QUẤY
RỐI T.ÌNH D.ỤC TRONG MÔI TRƯỜNG TRÍ THỨC VN
PHẦN
2: DỨT. TUNG. TỪNG. MŨI. CHỈ
Hơn
hai năm rưỡi qua, mỗi ngày tôi đều phải nỗ lực quan sát nỗi tan hoang sau bão,
học cách neo mình vào cuộc sống hiện tại. Một cuộc học chật vật nhưng buộc phải
đi qua trong hành trình tự hoàn thiện bản thân, “làm lành” với cuộc sống.
Tôi
ước gì mình không phải nhắc lại những câu chuyện này nữa. Vết thương chưa khâu
vá xong lại tự mình dứt tung từng mũi chỉ.
Nhưng
động thái bổ nhiệm Lương Ngọc An vừa rồi của Hội Nhà văn Việt Nam cho thấy, tôi
chưa làm xong nghĩa vụ của mình.
Năm
xưa, bị Lương Ngọc An cưỡng bức, tôi đã tưởng mình tột cùng đau khổ, vậy mà
chưa hề tìm đến cái chết. Song ba năm tiếp đó, cố gắng ở lại báo Văn nghệ để đấu
tranh vì nhân phẩm của mình, bị trù dập, vu khống, hành hạ tinh thần hàng ngày ở
cơ quan, nhìn kẻ cưỡng hiếp mình nhơn nhơn leo tót lại đường băng quyền lực,
tôi đã nhiều lần tự tử.
Tệ
nạn tấn công nạn nhân bị xâm hại tình dục, dung dưỡng cho thủ phạm – con quỷ từng
giẫm tan nát cuộc đời của cô gái trẻ là tôi 24 năm trước – giờ vẫn đang nhe hàm
răng nham nhở còn dính máu oan khuất nạn nhân của nó ra, tiếp tục cắn vào nỗi
đau của họ, nhay nát những giá trị tôn nghiêm của xã hội.
Tôi
hiểu sức huỷ hoại kinh hoàng của tệ nạn này với các nạn nhân bị xâm hại tình dục.
Kẻ
cưỡng bức bắn vào nạn nhân mũi tên tẩm độc đầu tiên. Sự dung dưỡng của tập thể,
cộng đồng xung quanh là những cú ôm lấy mũi tên ấy mà ấn, mà ngoáy vào vết
thương của họ.
Qua
việc tiếp tục lên tiếng này của mình, tôi hy vọng các nạn nhân khác hiểu rằng:
Những nỗi đau của nạn nhân bị xâm hại tình dục, quá trình dài dặc mà sự lành lặn
của tâm hồn họ bị hành hình một cách tàn bạo, dù có khó thốt nên lời, nhưng sự
thật ấy không thể cứ bị thản nhiên chà đạp, chôn vùi mà không một ai hay biết,
lên tiếng.
Mục
đích của tôi là làm chậm lại sự sinh sôi nảy nở những xúc tu của con quỷ mang
tên Tệ Nạn Dung Dưỡng Cho Xâm Hại Tình Dục và đứa con của nó là Tệ Nạn Xâm Hại
Tình Dục. Những cá nhân, nhóm người từng hãm hại tôi năm xưa không còn là mục
đích cao nhất cho sự lên tiếng của tôi. Vì vậy, tôi viết tắt hầu hết tên bọn họ,
trong khi vẫn phải đưa ra ánh sáng hành động của họ để chân dung sự thật được
hiện diện rõ ràng.
Tôi
không còn là cô gái non trẻ, yếu đuối, ngu dốt năm xưa.
Nếu
những sự thật mà tôi tự dứt mình ra để kể này có thể lay động đến sự quan tâm của
bạn, thì xin đừng chuyển năng lượng ấy thành nỗi thương xót cho cá nhân tôi, mà
hãy để nó vút lên thành hành động thiết thực. Chỉ những hành động ấy chứ không
phải sự im lặng khinh bỉ kẻ thủ ác và những nước mắt thương xót cho cá nhân nạn
nhân, sẽ làm những nạn nhân còn phải ôm nỗi đau uất trong im lặng và những kẻ
gây ra tội ác hiểu rằng, cộng đồng này không phải một chốn đồng không mông quạnh
đã tắt lặng hết tiếng nói của Lương Tri.
Xin
trân trọng cảm ơn.
***
– KẺ
CƯỠNG HIẾP TÔI LÀ PHÓ TỔNG BIÊN TẬP – UỶ VIÊN BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN VIỆT
NAM
Đây
là nội dung chi tiết sự thật tôi kèm theo lá thư tố cáo Lương Ngọc An tôi đã gửi
tới Hội Nhà văn Việt Nam và báo Văn nghệ tháng 4.2022 (Phần đầu tôi đã post năm
2022 và sẽ để lại link ở dưới).
–
TÔI ĐÃ BỊ LÃNH ĐẠO CƠ QUAN LỪA THẾ NÀO
(…)
Cách
đây ít phút, nhà thơ Đặng Tiến cho tôi biết, một nhân vật trong câu chuyện tôi
vừa kể mới qua đời chưa lâu.
Vì
vậy, tôi TẠM giữ lại câu chuyện liên quan đến ông ta MỘT THỜI GIAN, để tỏ thái
độ tôn trọng với cảm xúc của gia đình người vừa mất, với văn hoá truyền thống
Việt Nam.
Bước
dừng này chỉ TẠM THỜI, và không ảnh hưởng đến hành trình lên tiếng của tôi. Bởi
mục đích chính của tôi không phải nhắm đến bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào,
mà nhắm đến một thái độ thiếu nhân tính, thiếu văn minh đối với phẩm giá con
người.
Tôi
sẽ không dung dưỡng đặc khu cho Cái Ác, bất kể Cái Ác ấy ở ai.
Trong
khi đợi một thời điểm phù hợp hơn để tiếp tục công bố sự thật cụ thể này, tôi sẽ
vẫn không lùi bước trước tệ nạn xâm hại tình dục và tệ nạn tấn công nạn nhân.
Tôi sẽ tiếp tục các động thái cần thiết khác để thực thi quyền được lên tiếng về
sự thật của mình.
Xin
cảm ơn các bạn về sự quan tâm và ủng hộ cho những giá trị tôn nghiêm mà chúng
ta tin tưởng.
_____
(Tiếp
theo phần 2: Tôi và gia đình đã bị họ thao túng tâm lý như thế nào, tôi đã bị
cô lập và tra tấn tinh thần hàng ngày ở cơ quan ra sao, tôi đã bị vu cáo chính
trị và cấm in thế nào, và những gì đã xảy ra trong tôi suốt hơn 20 năm bị quá
khứ hành hình mỗi ngày trong im lặng, v.v…)
Phần
1: TÔI ĐÃ BỊ C-ƯỠNG H-IẾP THẾ NÀO
https://www.facebook.com/share/p/1F2F8PPyBe/
CUỐN
NHẬT KÝ- BẰNG CHỨNG CỦA MỘT TỘI ÁC
https://www.facebook.com/share/p/19f3mhkM2T/
MỚI:
KẺ C.ƯỠNG H.IẾP TÔI LẠI LÀM PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
https://www.facebook.com/share/p/15r3bNSRuK/
THƯ
GỬI CÁC HỘI VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN, ĐỐI TÁC CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
https://www.facebook.com/share/p/15ZCF5zLsY/
(Còn
nữa: Tôi và gia đình đã bị họ thao túng tâm lý như thế nào, tôi đã bị cô lập và
tra tấn tinh thần hàng ngày ở cơ quan ra sao, tôi đã bị vu cáo chính trị và cấm
in thế nào, và những gì đã xảy ra trong tôi suốt hơn 20 năm bị quá khứ hành
hình mỗi ngày trong im lặng, v.v…)
BẢN
TƯỜNG TRÌNH
:
Trang 1 :
https://www.facebook.com/photo?fbid=575622828424859&set=pcb.575622921758183
Trang
2 :
https://www.facebook.com/photo?fbid=575622891758186&set=pcb.575622921758183
.
BẢN ĐÁNH MÁY LẠI BẢN TƯỜNG TRÌNH
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Kính gửi: Ông Hữu Thỉnh- Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ
Kính gửi: Ông Trương Vĩnh Tuấn- Phó Tổng biên tập tuần
báo Văn nghệ, phụ trách Văn nghệ Trẻ
Kính gửi: Ban biên tập tuần báo Văn Nghệ
Tôi là Nguyễn Lê Tâm, hoạ sĩ trình bày tờ Văn nghệ Trẻ
Tôi làm giấy này tường trình một việc như sau:
Trưa ngày 14/4/2000, khoảng sau 13 giờ, tôi đang ở phòng
vi tính thì nghe tiếng gọi của nhà thơ Bế Kiến Quốc: “Tâm lên ngay! Văn nghệ Trẻ
có chuyện.”. Tôi lo lắng chạy lên tầng 3. Cùng chạy lên có nhà thơ Bế Kiến Quốc,
hoạ sĩ Thành Chương, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, phóng viên Phong Điệp, phóng
viên Nhật Hà. Chúng tôi chạy tới cửa Văn nghệ Trẻ và tôi mở cửa ra. Lúc này anh
Lương Ngọc An đang ở tư thế chồm lên chị Dạ Thảo Phương, hai bàn tay ở khu vực
cổ của chị Dạ Thảo Phương. Chị Dạ Thảo Phương kêu giãy giụa và kêu cứu, tiếng
kêu không bình thường. Khi tôi tới gần anh Lương Ngọc An và chị Dạ Thảo Phương
thì anh Lương Ngọc An và chị Dạ Thảo Phương thì anh Lương Ngọc An bắt đầu buông
tay ra khỏi chị Dạ Thảo Phương. Nhà thơ Bế Kiến Quốc, hoạ sĩ Thành Chương, nhà
thơ Nguyễn Việt Chiến đưa anh Lương Ngọc An ra khỏi phòng. Tôi, Phong Điệp, chị
Nhật Hà ở lại giúp chị Dạ Thảo Phương lấy lại bình tĩnh. Tôi thấy một ngón tay
của chị Dạ Thảo Phương bị sưng và chảy máu. Ngay sau đó khoảng 15 phút, tôi, chị
Phong Điệp và chị Nhật Hà đã gặp và trực tiếp báo cáo sự việc này với ông
Trương Vĩnh Tuấn.
Bản thân tôi cũng thấy sự việc trên là một sự việc rất
không bình thường tại một cơ quan của Hội Nhà văn Việt Nam, một tờ báo có uy
tín của cả nước và tôi có trách nhiệm tường trình sự việc trên để cơ quan xem
xét.
Với tư cách là một công dân trung thực, tôi chịu trách
nhiệm với những lời tường trình của mình.
Ngày 20 tháng 4 năm 2000
Người làm tường trình: Nguyễn Lê Tâm (ký)
Nguyễn Thành Chương (ký)
Phong Điệp (ký)
Nhật Hà (ký)
(Ghi chú thêm của Dạ Thảo Phương: Tôi muốn bổ xung thêm 1
chi tiết chưa được nhắc đến trong bản tường trình, là khi đó tôi đang nằm trên
dãy ghế kê phía bên trong, cạnh bàn lớn của phòng biên tập, và Lương Ngọc An
đang ở phía trên người tôi. Chi tiết này đã được tôi kể lại trong nội dung đơn
thư tố cáo tháng 4.2022 và không người làm chứng nào phản đối).
=========================
UPDATE
17.4.2022: TÀI KHOẢN FB CỦA TÔI ĐANG BỊ TẤN CÔNG DỮ DỘI
UPDATE
17.4.2022: TÀI KHOẢN FB CỦA TÔI ĐANG BỊ TẤN CÔNG DỮ DỘI.
-
Post "Đứa con đầu tiên" của tôi đã bị report và remove. Tôi xin đăng
bổ sung dưới đây.
-
Những phát ngôn của tôi về sự việc này, tôi chịu trách nhiệm vĩnh viễn trước
pháp luật, công luận và lương tâm mình. Tôi sẽ không xoá, ẩn.
-
Nếu bạn thấy tài khoản FB này bị biến mất hoặc không hoạt động, có post nào bị
xoá, nghĩa là tôi đã bị tấn công.
-
Nếu có thể, khi share xin hãy copy luôn nội dung post của tôi để việc tôi bị
hack không bịt miệng được thông tin.
Xin
cảm ơn.
1. TOÀN BỘ SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ GIỮA TÔI VÀ LƯƠNG NGỌC AN
(Ảnh:
Biên bản cuộc họp với tôi do Ban Chấp Hành Công đoàn Báo Văn Nghệ thực hiện
ngày 24.2.2003. Link bản đánh máy https://app.box.com/s/v4beyd77fpm3pi94n5uhqzn5jk65rr2n)
*
Xin dừng đọc nếu bạn dưới 16 tuổi mà chưa có sự cho phép của phụ huynh.
*
Tôi chưa bao giờ có quan hệ tình cảm, tình dục đồng thuận với Lương Ngọc An.
*
Lương Ngọc An đã c.ưỡng h.iếp tôi như thế nào.
*
Lương Ngọc An đã thao túng tôi trong thời gian dài như thế nào.
Tôi
chưa bao giờ có bất cứ một quan hệ tình cảm, tình dục đồng thuận nào với Lương
Ngọc An. Tôi khẳng định điều này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tất
cả các suy diễn, đồn thổi về một mối quan hệ tình cảm của tôi và Lương Ngọc An
đều là hoàn toàn sai sự thật.
Nếu
không biết chắc chắn, không có bằng chứng, thì trước khi phát ngôn hãy giả định
nếu người thân của bạn rơi vào hoàn cảnh của tôi. Hãy ngừng những suy diễn vô
căn cứ, những lời lẽ ác ý xâm hại danh dự và truy sát an ninh tinh thần của các
nạn nhân đã rất tổn thương vì bị xâm hại tình dục như tôi.
CHỈ
LÀ ĐỒNG NGHIỆP BÌNH THƯỜNG
Từ
tháng 9.1996, tôi bắt đầu làm việc với tư cách phóng viên, biên tập viên ở tờ
Văn nghệ Trẻ (thuộc báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam).
Lương
Ngọc An về báo trước tôi nhiều năm, là nhân viên phòng Hành chính. Anh ta
chuyên mua sắm cho cơ quan, lái xe, giúp việc cho ông Trương Vĩnh Tuấn, Phó Tổng
biên tập (TBT) phụ trách hành chính của báo Văn nghệ.
Khoảng
cuối năm 1998, ngoài phụ trách hành chính của báo Văn nghệ, ông Trương Vĩnh Tuấn
kiêm thêm chức vụ phụ trách nội dung tờ Văn nghệ Trẻ. Lương Ngọc An cũng được
đưa về Văn nghệ Trẻ làm báo.
Khi
đó, một trong các công việc chính của tôi tại Văn nghệ Trẻ là đảm trách toàn bộ
mảng văn hoá nghệ thuật. Tôi hay ở lại cơ quan làm việc muộn vì phải đi dự các
sự kiện văn hoá nghệ thuật hoặc phỏng vấn, viết bài. Nhạc sĩ Phú Quang, nhạc sĩ
Phó Đức Phương, nhạc sĩ Anh Quân, ca sĩ Mỹ Linh v.v… đều từng hẹn trả lời phỏng
vấn của tôi tại toà soạn vào buổi tối. Việc tôi ở lại cơ quan muộn luôn luôn vì
đòi hỏi đặc thù của công việc. Nhiều nhân viên báo Văn nghệ cũng ở lại cơ quan
làm việc muộn như vậy.
Thời
gian này, Lương Ngọc An cũng thường xuyên ở lại báo sau giờ hành chính, đi
loanh quanh giữa các tầng, dùng điện thoại cơ quan gọi cho ai đó, nói chuyện rất
dài (hồi ấy internet và điện thoại di động còn chưa phổ biến và phí rất đắt).
Thỉnh thoảng, Lương Ngọc An cũng ngồi ở phòng biên tập khi tôi ở đó viết bài.
Có lần có cả các đồng nghiệp khác, có khi chỉ có anh ta và tôi.
Thời
điểm đó ai cũng biết Lương Ngọc An vừa có vợ, vừa đồng thời yêu một phóng viên ở
báo khác (tôi cũng biết chị). Anh ta nói: “Hết giờ làm chẳng biết đi đâu về
đâu”. Anh ta bảo không muốn về nhà với vợ, cũng không gặp được người yêu vì chị
phải dành thời gian buổi tối cho gia đình.
Lương
Ngọc An tỏ vẻ khá chua chát về hoàn cảnh của mình, và so sánh với tôi: “Anh thì
học hành lõm bõm, công việc lêu bêu, về đến nhà là nghe than phiền nhức hết đầu.
Đâu phải như em, vừa nứt mắt xuất hiện đã giải nhất thơ toàn quốc, học hành bài
bản, gia đình chiều chuộng, công việc hanh thông. Đúng là đời!”. Anh ta kể mình
là người lăn lộn từng trải mọi giới ngoài xã hội, và gọi tôi là loại “hoa tủ
kính”.
Tôi
thấy tính cách và lối sống của Lương Ngọc An khác biệt với những giá trị của
mình. Tuy không đánh giá cá nhân anh ta cao, tôi vẫn thân thiện và lịch sự với
anh ta như với một đồng nghiệp bình thường.
Khoảng
hai, ba lần, khi tôi xong việc, Lương Ngọc An rủ tôi đi gặp nhóm bạn là phóng
viên ảnh. Tôi nhận lời vì đây là dịp tốt để một phóng viên trẻ mới vào nghề như
tôi xây dựng mạng lưới công việc. Để tiện, tôi đi chung xe máy của Lương Ngọc
An vì anh ta đi xe phân khối lớn tốc độ nhanh, còn xe của tôi là xe cub nhỏ, đường
phố buổi tối tôi cũng không thông thạo. Mặc dù vậy, thời gian đó, Lương Ngọc An
luôn cư xử đúng mực, tôi và anh ta không thân thiết, không có chút cảm tình giới
tính nào.
Việc
cùng đi gặp gỡ người trong giới là hoàn toàn bình thường với người làm báo. Tôi
(cũng như các đồng nghiệp nữ khác) khi đi đến những cuộc gặp tương tự cũng có
lúc đi chung xe với các đồng nghiệp nam vô tư khác như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn
Thành Phong, Phạm Ngọc Tiến,v.v… Cho rằng một vài lần đi chung xe như vậy nghĩa
là có tư tình, là một cách suy diễn hủ lậu và thiếu thiện ý.
BỊ
ĐÁNH ĐẬP, C.ƯỠNG H.IẾP
Có
một lần, vào khoảng tháng 7.1999, sau khi tôi làm việc xong, Lương Ngọc An than
“chán đời” và rủ tôi “đi loanh quanh bên ngoài cho anh đỡ buồn”. Tôi đồng ý.
Anh ta chở tôi tới một quán chè chén nhỏ ngoài vỉa hè gần cầu Thăng Long. Hành
xử của anh ta đến lúc này vẫn hoàn toàn bình thường.
Trên
đường về nhà tôi, đến khu Hoàng Quốc Việt, Lương Ngọc An chợt kêu chóng mặt và
dừng xe ngay trước một dãy nhà nghỉ. Anh ta bóp trán kêu đau đầu, làm tôi rất
lo lắng. “Vào đây nghỉ tí cho anh đỡ chóng mặt đã” - Anh ta nài nỉ, kéo tay tôi
vào nhà nghỉ. Tôi kiên quyết: “Không, em không vào. Anh mệt anh vào đi, em tự về”.
Anh ta nhăn nhó: “Trời tối em về một mình anh yên tâm sao được, anh chóng mặt
đi ngã lăn quay ra thì chết. Em để anh một mình lúc anh đau đầu thế này à. Vào
nghỉ tí thôi, anh không làm gì em đâu. Gớm, anh coi mày như cô em gái ở cơ
quan, ai thèm làm gì mày”.
Mặc
dù còn bán tín bán nghi không biết sức khoẻ anh ta có gì nguy hiểm không, tôi vẫn
phản đối quyết liệt. Nhưng anh ta nhất định không buông tay. Chúng tôi giằng co
nhau trước cửa nhà nghỉ, nhân viên bắt đầu nhìn ra, người đi đường nhìn vào. Việc
đi với Lương Ngọc An lúc trước tôi thấy là hoàn toàn bình thường, giờ khi bị mọi
người để ý, tôi chợt thấy đó là điều bố mẹ tôi không bao giờ chấp nhận.
Tôi
trở nên hoảng hốt, lo sợ nhỡ có người quen đi đường nhìn thấy tôi đang giằng co
trước cửa nhà nghỉ với một người đàn ông. Tôi tiếp tục giằng tay khỏi anh ta:
“Buông tay em ra, mọi người nhìn kìa”. Lương Ngọc An nhận ra nỗi sợ bị nhòm ngó
của tôi, bèn được thể kéo tôi vào trong sảnh, bảo: “Sợ bị nhìn thì vào đây. Nghỉ
chút cho anh đỡ đau đầu thôi rồi về, không ai làm gì đâu”.
Trong
một vài phút ngắn ngủi đó, tôi bị mắc kẹt trong một tình huống hoang mang- vừa
sợ bước vào trong, vừa sợ nếu cứ giằng co ở ngoài thì sẽ bị mọi người nhòm ngó.
Lợi dụng khoảnh khắc tôi đang bấn loạn bối rối như vậy, Lương Ngọc An vừa túm
chặt tay tôi, vừa nhanh chóng nhận chìa khoá, đẩy tôi vào phòng, sập cửa.
Anh
ta lập tức xô tôi ngã xuống giường, dùng vũ lực c.ưỡng h.iếp. Tôi sợ hãi cực độ,
vừa hết sức chống cự, vừa cố gắng van nài: “Anh dừng lại ngay đi, chúng ta là đồng
nghiệp cơ mà. Anh dừng lại đi, ít nhất cũng là vì người yêu của anh. Người yêu
anh sẽ buồn lắm đấy”.
Vừa
van vỉ, tôi vừa vật lộn dữ dội chống lại Lương Ngọc An, đạp, cắn, cào, cấu anh
ta, đập đầu anh ta vào thành giường. Chúng tôi đánh nhau cật lực một lúc, đột
nhiên, Lương Ngọc An dừng lại, nằm thở mệt. Vì tôi mải đánh nhau, và thời gian
anh ta xâm phạm vào trong cơ thể tôi quá ngắn ngủi, tôi thậm chí còn không biết
anh ta đã hoàn thành hành vi c.ưỡng h.iếp. Tôi tưởng mình đã tự vệ thành công.
Tôi chạy ngay ra cửa thoát thân, Lương Ngọc An đuổi theo, xin lỗi tôi.
Tối
hôm đó, Lương Ngọc An gọi điện về nhà tôi nói rằng, khi bố anh ta hỏi về những
vết thâm tím trên mặt mũi, anh ta đã nói: “Bị người yêu cắn”. Nghe vậy, tôi vô
cùng tức giận, nói: “Anh là thằng khốn nạn c.ưỡng h.iếp tôi, tôi không phải là
người yêu của anh”.
Hôm
sau, đến cơ quan, Lương Ngọc An lại xin lỗi tôi và nói: “Hôm trước anh bậy quá,
em đừng giận anh nhé. Anh thề không bao giờ làm thế nữa”. Còn tôi, trong lòng
vô cùng sợ hãi, hoang mang vì những điều khủng khiếp đã xảy ra. Tôi không dám
nói chuyện bị cưỡng hiếp với bố mẹ, bạn bè, cơ quan, cũng không thể tự dưng bỏ
việc. Việc bị c.ưỡng h.iếp càng làm tôi có tâm lý bất lực, mất tự tin vào bản
thân.
Không
biết làm gì để bảo vệ mình, tôi chỉ biết sợ hãi tránh mặt anh ta mọi lúc có thể.
BỊ
ĐEO BÁM, THAO TÚNG
Sau
đó mấy ngày, cuối giờ trưa, khi tôi đang ngồi ở phòng tiếp cộng tác viên của
Văn nghệ Trẻ cho yên tĩnh để viết bài, thì Lương Ngọc An xô cửa vào. Anh ta
dùng sức mạnh khống chế, ôm hôn, nói nhớ tôi không chịu được. Tôi chửi mắng và
chống cự quyết liệt, cố gắng xô anh ta vào tủ tài liệu, dùng cây bút bi đang viết
bài đâm vào người anh ta. Tôi nói: “Anh không dừng lại, tôi sẽ kêu cứu, sẽ báo
cáo với cơ quan!”. Lương Ngọc An nhếch mép giễu cợt: “Để anh kêu hộ em cho to
hơn nhé, cứu tôi với, cứu tôi với, làng nước ôi, cơ quan ôi, tôi đang bị hiếp
này!”. Thái độ nhơn nhơn trơ tráo đó của Lương Ngọc An khiến tôi vừa hoảng sợ,
vừa hoang mang tột độ. Tôi nghĩ rằng Lương Ngọc An đâu có sợ bị cơ quan biết,
tôi có kêu cứu thì chỉ mình tôi mang tiếng thiệt thân.
Tôi
là một phụ nữ vóc dáng nhỏ bé, cả đời chưa phải làm việc nặng. Trong khi đó,
Lương Ngọc An là một nam thanh niên ngoài 30 tuổi, là cựu lính tăng và từng là
lái xe nhiều năm ở báo Văn nghệ. Tôi không đủ sức khoẻ chống lại nổi anh ta.
Tôi đã bị anh ta đánh đập rồi làm nhục.
Sau
đó, Lương Ngọc An còn cưỡng bức tôi thêm một vài lần nữa ở toà soạn. Lần nào
anh ta cũng ra sức đánh đập, vặn tay, thúc gối vào bụng, giật tóc, khiến tôi tối
tăm mặt mũi, choáng váng sợ hãi. Lần nào tôi cũng phản đối rõ ràng bằng lời nói
và đánh trả quyết liệt hết sức mình. Tôi cắn, đấm, đá, dùng bút đâm anh ta, rút
tay nắm cửa bằng sắt của phòng tiếp cộng tác viên (đã bị long ra từ trước) đánh
vào đầu anh ta, cào chảy máu mặt anh ta.
Cách
anh ta dùng bạo lực khiến tôi có cảm giác chủ đích của anh ta là làm nhục tôi,
chứ không phải vì nhu cầu tình dục. Đáp lại, tôi chỉ có uất ức, căm thù, nhưng
bất lực.
Anh
ta thậm chí còn bí mật đeo bám, tìm đến nhà riêng của tôi để tấn công.
Khi
đó, bố mẹ tôi có mua thêm một căn hộ nhỏ trong dãy nhà tập thể ở gần chợ Bưởi,
tôi ở đây một mình một thời gian trông nhà cho bố mẹ. Lương Ngọc An đến vào giờ
khuya, đập cửa gọi tên tôi ầm ĩ. Thấy tôi kiên quyết không mở cửa, anh ta đỗ xe
ở ngay trước nhà, nằm dài trên yên xe cả tiếng đồng hồ, trơ tráo mặc mọi người
đi qua đi lại nhìn ngó và nhắc đỗ gọn xe không chiếm lối đi. Đến khi hàng xóm
phải mắng mỏ, tôi sợ mang tiếng cho gia đình nên đành mở cửa đuổi anh ta về.
Anh ta liền dùng sức mạnh xô cửa vào, dùng vũ lực tấn công.
TẠI
SAO TÔI KHÔNG DÁM KÊU CỨU
Lương
Ngọc An đã luôn chọn địa điểm và thời gian mà tôi không thể không có mặt. Anh
ta lợi dụng tâm lý “sợ mang tiếng”, “sợ gây chú ý”, “sợ mất danh dự” của một cô
gái trẻ để thao túng, khống chế, đe doạ rồi dùng bạo lực c.ưỡng h.iếp tôi.
Khi
xảy ra sự việc, tôi chỉ là một cô gái mới ra trường, ngoài 20 tuổi, chưa chồng,
mỏng vốn sống, thiếu bản lĩnh. Sinh ra trong một gia đình gốc Bắc truyền thống,
tôi lớn lên với những quan niệm thủ cựu về giới tính, về danh dự gia đình.
Chính
vì thế, khi bị tấn công, điều tôi lo nghĩ nhất không phải là bản thân mình mà
là gia đình mình. Lúc đó, tôi sợ nếu mình bị đàm tiếu liên quan đến người khác
giới, bố mẹ tôi sẽ cho đó là nỗi nhục nhã chôn vùi danh dự gia đình. Tôi đã suy
nghĩ một cách rất cổ hủ rằng tôi cần phải bảo vệ gia đình mình khỏi nguy cơ
“mang tiếng” bằng mọi giá, kể cả cái giá đó là sự khổ nhục thầm lặng của tôi.
Tôi đã thiếu coi trọng bản thân đến mức nghĩ rằng, bản thân tôi không đáng giá
bằng cái gọi là “điều tiếng xung quanh” hão huyền đó.
Tôi
còn lo sợ rằng nếu tôi kêu cứu, cũng chẳng ai tin tôi vô tội. Họ sẽ cho rằng
tôi tự chuốc hoạ vào thân khi con gái chưa chồng lại chọn một nghề phải đi lại
nhiều như nghề báo, khi đi làm về muộn, khi dám một mình đi với người khác giới.
Họ sẽ cho rằng tôi phải là một đứa con gái thế nào, phải làm gì sai trái nên mới
bị quấy rối và tấn công như vậy. Tôi thậm chí tin rằng kể cả khi họ biết tôi là
nạn nhân, thiên hạ cũng sẽ coi tôi là một đứa con gái đã bị vấy bẩn, vô giá trị.
Chỉ nghĩ đến đó tôi đã muốn tự giết chính mình cho xong.
Chính
vì những nỗi sợ hãi do thiếu hiểu biết này, tôi đã chưa bao giờ dám nghĩ đến
kêu cứu hay kể cho ai biết.
Là
một người dày dạn kinh nghiệm, Lương Ngọc An nhanh chóng nắm được điểm yếu của
tôi. Anh ta biết tôi còn non trẻ. Anh ta biết tôi đã bị sự sợ hãi bắt làm con
tin, hay đúng hơn, danh dự của tôi và gia đình đã trở thành con tin của anh ta.
Vậy nên anh ta rất ngang nhiên và thách thức. Anh ta là kẻ thủ ác, nhưng lại
làm chính tôi sợ hãi, không dám lộ ra tội ác của anh ta. Một đồng nghiệp ở cơ
quan hỏi về vết xước trên trán anh ta (do bị tôi cào khi chống cự lại anh ta).
Ngay trước mặt tôi, anh ta liếc tôi có ý đe doạ, rồi cười nhạt bảo: “Mèo dữ
cào”.
Lương
Ngọc An lúc ấy đã làm ở báo được khoảng 10 năm, có quan hệ cộng sinh với nhiều
người có thế lực. Tôi là một phóng viên mới vào nghề, chỉ say mê công việc,
không thân thiết vây cánh với ai.
Yêu
văn chương, gắn bó với cơ quan, nghĩ đó như gia đình thứ hai sẽ theo mình suốt
cuộc đời, chuyện bỏ việc với tôi khi đó cũng khó như bỏ gia đình vậy.
Tôi
không biết phải làm gì để thoát khỏi hoàn cảnh khốn đốn của mình.
2.
ĐỨA CON ĐẦU TIÊN
(Ảnh:
Biên bản cuộc họp của đại diện Công đoàn và các phòng ban liên quan của Báo Văn
nghệ, ngày 26.2.2003.
Link
bản đánh máy https://app.box.com/s/hhpinfssd1s3bwgajoj7xpm5mh0ybo55)
*
*
Đau đớn dứt quyền làm mẹ
*
Tiếp tục bị đeo bám
*
Trong vực thẳm cô đơn và hoảng loạn
*
LƯƠNG NGỌC AN, HÃY NHẬN TỘI!
Lần
đầu tiên bị c.ưỡng h.iếp, tôi chỉ tập trung vào việc đánh nhau để thoát thân. Cảm
giác sự xâm phạm của Lương Ngọc An vào vào cơ thể tôi chỉ yếu ớt và thoáng qua,
nên tôi tưởng hắn chưa kịp hoàn thành hành vi c.ưỡng h.iếp.
Khi
mất kinh, tôi nghĩ vì mình bị đột ngột khủng hoảng tinh thần. Tôi không hề biết
mình có thai, cho đến khi đứa con trong bụng tôi đã 12 tuần tuổi.
Vâng,
tôi của 23 năm trước đã rất ngu ngốc, thiếu hiểu biết. Tôi chưa bao giờ được
gia đình và trường học giáo dục giới tính hoặc cách xử lý khi bị bạo hành. Khi
đó, internet chưa phổ biến và hiểu biết chung của xã hội về vấn đề này còn rất
lạc hậu. Khi mọi việc xảy ra, tôi bàng hoàng đến tê dại, không bình tĩnh như giờ
đây ngồi trước màn hình máy tính, tỉnh táo biết được những bước xử lý đúng cách
như tôi của bây giờ.
ĐAU
ĐỚN DỨT QUYỀN LÀM MẸ
Ngay
từ khi vừa biết có thai, tôi đã yêu con bằng tất cả bản năng của người mẹ. Tôi
từng lập kế hoạch trốn nhà đến một vùng quê héo lánh, làm mẹ đơn thân. Tôi thậm
chí đã mua cho con những đôi tất len xinh xắn. Tôi yêu con nhiều đến mức sẵn
sàng đánh đổi tất cả cuộc đời tôi từng có, sẵn sàng thành một người mẹ đơn
thân, miễn được sống cùng con.
Nhưng,
tôi nghĩ đến việc bé sẽ phải đối mặt với dư luận khắc nghiệt của xã hội, và bé
sẽ cảm thấy thế nào khi biết mình là kết quả của một vụ c.ưỡng d.âm, biết mình
chung dòng máu với một kẻ đốn mạt như Lương Ngọc An. Tôi thấy không có quyền để
con mình phải sinh ra cùng nhường ấy khổ nhục đau đớn, nỗi khổ nhục đau đớn bị
hoà vào tận máu.
Nhận
nỗi đau về mình, tôi quyết định n.ạo thai.
Sợ
bị bắt gặp sẽ bị dị nghị, sợ phải từ bỏ con, sợ vĩnh viễn không bao giờ được
làm mẹ nữa,v.v… Mỗi bước chân đến viện, đối với tôi chẳng khác nào mỗi bước
chân hai mẹ con tôi ôm nhau tới nơi người này phải nhìn người kia bị hành quyết.
Ba,
bốn lần đến viện rồi không nỡ, lại khóc tức tưởi, quay về. Cuối cùng, tháng
11.1999, khi thai đã được 15 tuần tuổi, không thể chần chừ hơn nữa, tôi buộc phải
đi phá thai ở viện C (phá chui, vì tôi sợ phải đưa giấy tờ tuỳ thân, sợ bất cứ
ai biết tôi là ai, sợ câu chuyện lọt ra ngoài thì tôi sẽ chôn vùi “danh dự” bản
thân và gia đình).
Trong
cơn quẫn bách và hoảng sợ, tôi nguyền rủa với Lương Ngọc An là vì anh ta đã c.ưỡng
h.iếp tôi, khiến tôi có thai và không thể giữ đứa con đầu đời của mình. Lương
Ngọc An đề nghị đưa tôi đi viện, hẹn ngày, hỏi giá tiền. Nhưng đúng trước ngày
hẹn, Lương Ngọc An nói không ở Hà Nội, tôi tự lo đi, rồi tắt máy.
Tôi
cần tiền n.ạo thai. Khi đó, là một phóng viên trẻ báo văn chương, tôi mơ mộng
và nghèo. Không dám vay tiền ai vì sợ mọi người hỏi lý do, tôi phải bán tất cả
những gì có thể bán, kể cả chiếc dây chuyền kỷ niệm từ nhà bà ngoại và những cuốn
sách tôi yêu thương.
Tôi
đã không thể giữ đứa con đầu tiên của mình.
Những
gì diễn ra ở bệnh viện giày xéo ám ảnh tâm tưởng tôi đến tận hôm nay, tôi xin
giữ lại nó cho mình, cho đến ngày tôi được đấng cao xanh giải thoát.
Rời
bệnh viện, tôi cảm thấy cuộc sống đáng sợ hơn cái chết.
TIẾP
TỤC BỊ ĐEO BÁM
Ngày
tôi đi làm lại, Lương Ngọc An lại tiếp tục tấn công tôi, mặc tôi kêu van vừa n.ạo
thai còn chưa cầm máu, mặc tôi vừa chống trả vừa nài xin hắn đừng xúc phạm đến
đứa con mới mất của tôi.
Hắn
nói: “Lúc đầu, thấy em đỏng đảnh, kiêu ngạo, anh ngứa mắt thì làm vậy thôi.
Nhưng từ khi nhìn thấy em yêu con thế nào, vật vã vì mất con thế nào, anh mới bắt
đầu thấy yêu em. Nỗi đau khổ lại làm em đẹp lạ lùng mới chết chứ. Anh nghiện em
mất rồi”. Tôi căm phẫn uất ức: “Anh là đồ bệnh hoạn. Anh khiến tôi buồn nôn”.
Hắn
liên tiếp gọi điện thoại về nhà, chặn tôi trên đường, lởn vởn quanh bàn tôi làm
việc, đe doạ, thao túng tôi. Đến cơ quan, ngồi làm việc trong phòng biên tập,
tôi phải chịu đựng chung không gian với hắn, bị hắn nhìn chòng chọc hoặc kiếm
cách đụng chạm. Chạy sang phòng tiếp cộng tác viên để ngồi một mình, khoá cửa
trong thì hắn cũng mở được. Lương Ngọc An có một biệt tài khó hiểu là bất kể
tôi khoá cửa phòng nào của cơ quan hắn cũng có thể nhanh chóng mở được. Khi tôi
phải chạy xuống phòng đọc báo chung của Văn nghệ để ngồi viết bài, hắn cũng
theo vào, làm tôi sợ hãi và ghê tởm. Trên khuôn mặt hắn, tôi như thấy máu oan ức
của con khóc gọi tôi.
Sau
cú sốc mất con, không có tiền bồi dưỡng sức khoẻ, tinh thần suy sụp, lại bị
Lương Ngọc An đeo bám hành hạ, tôi bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, hay đau dạ
dày, đau đầu, nhức xương, chóng mặt. Cân nặng từ 48 kg xuống còn 41 kg.
TRONG
VỰC THẲM CÔ ĐƠN VÀ HOẢNG LOẠN
Quá
đau đớn vì mất con mà vẫn bị hắn đeo bám không thôi, tôi tìm số điện thoại nhà
riêng của Lương Ngọc An ở danh bạ cơ quan, gọi điện về nhà cho mẹ hắn. Tôi
không dám nói hết mức độ sự việc, chỉ nhờ bác khuyên can hắn chấm dứt quấy rối
tôi. Mẹ hắn nói: “Cháu phải tự tìm cách bảo vệ mình thôi, chứ thằng An thì bác
chịu, không dạy nổi nó từ lâu rồi. Bác từng nghe nó nói chuyện với mấy thằng bạn
về những cô gái khác… Toàn một lũ mất dạy, khủng khiếp lắm, cháu hãy cẩn thận”.
Khi tôi gọi điện cầu cứu lần nữa, bác nói: “Bác không thể làm gì giúp cháu”.
Tôi
liên lạc với người yêu của Lương Ngọc An. Chị vô cùng ngạc nhiên, bảo: “Ơ, vẫn
nịnh chị lắm mà! Em không phải sợ nữa nhé, để chị bảo thôi quấy rầy em”. Sau đó
Lương Ngọc An để tôi yên được mấy ngày, rồi lại tiếp tục.
Tôi
điện thoại tiếp cho người yêu của hắn, lần nữa nhờ chị giúp đỡ. Chẳng biết hắn
đã bịa đặt lừa phỉnh những gì mà chị kinh ngạc: “Chị đã cho một trận, tưởng phải
chừa rồi chứ”. Rồi chị gọi lại, nói với tôi, Lương Ngọc An khẳng định tôi bịa
chuyện vì xích mích công việc. Thực tế, công việc của tôi và Lương Ngọc An hoàn
toàn không liên quan đến nhau. Tôi đề nghị đối chất ba người ở quán cà phê, chị
bảo: “Chị còn có gia đình, không muốn những chuyện đôi co ầm ĩ ở ngoài. Chuyện
của em chị không giải quyết nữa đâu”.
Lương
Ngọc An tiếp tục đeo bám, nói những lời yêu đương trơ trẽn, hành hạ tôi một
cách bệnh hoạn.
Tôi
chỉ ước có phép tàng hình để được ở một mình với nỗi đau bí mật về đứa con đã mất.
Sợ mọi người xung quanh biết, tôi vẫn phải cố gắng cư xử bình thường. Nhưng bên
trong, tôi tột cùng rã rời, hoang mang, bế tắc, tan nát tâm can.
Tôi
mua một điện thoại có băng ghi âm, định là khi Lương Ngọc An gọi điện tán tỉnh,
tôi sẽ có bằng chứng cho người yêu của hắn biết. Lục tung cả Hà Nội chỉ tìm được
một chiếc điện thoại không hiện đại gì cho lắm, là loại ghi âm lại cuộc gọi khi
đi vắng chứ không phải ghi âm bí mật. Cứ mấy giây cái băng ghi âm lại kêu
“tít”, “tít”. Lương Ngọc An gọi, vừa nói một câu đã chột dạ, hỏi: “Em ghi âm hả”?
Nghe
giọng hắn, tôi mất hết bình tĩnh, quên luôn ý định ghi âm làm gì, chỉ khóc nức
nở và chất vấn: “Tại sao anh c.ưỡng h.iếp tôi, tại sao anh c.ưỡng h.iếp tôi, hả!
Đó là đứa con đầu tiên của tôi, tôi yêu nó”.
Lương
Ngọc An cảnh giác, lặng im nghe tôi chất vấn hồi lâu, rồi gác máy.
Tôi
không muốn ai biết mình đã bị c.ưỡng h.iếp và phải nạo thai, nên không biết sử
dụng chiếc băng ghi âm này làm gì. Tôi mang giấu nó ở tủ để tài liệu cá nhân của
tôi ở toà soạn. Ít lâu sau kiểm tra lại, cái băng chỉ còn là băng trắng, làm
tôi tưởng mình đã lỡ tay xoá. Mãi sau này tôi mới biết Lương Ngọc An, bằng cách
nào đó, đã mở được tủ của tôi, lấy cắp cái băng.
Lương
Ngọc An không gọi điện thoại về nhà riêng cho tôi nữa.
Sau
sự việc Lương Ngọc An c.ưỡng h.iếp tôi không thành 14.4.2000, tôi đã làm đơn tố
cáo nhiều lần dựa trên sự việc có nhân chứng ấy mà không báo cáo toàn bộ câu
chuyện với cơ quan. Một phần, tôi không có chứng cứ. Một phần, mất con là nỗi
đau quá lớn và thiêng liêng với tôi, tôi không muốn ai chạm đến. Và một phần
khác, là nỗi lo sợ bản thân và gia đình bị đàm tiếu, thị phi. Tôi đã nghĩ chẳng
có một cô gái trẻ, chưa chồng nào lại muốn nói với cả thế giới là mình đã bị
đánh đập, c.ưỡng h.iếp đến mức phải nạo thai.
Cô
gái trẻ là tôi của 23 năm trước quả thật đã quá non nớt, thiếu kinh nghiệm sống
và bản lĩnh, bị ràng buộc bởi nhiều định kiến hủ lậu của xã hội thời đó quá. Cô
gái ấy đã quay cuồng thầm lặng trong vực thẳm cô đơn và hoảng loạn.
LƯƠNG
NGỌC AN, HÃY NHẬN TỘI!
Bao
nhiêu lần muốn đi theo con mà không được, có lẽ con đã xin với cao xanh bắt tôi
ở lại để thay con cất tiếng đòi lại Sự Thật cho con.
Con
tôi đã không được ra đời không phải vì mẹ nó không yêu thương nó thật nhiều,
hay không dám làm mẹ đơn thân. Không. Con tôi không được ra đời, vì khởi đầu của
đời con là kết quả của một vụ c.ưỡng h.iếp. c.ưỡng h.iếp không thể bị tráo đổi
bản chất thành “xô xát” do “ghen tuông”.
Lương
Ngọc An, hãy nhận tội!
Mọi
tội lỗi đến một thời điểm nào đó đều có thể được tha thứ, kể cả tội giết người.
Tội
lỗi của Lương Ngọc An cũng thế. Nhưng chỉ là khi, ít nhất, kẻ phạm tội đã chịu
nhận trách nhiệm về tội lỗi mình gây ra- đó là biểu hiện đầu tiên của sự chuyển
biến nhận thức, biết đó là tội lỗi, biết sẽ không được phép lặp lại, gây hại
cho xã hội.
Tôi
cùng đứa con không được ra đời của tôi muốn kêu gọi:
LƯƠNG
NGỌC AN, HÃY NHẬN TỘI C.ƯỠNG H.IẾP VÀ VU KHỐNG TÔI TRƯỚC ĐÂY.
Nếu
Lương Ngọc An thâý mình bị tố cáo oan, hãy kiện tôi! Hãy để câu chuyện này
thoát khỏi cái vòng kim cô “quá thời hiệu xử lý”, để sự thật này được mang ra
xét xử công khai trước pháp luật.
Nếu
Lương Ngọc An không lên tiếng, không dám đối chất với tôi trước các đại diện cơ
quan chức năng, chồng tôi và các luật sư, nếu anh ta tiếp tục im lặng- nghĩa là
anh ta đã gián tiếp công nhận những gì tôi tố cáo là có thật.
DẠ THẢO
PHƯƠNG
******
***
Xin lưu ý, tôi đã gửi đơn khiếu nại ngay sau sự việc ngày 14.4.2000, nhưng những
cuộc họp này chỉ đến năm 2003 mới được diễn ra).
***
(Tôi sẽ tiếp tục kể sự thật câu chuyện của mình)
+
Thư ngỏ tố cáo hành vi hiếp dâm, vu khống
https://www.facebook.com/100079314396199/posts/115695031084310/?d=n
+
Ánh sáng (tại sao tôi tố cáo)
https://www.facebook.com/100079314396199/posts/116332564353890/?d=
-------
HÌNH
:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=117028130951000&set=pcb.117032397617240
https://www.facebook.com/photo?fbid=117028120951001&set=pcb.117032397617240
https://www.facebook.com/photo?fbid=117028114284335&set=pcb.117032397617240
https://www.facebook.com/photo?fbid=117028190950994&set=pcb.117032397617240
https://www.facebook.com/photo?fbid=117028200950993&set=pcb.117032397617240
https://www.facebook.com/photo/?fbid=117028197617660&set=pcb.117032397617240
https://www.facebook.com/photo/?fbid=119322030721610&set=pcb.117032397617240
.
No comments:
Post a Comment