Mỹ - Trung cạnh tranh
Nga tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?
BBC News Tiếng Việt
18 tháng 12 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjr21np3rq3o
Tại
sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng loạt công ty vũ khí từ 27 quốc gia đã đặt gian
hàng, sẵn sàng tham gia trưng bày khí tài quân sự tại Triển lãm Quốc phòng quốc
tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) diễn ra từ ngày 19 đến 22/12.
Triển
lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2022
Bộ
Quốc phòng Việt Nam, từ cuối tháng 11, cho biết các công ty từ Iran, Israel,
Trung Quốc, Nga, Mỹ... sẽ trưng bày thiết bị quân sự trong sự kiện này, một trường
hợp hiếm hoi khi các đối thủ địa chính trị trên thế giới, lẫn các nước đang có
chiến tranh cùng nhau trưng bày sản phẩm quốc phòng.
Theo
truyền thông nhà nước, nhiều loại khí tài quân sự mới do ngành công nghiệp quốc
phòng Việt Nam tự phát triển, sản xuất, cũng sẽ lần đầu tiên được trưng bày
trong dịp này.
Sự
quan tâm của giới truyền thông và công chúng đối với triển lãm này đang tăng
cao, vì tại đây Mỹ, Trung Quốc và Nga sẽ giới thiệu thiết bị quân sự của họ, khả
năng nhắm đến mục tiêu giành được thị phần trong ngành công nghiệp quốc phòng
Việt Nam.
Sự
phấn khích đang dâng cao khi nhiều tờ báo trong nước những ngày này liên tục
đăng tải hình ảnh của các loại vũ khí và khí tài khủng tại triển lãm, trong đó
phải kể đến các máy bay quân sự C-130J và A-10 của Mỹ, hệ thống tên lửa đối hải
Rubezh-ME, xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga…
·
Việt Nam và Mỹ: Bàn
giao máy bay quân sự, tiếp theo là gì?
22 tháng 11 năm 2024
·
Việt Nam dịch chuyển
sang hệ vũ khí NATO để giảm phụ thuộc Nga?
25 tháng 5 năm 2024
·
Thế lưỡng nan của Việt
Nam khi muốn đa dạng kho vũ khí ngoài 'nước bạn' Nga
9 tháng 12 năm 2022
Quốc
gia Đông Nam Á có hơn 100 triệu dân này nằm trong tốp 20 nước mua vũ khí lớn nhất
thế giới, trong bối cảnh có các căng thẳng với Trung
Quốc trên Biển Đông, theo Reuters.
Số
liệu từ Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết Hà Nội có chi tiêu quân sự hàng năm
trên 2% tổng sản phẩm quốc nội.
Những
năm gần đây, Việt Nam cũng đang tìm cách đa dạng hóa các nhà
cung cấp,
giảm dần phụ thuộc vào nhà cung cấp truyền thống là Nga, đặc biệt kể từ sau khi
Moscow tiến hành cuộc xâm lược toàn diện Kyiv.
Sự
thay đổi này cho phép các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc, Mỹ và một số nước
khác cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu quốc phòng ngày càng tăng của Việt Nam.
Ngoài
ra, Việt Nam cũng tìm cách củng cố ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, và
các quan chức của Bộ Quốc phòng nhiều lần tuyên bố thúc đẩy xuất khẩu các sản
phẩm quân sự hiện là ưu tiên hàng đầu.
Nga,
Mỹ và Trung Quốc sẽ giới thiệu những vũ khí nào?
Hồi
tháng 12/2022, Việt Nam đã lần đầu tiên tổ chức triển lãm vũ khí quốc tế đầu
tiên, thu hút 174 đơn vị từ 30 quốc gia.
Trong
lần thứ hai, được tổ chức năm nay, theo cập nhật mới nhất từ ban tổ chức vào
ngày 17/12, có 242 đơn vị, doanh nghiệp trong nước và quốc tế xác nhận tham dự
Vietnam Defence Expo 2024, sự kiện có kinh phí tổ chức dự kiến khoảng 120 tỷ đồng
từ nguồn xã hội hóa.
Thiếu
tướng Lê Quang Tuyến - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - phát biểu
trong cuộc họp báo trước sự kiện, cho biết khu vực triển lãm có tổng diện tích
hơn 100.000 m2 với diện tích trưng bày trong nhà là 15.000 m2 và ngoài trời hơn
20.000 m2.
Quy
mô này đánh dấu sự mở rộng đáng kể so với triển lãm lần trước.
Đáng
chú ý, Trung Quốc và Iran là hai nước lần đầu tiên tham gia sự kiện, trong đó
các chuyên gia nhận định sự góp mặt của Trung Quốc là "dấu hiệu quan trọng
cho thấy sự hợp tác an ninh mới giữa hai nước", theo đánh giá của Reuters.
Trong
những tháng gần đây, hai quốc gia Cộng sản láng giềng đã nhiều lần tuyên bố muốn
thúc đẩy quan hệ an ninh và công nghiệp quốc phòng, và đã ký các thỏa thuận sơ
bộ về vấn đề này.
Quân
đội Việt Nam và Trung Quốc cũng thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp cao
và lực lượng bảo vệ bờ biển của mỗi nước đã tổ chức các cuộc tuần tra chung tại
Vịnh Bắc Bộ.
Nhưng
giáo sư Carl Thayer, chuyên gia cấp cao về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng
Australia, Đại học New South Wales, nhận định trên Reuters hồi
tháng 11 rằng Việt Nam nếu có thỏa thuận với Trung Quốc thì sẽ chỉ giới hạn ở
các thiết bị, khí tài phi chiến đấu như hậu cần, vận tải và quân y.
"Việt
Nam không thể trông cậy vào Trung Quốc về vũ khí quân sự giá trị lớn cho quân đội,
hải quân và lực lượng phòng không - không quân vì nguy cơ Trung Quốc sẽ đình chỉ
mọi thỏa thuận và tiếp tế vào thời điểm căng thẳng", giáo sư Thayer lí giải.
Trong
số các công ty Trung Quốc tham gia có Tập đoàn Norinco, nhà sản xuất quốc phòng
do nhà nước sở hữu, đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ. Norinco đã thu hút sự chú
ý của giới truyền thông vào năm ngoái khi xuất hiện các thông tin cho thấy
Hamas đã sử dụng súng trường tấn công của họ trong cuộc xung đột Israel-Hamas.
No comments:
Post a Comment