ngày nay, trong khi được đào tạo để
có đủ các thể loại bằng cấp, được hỗ trợ bởi công nghệ mới như vậy, nhưng chưa
theo kịp cha ông?
Lãng
phí cần phải được quan niệm bao gồm cả lãng phí về thời gian, công sức, trí tuệ
của con người.
Các
cơ quan tổ chức, cán bộ nên có trách nhiệm hơn trong việc chống lãng phí như vậy!
.
No comments:
Post a Comment