Xuất
khẩu lao động: Đổi đời hay gánh nợ?
Luật Khoa tạp chí
December
29 2024 12:00 PM
https://www.luatkhoa.com/2024/12/video-xuat-khau-lao-dong-doi-doi-hay-ganh-no/
Hệ
thống này vừa khuyến khích người nghèo ra nước ngoài làm việc, lại vừa bóc lột
tiền lương của họ với chi phí môi giới cao ngất ngưởng. Hệ thống xuất khẩu lao
động của Việt Nam hoạt động ra sao?
VIDEO
: Xuất
khẩu lao động: Đổi đời hay gánh nợ?
https://www.youtube.com/watch?v=sfvoHxfCvso
Lời
thoại
“Có
tiền xây nhà, trả nợ – nhờ tham gia xuất khẩu lao động”
“Biệt
thự mọc như nấm ở làng xuất khẩu lao động…”
“Đổi đời nhờ xuất khẩu lao động”
Bạn
có thể tìm thấy vô số những bài báo như thế này.
Chúng
được đăng đều đặn này nhằm kích thích người nghèo ra nước ngoài làm việc.
Làm
việc ở nước ngoài có thể cải thiện thu nhập. Đây cũng là con đường mà người dân
Campuchia hay Philippines chọn để thoát khỏi nghèo đói.
Campuchia có hơn 1,3 triệu người làm việc ở nước ngoài.
Philippines có hơn 1,9 triệu người làm việc ngoài nước.
Tuy
nhiên, Việt Nam chỉ có khoảng 650.000 người đang làm việc ở nước ngoài.
Nếu
“đổi đời” chỉ nhờ vào xuất khẩu lao động. Vì sao Việt Nam lại có ít người
“xuất ngoại”?
Một
phần lớn lý do này nằm ở hệ thống “xuất khẩu lao động” của Việt Nam.
Hệ
thống này vừa khuyến khích người nghèo ra nước ngoài làm việc, lại vừa bóc lột
tiền lương của họ với chi phí môi giới cao ngất ngưởng. Hệ thống xuất khẩu lao
động của Việt Nam hoạt động ra sao?
Trong
thập niên 1980, hệ thống xuất khẩu lao động của Việt Nam rất khác so với bây giờ.
Nhà
nước khi ấy tài trợ toàn bộ chi phí cho xuất khẩu lao động.
Bạn
chỉ cần trả một khoản phí nhỏ để làm hộ chiếu và khám sức khỏe. Không cần tham
gia đào tạo trước khi đi. Không cần trả tiền vé máy bay. Và đặc biệt là không cần
phí môi giới.
Đến
năm 1990, Việt Nam có 277.183 người làm việc chủ yếu tại Liên Xô và khối
xã hội chủ nghĩa Đông Âu, theo Bộ Ngoại giao.
Số
lao động này đã gửi tiền, hàng hóa về Việt Nam, tương đương với 10% giá trị hàng hoá xuất khẩu của cả
nước.
Ngoài
ra, 20% tiền lương của số lao động này được dùng để trả nợ
công, tương đương 30 triệu USD Mỹ vào năm 1989.
Xuất
khẩu lao động trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế.
Hệ
thống xuất khẩu lao động lúc bấy giờ tuy chỉ nhắm vào một nhóm nhỏ người lao động
có tay nghề, nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu kiếm ngoại tệ của nhà nước, vừa không
gây ra nợ nần cho người lao động.
Khi
Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa tan rã, lực lượng lao động ở nước ngoài của Việt
Nam nhanh chóng bị trả về nước.
Châu
Á và Trung Đông bắt đầu được nhắm đến để bù đắp tổn thất này.
Đồng
thời, Việt Nam chuyển hướng sang xuất khẩu lao động không có tay nghề, đặc biệt
là nhắm vào người nghèo ở nông thôn. Một hệ thống xuất khẩu lao động rất khác
được hình thành.
Một
nghiên cứu năm 2018 cho biết trong 247 công ty được cấp phép xuất khẩu lao
động thì có đến 193 công ty ở miền Bắc.
Năm
2024, trong 491 công ty xuất khẩu lao động thì miền Bắc chiếm đến 422 công ty.
Hệ
thống xuất khẩu lao động của Việt Nam không chỉ nhắm vào người nghèo, mà còn là
người nghèo ở nông thôn miền Bắc.
Vì
sao?
Từ
thập niên 1990, các nước như Mỹ, châu Âu, Úc đã hình thành cộng đồng người Việt
Nam định cư theo diện tị nạn chính trị.
Những
người này đã gửi ngoại tệ về cho gia đình của họ ở miền Nam, gây ra tình trạng chênh lệch thu nhập giữa hai miền.
Trong
video “Thảm kịch thuyền nhân”, Luật Khoa tạp chí đã đề cập rằng từ
cuối thập niên 1980, rất nhiều người miền Bắc cũng vượt biên, nhưng họ sớm bị
trục xuất trở về Việt Nam.
Vì
những người này ra đi vì lý do kinh tế.
Do
đó, để cải thiện tình trạng nghèo đói ở miền Bắc, chính quyền quyết định “xuất
khẩu lao động” ở khu vực này.
Tuy
nhiên, nhà nước không muốn những người có tay nghề, có giáo dục rời khỏi đất nước.
Người
nghèo ở miền Bắc được nhắm đến. Họ là lao động không có tay nghề, không có
trình độ nên một khi ra đi chắc chắn sẽ trở về nước, vì họ rất khó có cơ hội định
cư ở nước ngoài.Chính quyền kiểm soát rất chặt chẽ số lượng người đi xuất khẩu
lao động.
Số
lượng lao động ra nước ngoài gần như đều đặn, ngoại trừ những năm dịch
COVID-19.
Nhà
nước bày ra nhiều cách thức nhằm kiểm soát số lượng người ra đi, bao gồm cho
phép môi giới đặt ra nhiều chi phí đến mức gây nên nợ nần cho các gia đình.
Đầu
những năm 2000, một lao động sang Đài Loan phải trả 2.000 USD tiền phí, trong đó chiếm nhiều nhất
là phí môi giới và dịch vụ.
Năm
2006, chi phí môi giới được đẩy lên từ 3.500 – 4.600 USD.
Năm
2013, người lao động đến Đài Loan có thể mất từ 5.000 – 7.000 USD.
Khoảng
chi phí này là rất lớn đối với người nghèo. Thông thường, họ phải vay nợ từ
ngân hàng, bà con họ hàng, cầm cố tài sản, v.v.
Sau
khi sang nước ngoài, một lao động phải dành tiền lương của 12 đến 18 tháng lao động đầu tiên để trả nợ, chiếm đến khoảng
một nửa thời gian làm việc của hợp đồng lao động.
Trong
khi đó, chính phủ Đài Loan quy định phí môi giới không quá một tháng lương.
Năm
2023, theo khảo sát của Tổ chức Lao động Thế giới, lao động Việt Nam phải trả
phí môi giới gấp
8 lần so với lao động Philippines khi sang Nhật Bản làm việc.
Vì
sao phí môi giới lại ngất ngưởng đến như vậy?
Để
kiểm soát số lượng người ra đi, nhà nước cho phép rất ít các công ty tư nhân
tham gia xuất khẩu lao động.
Năm
2007, trong 142 công ty xuất khẩu lao động thì chỉ có 4 công ty tư nhân.
Phần
lớn các công ty nếu không phải là công ty nhà nước thì cũng có vốn sở hữu của
nhà nước, hay đơn vị sự nghiệp của cơ quan nhà nước như Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội hay cơ quan của các tổ chức chính trị xã hội như
Công đoàn Việt Nam v.v.
Một nghiên cứu năm 2013 nói rằng các công ty phải trả
tiền thuê pháp nhân xuất khẩu lao động từ các công ty nhà nước, nhằm tuyển dụng
lao động dưới danh nghĩa của những công ty này.
Để
đảm bảo đủ chỉ tiêu hàng năm, nhà nước giao nhiệm vụ cho chính quyền địa
phương, các tổ chức chính trị – xã hội được giao nhiệm vụ vận động người dân đi xuất khẩu lao
động.
Quy
định này vô tình đẩy chi phí môi giới lên cao hơn.
Nghiên cứu năm 2010 của Lê Thu Hương chỉ ra rằng các
công ty đã chi tiền cho chính quyền địa phương, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ
nữ, Đoàn Thanh niên, hay người có tiếng nói ở địa phương tuyển dụng lao động đi
nước ngoài.
Càng
nhiều người tham gia xuất khẩu lao động, cán bộ chính quyền càng nhận được nhiều
tiền hoa hồng.
Hiện
nay, các tổ chức này vẫn tham gia tuyển dụng lao động đi nước ngoài.
Vì
nghèo khó, người dân mới đi xuất khẩu lao động nhưng lại phải gánh chi phí môi
giới cao ngất ngưởng.
Đây
là đều ai cũng biết. Nhà nước đã làm gì để quản lý phí môi giới?
Năm
2007, sau khi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
có hiệu lực, phí môi giới được quy định không vượt quá một tháng lương theo một hợp đồng
một năm; tương tự đối với phí dịch vụ.
Năm
2013, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định tổng chi phí sang Đài Loan không vượt quá
4.000 USD.
Năm
2020, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
được sửa đổi. Theo đó, phí dịch vụ không quá 3 tháng tiền lương đối với hợp đồng
làm việc ba năm.
Tuy
nhiên, quy định này không thể ngăn cản các bên trung gian trục lợi từ người lao
động.
Năm
2023, một lao động sang Nhật Bản phải trả đến 192 triệu đồng, trong khi đó nước này
không thu bất kỳ khoản phí nào của người lao động.
Sắp
tới đây, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến.
Dự
thảo này tiếp tục khuyến khích người nghèo ở nông thôn, người dân tộc thiểu số,
thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an đi xuất khẩu lao động: bằng
cách cho vay vốn.
Tuy
nhiên, việc cho vay vốn gần như là một chiếc bẫy. Phí môi giới, dịch vụ quá
cao, khiến người lao động dễ lâm vào cảnh nợ nần, cầm cố nhà cửa.
Mặt
khác, chính quyền không tin tưởng người lao động. Khi được cho vay vốn, số tiền
thường sẽ được chuyển trực tiếp cho bên công ty dịch vụ, người lao động như cá
nằm trên thớt, muốn đổi ý cũng không được, bắt buộc phải đi lao động để trả nợ.
Nếu
hệ thống của Việt Nam không thay đổi theo hướng tư nhân hóa thị trường xuất khẩu
lao động, việc khuyến khích người lao động ra nước ngoài có thể là một chiếc bẫy
đáng sợ.
.
.
No comments:
Post a Comment