Tuesday, 17 December 2024

BẢN TIN TỔNG HỢP NGÀY 16/12 2024  

 



BẢN TIN TỔNG HỢP NGÀY 16/12 2024  

 

                                                            *****

Tòa án Hàn Quốc bắt đầu xem xét luận tội Tổng thống Yoon về lệnh thiết quân luật  

VOA

17/12/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7903401.html

 

NỘI DUNG :

Đặc phái viên LHQ ủng hộ quá trình chuyển giao do Syria lãnh đạo;

Na Uy viện trợ 242 triệu USD cho Ukraine;

Tàu chở dầu Nga bị hư hại ở Eo biển Kerch;

Thái Lan tổ chức 2 cuộc họp khu vực tập trung vào Myanmar;

 Biden, Harris cảm ơn các nhà tài trợ

 

NGHE & XEM >>>>>  

 

 

 

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền bị chia rẽ sau khi Quốc Hội biểu quyết truất phế tổng thống

Chi Phương  -  RFI

Đăng ngày: 16/12/2024 - 11:52  -  Sửa đổi ngày: 16/12/2024 - 13:43

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20241216-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BA%A7m-quy%E1%BB%81n-b%E1%BB%8B-chia-r%E1%BA%BD-sau-khi-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-bi%E1%BB%83u-quy%E1%BA%BFt-tru%E1%BA%A5t-ph%E1%BA%BF-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng

 

Sau khi Quốc Hội Hàn Quốc bỏ phiếu thông qua kiến nghị phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol vào cuối tuần qua, hôm nay, 16/12/2024, Tòa Bảo Hiến nước này bắt đầu xem xét các thủ tục để cách chức tổng thống. Trong lúc tổng thống vẫn từ chối hợp tác điều tra, đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) của ông ngày càng bị chia rẽ. Sáng nay, chủ tịch đảng cầm quyền, ông Han Dong-hoon, đã từ chức, xem việc ban hành thiết quân luật là đi ngược lại với các giá trị của đảng.

 

HÌNH :

Chủ tịch Quốc Hội Hàn Quốc Woo Won-shik công bố kết quả bỏ phiếu luận tội tổng thống Yoon Suk Yeol trong phiên họp toàn thể của Quốc Hội ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 14/12/2024. via REUTERS - Woohae Cho

 

Từ Seoul, thông tín viên Celio Fioretti cho biết cụ thể :

“Một chính đảng trở nên hoang tàn: 12 dân biểu thuộc đảng cầm quyền đã đưa lá phiếu của mình cho phe đối lập, khiến cuộc biểu quyết tại Quốc Hội hôm thứ Bảy đã có thể thông qua kiến nghị phế truất tổng thống Hàn Quốc. Thế nhưng, 85 nghị sĩ vẫn đứng về phe tổng thống, bất chấp mưu toan ban hành thiết quân luật. Bị chia rẽ nội bộ như vậy, đảng PPP nay đã trở thành giống như cái bóng của chính mình.

Ngoài chủ tịch đảng PPP, các quan chức cao cấp khác trong đảng cũng đã thông báo ý định rời khỏi vị trí lãnh đạo.

Hôm nay, trong khi Tòa Bảo Hiến đã bắt đầu họp để xem xét việc phế truất tổng thống, đảng cầm quyền không biết liệu có thể hoạt động bình thường cho cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo hay không.

Publicité

Tòa có sáu tháng để quyết định có cách chức tổng thống hay không. Ông Yoon Suk Yeol đã tuyên bố từ chối trình diện trước các cơ quan chức năng để bị thẩm vấn. Nếu các thẩm phán xác nhận việc cách chức ông Yoon, một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ được tổ chức. Phe đối lập đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bầu cử này, với lợi thế đang dẫn trước đảng của tổng thống, hiện đang bị chia rẽ.”

Theo AFP, chánh án Tòa Bảo Hiến Hàn Quốc Moon Hyung-bae hứa sẽ thực hiện các thủ tục một cách “nhanh chóng và công bằng”. Trong thời gian này, thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo sẽ tạm thời điều hành đất nước thay ông Yoon Suk Yeol. Ông có thể giữ chức tổng thống lâm thời trong thời hạn tối đa là 8 tháng.

Tư pháp Hàn Quốc cho biết tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục từ chối các cuộc triệu tập của các cơ quan điều tra, họ có thể xin tòa án cấp lệnh bắt giữ tổng thống.

 

----------------------------

Các nội dung liên quan

 

HÀN QUỐC - CHÍNH TRỊ

Phế truất tổng thống Hàn Quốc: Đối lập kêu gọi đảng cầm quyền ủng hộ

 

HÀN QUỐC - CHÍNH TRỊ

Trước nguy cơ bị phế truất, tổng thống Hàn Quốc tuyên bố "chiến đấu đến cùng"

 

HÀN QUỐC - PHẾ TRUẤT TỔNG THỐNG

Hàn Quốc: Quốc Hội thông qua kiến nghị phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol

 

 

 

 

Vì sao chưa phải lúc thích hợp để Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan?

 

 

 

 

Đài Loan tiếp nhận lô xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ

 

 

 

Tàu chiến Mỹ trở lại quân cảng Ream: Phnom Penh cải thiện quan hệ với Washington?

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 16/12/2024 - 14:41  -  Sửa đổi ngày: 16/12/2024 - 17:27

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20241216-t%C3%A0u-chi%E1%BA%BFn-m%E1%BB%B9-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-qu%C3%A2n-c%E1%BA%A3ng-ream-phnom-penh-c%E1%BA%A3i-thi%E1%BB%87n-quan-h%E1%BB%87-v%E1%BB%9Bi-washington

 

 

 

Hòa nhạc Giáng sinh cho người Việt ở ngoại ô thủ đô Mỹ

VOA EXPRESS

17/12/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7903526.html

 

 

 

 

 

16 Tháng 12, 2024

Thái Lan sẽ tổ chức hai cuộc họp khu vực tập trung vào Myanmar trong tuần này

 

 

 

 

Tại sao ông Trump (có thể) cứu TikTok?

Trúc Phương/Người Việt

December 15, 2024

https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/tai-sao-ong-trump-co-the-cuu-tiktok/#google_vignette

 

Nghị trường Mỹ lẫn Trung Quốc đang sôi sùng sục cuộc chiến công nghệ giữa hai nước. Đây không chỉ là chuyện giữa Trung Quốc và Mỹ mà còn ảnh hưởng toàn cầu. Trên bề mặt, dư luận “có cảm giác” Tổng Thống tân cử Donald Trump sẽ “đánh” Trung Quốc trên mọi mặt trận. Thực tế không hẳn vậy và TikTok là ví dụ cụ thể nhất…


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/12/Binh-Luan-Tiktok-1536x1024.jpg

Trụ sở chính của ByteDance, công ty mẹ của Tiktok, ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Hình: Greg Baker/AFP via Getty Images)

 

TikTok đối mặt điều gì?

 

Ứng dụng TikTok có thể bị đóng cửa ở Mỹ trừ khi công ty này tìm được cách ngăn luật cấm được ban hành vào Tháng Tư, 2024, với yêu cầu TikTok phải chấm dứt quan hệ với công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc trước ngày 19 Tháng Giêng, 2025 (một ngày trước khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức), bằng cách phải bán TikTok cho một chủ sở hữu Mỹ.

TikTok đã liên tục “kêu oan,” lập luận rằng luật này vi phạm Tu Chính Án Thứ Nhất, gây ảnh hưởng cho “170 triệu người Mỹ dùng TikTok để xây dựng nội dung truyền thông cho mọi loại hình thức diễn đạt tự do ngôn luận.”

 

Ngày 6 Tháng Mười Hai, 2024, ba thẩm phán tại Tòa Phúc Thẩm Liên Bang ở Washington, DC, phán rằng luật vẫn phải được thực hiện, bởi nó “được xây dựng để giải quyết vấn đề kiểm soát (dữ liệu của người Mỹ) từ một đối thủ nước ngoài” và không vi phạm Tu Chính Án Thứ Nhất.

 

Bộ Trưởng Tư Pháp Merrick Garland đã ca ngợi quyết định trên, gọi đây là “một bước quan trọng trong việc ngăn chặn chính phủ Trung Quốc sử dụng TikTok làm vũ khí để thu thập thông tin nhạy cảm của hàng triệu người Mỹ, ngầm thao túng nội dung được cung cấp cho người Mỹ và phá hoại an ninh quốc gia chúng ta.”

 

Phản hồi, ba ngày sau, ngày 9 Tháng Mười Hai, TikTok đệ đơn xin tạm chặn lệnh cấm cho đến khi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cân nhắc tính hợp hiến của lệnh cấm.

 

Ngày 13 Tháng Mười Hai, chủ tịch Ủy Ban Chọn Lọc Hạ Viện về Trung Quốc, ông John Moolenaar (Cộng Hòa, Michigan), và Dân Biểu Raja Krishnamoorthi (Dân Chủ, Illinois) đã gửi thư đến các giám đốc điều hành của Apple, Google và TikTok, nhắc rằng việc chưa gỡ ứng dụng TikTok sau ngày 19 Tháng Giêng là phạm luật.

 

Apple và Google, cùng với các công ty lưu trữ như Oracle và Amazon Web Services, có thể đối mặt khoản tiền phạt lớn nếu họ tiếp tục làm việc với TikTok.

 

Phần mình, TikTok nói rằng các doanh nghiệp nhỏ và giới sáng tạo truyền thông ở Mỹ sẽ mất $1.3 tỷ thu nhập chỉ trong một tháng nếu TikTok bị dẹp tiệm. Đại diện TikTok cũng nói rằng hoạt động quảng cáo, tiếp thị và “phạm vi tiếp cận trên TikTok” của các doanh nghiệp Mỹ đã đóng góp $24.2 tỷ vào tổng sản phẩm quốc nội Mỹ vào năm 2023, và riêng phần mình TikTok cũng đóng góp $8.5 tỷ vào GDP Mỹ.

 

Cần nhắc lại, ngày 13 Tháng Ba, 2024, với tỉ lệ 352 phiếu thuận (và 65 chống), Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật với sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng. Dự luật yêu cầu công ty mẹ ByteDance phải bán TikTok cho các công ty không phải người Trung Quốc trong vòng sáu tháng. Dân biểu Mike Gallagher, đảng viên Cộng Hòa Wisconsin, một trong những nhà lập pháp dẫn đầu dự luật, đã phát biểu rằng điều đó “buộc TikTok phải chia tay với Đảng Cộng Sản Trung Quốc.”

 

TikTok cho biết họ luôn nỗ lực bảo vệ dữ liệu người dùng, rằng không có bằng chứng nào cho thấy Bắc Kinh sử dụng TikTok để lấy dữ liệu người dùng Hoa Kỳ hoặc để gây ảnh hưởng đến quan điểm cũng như quyền tự do ngôn luận của người Mỹ. TikTok đã chi hơn $1 tỷ cho một dự án có tên “Project Texas” nhằm quản lý dữ liệu của người dùng Hoa Kỳ một cách tách biệt với các hoạt động còn lại của công ty.

 

ByteDance được thành lập năm 2012 tại Bắc Kinh. Người sáng lập công ty, Trương Nhất Minh (Zhang Yiming), khi đó là một kỹ sư phần mềm 29 tuổi, trở thành gương mặt doanh nhân nổi tiếng nhất nhì Trung Quốc. Một trong những sản phẩm sớm nhất và phổ biến nhất của ByteDance là công cụ tổng hợp tin tức được hỗ trợ bởi AI Jinri Toutiao, phần lớn được sử dụng ở Trung Quốc.

 

Năm 2016, công ty ra mắt ứng dụng video ngắn Douyin (Đẩu Âm), nhanh chóng trở thành ứng dụng phổ biến ở Trung Quốc. Năm 2017, công ty ra mắt phiên bản quốc tế của Đẩu Âm, gọi là TikTok, trở thành ứng dụng đầu tiên của Trung Quốc vươn ra toàn cầu.

 

ByteDance, trị giá khoảng $300 tỷ vào Tháng Mười Một, 2024, là một trong những công ty Internet thành công nhất Trung Quốc. Một thông cáo vào Tháng Năm, 2023, của TikTok cho biết khoảng 60% cổ phần ByteDance “thuộc sở hữu các nhà đầu tư toàn cầu như Carlyle Group, General Atlantic và Susquehanna International Group,” với khoảng 20% thuộc sở hữu “nhân viên ByteDance trên toàn thế giới” và phần còn lại thuộc sở hữu của người sáng lập.

 

ByteDance từng nhiều lần nói rằng họ chưa bao giờ chia sẻ dữ liệu người dùng Hoa Kỳ với chính quyền Trung Quốc nhưng các nhà lập pháp Hoa Kỳ chỉ ra rằng chẳng có công ty hoặc doanh nghiệp nào của Trung Quốc có thể dám cãi lại những đòi hỏi của Bắc Kinh, đặc biệt lĩnh vực an ninh và tình báo.

 

Trong phiên điều trần vào Tháng Ba, 2023, trước Ủy Ban Năng Lượng và Thương Mại Hạ viện, giám đốc điều hành TikTok, ông Chu Thự Tư (Shou Zi Chew), nhấn mạnh rằng, TikTok “với tư cách là một công ty Hoa Kỳ được thành lập tại Hoa Kỳ, phải tuân theo luật pháp Hoa Kỳ.”

 

Mỹ không phải là quốc gia đầu tiên làm khó TikTok. Một số nước đã thực hiện các bước để cấm hoặc hạn chế ứng dụng phổ biến này.

 

TikTok đã bị cấm ở Ấn Độ vào năm 2020 trước những lo ngại về an ninh, sau khi xảy ra cuộc đụng độ quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới Hy Mã Lạp Sơn. Lệnh cấm vĩnh viễn được ban hành vào Tháng Giêng, 2021 (Ấn Độ cấm hơn 50 ứng dụng Trung Quốc, trong đó có TikTok và ứng dụng nhắn tin WeChat).

 

Nepal công bố lệnh cấm TikTok vào cuối năm 2023. Tại Liên Minh Châu Âu (EU), năm 2023, các cơ quan trọng yếu chịu trách nhiệm hoạch định chính sách – Nghị Viện Châu Âu, Ủy Ban Châu Âu và Hội Đồng Châu Âu – đã cấm nhân viên sử dụng/cài đặt ứng dụng TikTok trên điện thoại.

 

Tháng Hai, 2023, Canada cấm cài đặt TikTok trên tất cả điện thoại do chính phủ cấp. Năm 2023, Anh công bố lệnh cấm cài đặt/sử dụng TikTok trên thiết bị của các bộ trưởng và công chức chính phủ. Quốc hội Anh sau đó cũng đưa ra lệnh cấm TikTok đối với các thiết bị kết nối với mạng của Quốc Hội. Tại Úc, nước này đã cấm TikTok trên tất cả thiết bị thuộc sở hữu của chính phủ liên bang vào năm 2023…

 

 

Tại sao Trump “quay xe”? 

 

Việc yêu cầu TikTok bán cho một công ty Mỹ thật ra là “sáng kiến” thời Trump 1.0. Ngày 31 Tháng Bảy, 2020, chính Donald Trump, với tư cách tổng thống, đã loan bố quyết định yêu cầu ByteDance thoái vốn khỏi TikTok. Ngày 14 Tháng Tám, 2020, Trump ban hành một lệnh hành pháp mới, đưa ra thời hạn 90 ngày cho ByteDance để bán TikTok. Lý do Trump đưa ra là TikTok đang trở thành mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và ứng dụng này phục vụ cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trump sau đó thậm chí không cho phép bán TikTok cho một công ty Mỹ mà cấm hẳn ứng dụng này.

 

Những thành viên trong nội các tương lai của Trump 2.0 cũng công kích TikTok. Brendan Carr, người được Trump chọn làm chủ tịch Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang, đã ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn TikTok; và Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio, người được Trump đề cử làm ngoại trưởng, gọi lệnh cấm là “chiến thắng cho nước Mỹ.” Người được Trump chọn làm bộ trưởng Nội An, Thống Đốc South Dakota Kristi L. Noem, là thống đốc đầu tiên ban lệnh cấm TikTok trên các thiết bị do nhà nước sở hữu.

 

Tuy nhiên, hoàn toàn bất ngờ, Trump lại “quay xe” ủng hộ TikTok.

 

Xuất hiện trên chương trình Squawk Box của CNBC vào Tháng Ba, 2024, Trump lập luận rằng lệnh cấm TikTok sẽ trao quyền lực thông tin quá nhiều cho Facebook, một “kẻ thù của nhân dân” (theo cách nói của Trump). Trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC, Trump nói rằng TikTok vẫn là… mối đe dọa an ninh quốc gia nhưng việc cấm ứng dụng này sẽ khiến giới trẻ “phát điên.”

 

Trong một video trên Truth Social vào Tháng Chín, Trump nói: “Đối với tất cả những ai muốn cứu TikTok ở Mỹ, hãy bỏ phiếu cho Trump. Phe kia đang đóng cửa nó, nhưng giờ tôi là một ngôi sao lớn trên TikTok.” Danh khoản TikTok của Donald Trump có 14.4 triệu người theo dõi. Một số thành viên trong gia đình Trump, trong đó có Ivanka Trump, Donald Trump Jr. và cháu gái Kai Trump, cũng tham gia ứng dụng này.

 

Việc Trump thay đổi thái độ với TikTok (vào Tháng Ba, 2024) trùng với thời điểm Trump gặp tỷ phú Jeff Yass, nhà tài trợ lớn cho Đảng Cộng Hòa. Jeff Yass sở hữu một cổ phần đáng kể trong ByteDance – theo nguồn The New York Times. Jeff Yass đã thuê Kellyanne Conway, cựu cố vấn cấp cao của Trump, để vận động hành lang nhằm TikTok có thể tiếp tục được hoạt động tại Mỹ.

 

Theo NBC News, Jeff Yass là người đồng sáng lập công ty giao dịch Susquehanna International Group (có trụ sở tại Philadelphia), nơi sở hữu 15% cổ phần trong ByteDance. Riêng cá nhân Jeff Yass sở hữu 7% trong ByteDance (trị giá khoảng $21 tỷ). Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, Jeff Yass đã đóng góp $47 triệu để giúp các ứng cử viên và ủy ban của Đảng Cộng Hòa, đưa tên tuổi mình trở thành nhà tài trợ lớn thứ ba cho Cộng Hòa. Jeff Yass chính là người tài trợ $6 triệu vào để ủng hộ nỗ lực tái tranh cử của Thống Đốc Cộng Hòa Texas Greg Abbott.

 

Hóa ra việc (có khả năng) gỡ lệnh cấm TikTok chỉ là chuyện “ơn nghĩa,” trong trường hợp này là tỷ phú Jeff Yass.

 

Để “cứu” TikTok, theo Alan Rozenshtein (cựu cố vấn an ninh quốc gia của Bộ Tư Pháp), Trump có ba lựa chọn: 1) Ông có thể thuyết phục Quốc Hội hủy bỏ luật; 2) Ông yêu cầu tân bộ trưởng Tư Pháp không thực thi luật; và 3) Ông có thể tuyên bố rằng ByteDance “đã tuân thủ” và đáp ứng một số yêu cầu của luật.

 

Nói với The Washington Post, Alan Rozenshtein cho rằng tùy chọn số hai có vẻ dễ nhất và đó có thể là cách Trump sẽ làm, để cứu TikTok, kể cả việc TikTok là sân sau của Đảng Cộng Sản Trung Quốc – như nhiều ông nghị Cộng Hòa từng lên án. Nói cách khác, khả năng sống sót của TikTok là rất cao; trong khi sự thành thực của những tuyên bố ồn ào về chuyện “đánh chết” Trung Quốc nói chung là… rất thấp.

 

 

 

 

Trump, Ngũ Giác Đài tranh cãi về các máy bay không người lái xuất hiện trên bầu trời Mỹ

VOA

17/12/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7903580.html

 

 

Biden, Harris cảm ơn các nhà tài trợ, thúc giục họ tiếp tục ủng hộ sau thất bại trước Trump

AP

16/12/2024

https://www.voatiengviet.com/a/biden-harris-cam-on-cac-nha-tai-tro-thuc-ho-tiep-tuc-ung-ho-sau-that-bai-truoc-trump/7902964.html

 

 

 

Số phận bấp bênh của di dân ở Mêhicô sau khi Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ

Phan Minh  -  RFI

Đăng ngày: 16/12/2024 - 14:07  -  Sửa đổi ngày: 16/12/2024 - 15:06

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20241216-s%E1%BB%91-ph%E1%BA%ADn-b%E1%BA%A5p-b%C3%AAnh-c%E1%BB%A7a-di-d%C3%A2n-%E1%BB%9F-m%C3%AAhic%C3%B4-sau-khi-trump-t%C3%A1i-%C4%91%E1%BA%AFc-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9

 

Số phận của di dân ở Mêhicô sau khi Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ, chiến tranh Ukraina, tỉnh Mayotte của Pháp bị bão Chido tàn phá là những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm hôm nay, 16/12/2024.

 

HÌNH :

Ảnh ghép : Tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump (P) và tổng thống Mêhicô Claudia Sheinbaum. © Rodrigo Oropeza & Jeff Kowalsky / AFP

 

Trang nhất của nhật báo Công Giáo La Croix chú ý đến việc kể từ khi Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ hôm 06/11, số phận của những di dân ở Mêhicô trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Chủ nhân tương lai của Nhà Trắng đã cam kết sẽ trục xuất hàng triệu di dân bất hợp pháp ngay khi nhậm chức vào ngày 20/01/2025.

 

Vidal Berroteran, một thanh niên 21 tuổi người Venezuela, không quan tâm đến những lời đe dọa này. Đang có mặt ở một khu vực hoang vắng, cách thủ đô Mexico City 60 km về phía bắc, chàng trai này đang chờ một chuyến tàu hàng sẽ đi qua trong vài giờ nữa để đu lên tàu và di chuyển đến miền bắc Mêhicô, rồi từ đó sẽ tìm cách vượt biên trái phép sang Hoa Kỳ. Donald Trump đã tuyên bố sẽ trục xuất gần 11 triệu di dân bất hợp pháp, nhưng Vidal nghĩ điều này là không thể, vì những người này đang làm những công việc mà người Mỹ không muốn làm. Nhiều chuyên gia cho rằng chiến dịch trục xuất hàng loạt của Trump sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ.

 

Giờ đây, việc cấp bách đối với di dân là đến được Mỹ trước tháng 01/2025. Nhiều cơ sở trú ẩn dành cho di dân ở Mexico City đang ngày một vắng dần. Nhiều người quyết định rời khỏi thành phố và vượt biên trái phép. Họ lo sợ những ứng dụng như CPB One, cho phép họ nộp đơn xin tị nạn tại Hoa Kỳ, sẽ biến mất, và những tin đồn về việc bị bắt giữ ở biên giới cũng khiến họ ngày càng lo lắng.

 

Còn ở miền nam Mêhicô, ít nhất năm đoàn người di cư đã được hình thành kể từ khi họ hay tin Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng. Mặc dù các cơ quan di trú Mêhicô thường xuyên giải tán những đoàn người này, di dân vẫn quyết tâm đến được Hoa Kỳ. Tổng thống Claudia Sheinbaum đã hứa sẽ tiếp nhận lại những công dân Mêhicô bị Washington trục xuất, nhưng không nói rõ sẽ làm gì với di dân từ các quốc gia khác. Trong khi đó, Vidal vẫn tiếp tục mơ về một cuộc sống ở Mỹ.

 

 

Pháp : Thủ tướng Bayrou sẽ tại vị lâu hơn những người tiền nhiệm ?

 

Về thời sự Pháp, trang nhất và bài xã luận của nhật báo Le Monde quan tâm đến việc đất nước có thủ tướng mới. Một cái tên cuối cùng đã xuất hiện hôm 13/12 vừa qua. Đó là François Bayrou, chủ tịch đảng cánh trung MoDem.

 

Ông Bayrou trở thành thủ tướng ở tuổi 73, kế nhiệm Michel Barnier, cùng tuổi, bị Quốc Hội bất tín nhiệm trước đó gần chục ngày. Đối với tân thủ tướng Pháp, việc được bổ nhiệm là một sự thăng tiến cá nhân, bởi ông Bayrou đã phải đấu tranh để thuyết phục một tổng thống Macron do dự, lo sợ quyền lực bị đe dọa bởi những "âm mưu" của các chính đảng đối lập. Trong bối cảnh bất ổn hiện nay, niềm tin vào giới chính trị đang lung lay, và đã đến lúc "vở kịch" này phải chấm dứt.

 

Pháp có một thủ tướng mới, người thứ tư trong vòng chưa đầy một năm. Tuy nhiên, không có gì khẳng định tân chủ nhân điện Matignon sẽ tại vị lâu hơn hay thành công hơn những người tiền nhiệm. François Bayrou, "người hòa giải", từ năm 2007, đã mơ về việc tập hợp cánh tả, cánh trung và cánh hữu để cùng nhau "tìm ra giải pháp". Ông sẽ phải hành động nhanh chóng nếu không muốn tiếng nói của bà Marine Le Pen của đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN) ngày càng có trọng lượng.

 

Một phần của cánh tả dường như đã thay đổi lập trường sau khi chính phủ của thủ tướng Barnier bị lật đổ. Cuối tuần qua, đảng Xã Hội (PS), cùng với đảng Xanh và đảng Cộng Sản (PC), đã quyết định nhượng bộ đôi phần, khiến Jean-Luc Mélenchon của đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) bị cô lập, vì ông là người duy nhất yêu cầu phế truất Macron và tổ chức bầu cử tổng thống trước thời hạn.

 

Đảng PS đã tìm cách gây áp lực với tổng thống Macron để buộc ông bổ nhiệm một thủ tướng cánh tả, nhưng không thành công. Đảng này tuy vẫn ở phe đối lập, nhưng dường như sẽ không bỏ phiếu bất tín nhiệm tân chính phủ nếu họ không sử dụng điều 49.3. Điều này sẽ buộc François Bayrou phải nhượng bộ về chính sách thuế quan và cải cách hưu trí, hai hồ sơ quan trọng đối với phe Macron.

 

Cánh hữu thì vẫn tỏ ra thận trọng và miễn cưỡng. Việc họ có tham gia chính phủ hay không còn phụ thuộc vào chính sách mà tân thủ tướng sẽ áp dụng. Ông Bayrou ngay lập tức phải chịu áp lực giống như người tiền nhiệm, nhưng với nguy cơ phải nhượng bộ nhiều hơn.

Ngay sau khi được bổ nhiệm, ông François Bayrou đã đề cập đến tình trạng nợ công và thâm hụt ngân sách, một cách để nhấn mạnh đến sự hỗn loạn của tình hình chính trị đất nước. Chính trường Pháp đã rơi vào bế tắc trong nhiều tháng qua, với một tổng thống mà uy tín giảm sút trầm trọng, đi kèm với các dân biểu làm hình ảnh của Quốc Hội bị hoen ố, bởi những chính khách này không hiểu rằng nếu không có đa số thì nên thỏa hiệp.

 

Tình trạng này dẫn đến sự suy yếu cả về mặt dân chủ lẫn kinh tế. Người dân Pháp cảm thấy lo lắng, thậm chí "ngao ngán". Le Monde kết luận rằng tổng thống Macron, các dân biểu và các chính đảng cần nhìn xa hơn lợi ích cá nhân, nếu muốn đạt được tiến bộ trong những tháng tới. Nếu không, hố sâu ngăn cách người dân với giới chính trị sẽ ngày càng lớn.

 

 

Pháp : Bão Chido tàn phá tỉnh Mayotte

 

Vẫn tại Pháp, trang nhất và bài xã luận của tờ Libération chú ý đến cơn bão Chido khốc liệt vừa càn quét Mayotte. Đây là tỉnh nghèo và thiếu thốn nhất Pháp, và từ 14/12, cũng là tỉnh bị tàn phá nhiều nhất. Cơn bão đổ bộ vào Mayotte đã biến quần đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương này thành một "cảnh tượng tận thế", theo lời thuật của một cư dân bàng hoàng.

 

Có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người đã bỏ mạng. Hơn 100.000 người sống trong các khu ổ chuột, và những nơi này đã bị xóa sổ hoàn toàn. Các bệnh viện và sân bay bị thiệt hại nặng nề, các cột điện gãy đổ, và mạng lưới điện không hoạt động... Mayotte bị cắt đứt khỏi thế giới và những nạn nhân còn sống đang thiếu thốn mọi thứ.

 

Sự kiện "ngoại lệ" này, theo Cục Khí tượng Pháp Météo France, là một hiện tượng tự nhiên, nhưng trong trường hợp này, con người phải chịu trách nhiệm rất lớn. Đầu tiên là con người đã thúc đẩy hiện tượng hâm nóng toàn cầu, khiến nhiệt độ nước biển tăng lên gần 30°C và tạo ra "một kho năng lượng lớn cho các cơn bão". Sau đó là chính quyền đã để cho tỉnh này rơi vào cảnh nghèo khổ, mặc dù nhiều cảnh báo đã được đưa ra từ nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm qua.

 

Mặc dù tỉnh Mayotte thuộc Pháp, nền kinh tế thứ 7 thế giới, nhưng người dân không tiếp cận được nguồn nước ngọt một cách dễ dàng. Sáu trên mười ngôi nhà không có nhà vệ sinh hoặc phòng tắm. Hiện tượng này khiến cho dịch tả lan rộng, điều mà không ai nghĩ sẽ xảy ra vào năm 2024.

 

Trước khi cơn bão ập đến, giới y tế ở thủ phủ Mamoudzou đã cảnh báo là khoa cấp cứu ở các bệnh viện "không được bảo đảm" do thiếu nhân lực. Giờ đây, khi bệnh nhân bị trọng thương đang đổ về, tình hình có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn. Các nhà tù cũng là vấn đề đáng quan tâm ở Mayotte, với tình trạng quá tải "đáng báo động" được ghi nhận. Chính vì vậy, bộ trưởng Nội Vụ từ nhiệm Bruno Retailleau đã gấp rút có mặt ở Mayotte để thị sát tình hình.

 

Nhật báo thiên tả kết luận Nhà nước đã thất bại trong việc quản lý tỉnh này và người dân đang phải trả giá. Điều quan trọng nhất bây giờ là nhanh chóng tìm mọi cách giúp đỡ người dân thoát khỏi tình trạng này.

 

 

Tương lai bất định của Syria sau khi đế chế Bachar al-Assad sụp đổ

 

Nhìn sang Trung Đông, nhật báo kinh tế Les Echos dành trang nhất nói về việc chỉ vài ngày sau khi Bachar al-Assad bị lật đổ, rất nhiều sáng kiến ngoại giao đã được tiến hành để hiểu rõ hơn về tình hình đầy biến động ở Syria và quá trình chuyển tiếp đang được tổ chức. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo đã thiết lập được kênh liên lạc với tổ chức Hayʼat Tahrir al-Sham (HTS) do Abu Mohammed al-Golani lãnh đạo.

 

Tại Jordanie, các quan chức của Mỹ và những quốc gia Ả Rập, cùng với ngoại trưởng các nước Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp, đã tham gia hội nghị Aqaba để thảo luận về quá trình chuyển tiếp chính trị ở Syria. Các bên đề cập đến việc phải bảo vệ quyền lợi của các nhóm thiểu số và duy trì các "dịch vụ thiết yếu" của Nhà nước. Các nước cũng muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của các nhóm khủng bố và kiểm soát vũ khí để tạo điều kiện thuận lợi cho di dân Syria trở về nước.

 

 

Matxcơva "Nga hóa" trẻ em Ukraina

 

Về chiến tranh Ukraina, tờ Le Monde dành trang nhất báo động về việc bất chấp những nỗ lực của cộng đồng quốc tế, dường như không gì có thể ngăn cản Matxcơva "Nga hóa" trẻ em Ukraina, trong bối cảnh điện Kremlin tìm mọi cách không cho các em trở về nước. Dù những trẻ em này sống ở các khu vực Ukraina bị quân đội Nga chiếm đóng hay đã bị đưa đến Nga, chúng bị ép phải theo học chương trình "nhồi sọ" của Matxcơva. Những trẻ em mồ côi hay nhũng người bị tách rời khỏi cha mẹ dần biến mất khỏi các cơ sở tiếp nhận trẻ em, hoặc được các gia đình Nga nhận làm con nuôi.

 

Mykola Kuleba, giám đốc tổ chức Save Ukraine, tố cáo "Nga không tôn trọng bất kỳ quy tắc quốc tế nào và không muốn hoàn trả những đứa trẻ này. Việc đưa chúng về nước trở nên ngày càng khó khăn. Các cơ quan an ninh Nga làm mọi cách để ngăn chặn". Theo ông Kuleba, đứa trẻ nào bày tỏ mong muốn trở về Ukraina thì sẽ ngay lập tức bị bắt giữ và thẩm vấn, còn tại những khu vực Ukraina bị Nga chiếm đóng, các bậc phụ huynh bày tỏ nguyện vọng đưa con trở về nhà cũng bị bắt và bỏ tù.

 

Kiev đã xác định khoảng 20.000 trẻ em liên quan đến chiến dịch "di tản", vi phạm các công ước quốc tế. Còn Matxcơva khẳng định đã tiếp nhận 744.000 trẻ em Ukraina vì lý do "nhân đạo".

 

Vụ việc đã trở thành vấn đề quốc tế sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) cáo buộc Vladimir Putin và Maria Lvova-Belova, Ủy viên Nhân quyền Nga, phạm tội ác chiến tranh vì vai trò của họ trong việc di tản và "Nga hóa" trẻ em Ukraina.

 

Sau khi các tổ chức phi chính phủ chỉ trích sự thụ động của chính quyền Ukraina trong vấn đề nêu trên, đích thân tổng thống Volodymyr Zelensky đã bắt tay vào hồ sơ này từ mùa thu năm 2023. Chính phủ Ukraina đã triển khai hai sáng kiến ngoại giao. Sáng kiến đầu tiên được triển khai sau khi Qatar đứng ra làm trung gian hòa giải vào tháng 10/2023. Sáng kiến thứ hai có tên "Bring Kids Back", được triển khai vào tháng 02/2024, với sự tham gia của 41 quốc gia và Hội Đồng châu Âu. Mặc dù vậy, những nỗ lực này vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn.

 

 

Gruzia : Cầu thủ bóng đá trở thành tổng thống

 

Còn tại Gruzia, trang nhất của nhật báo thiên hữu Le Figaro quan tâm đến tân tổng thống Mikhaïl Kavelachvili, bị những người biểu tình ủng hộ tiến trình gia nhập Liên Âu không tiếc lời đả kịch.

 

Kavelachvili bị chỉ trích vì không có tính chính đáng để làm tổng thống. Người dân tố cáo việc ông Kavelachvili được bầu bởi một hội đồng các đại cử tri, phần lớn thuộc đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia thân Nga, trong khi phần lớn người dân Gruzia muốn gia nhập Liên Hiệp châu Âu.

 

Kavelachvili, 53 tuổi, cựu cầu thủ bóng đá, đã từng chơi cho các câu lạc bộ như Manchester City và Grasshopper Zürich. Vào năm 2016, ông trở thành dân biểu đảng Giấc mơ Gruzia. Mặc dù chưa bao giờ vượt trội trong các cuộc thăm dò, Kavelachvili đã trở thành ứng cử viên đại diện cho đảng này trong cuộc bầu cử tổng thống sau khi chỉ trích phương Tây và kêu gọi đưa Gruzia trở lại vòng ảnh hưởng của Nga.

 

 

 

 

 

 

 

Vì sao Ấn Độ đã có 1,45 tỷ dân vẫn muốn sinh thêm?

Soutik Biswas

Phóng viên chuyên về Ấn Độ

16 tháng 12 2024, 17:12 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crmnvlnjnweo

 

 

 

 

 

 

Sống sót từ 'lò sát nhân' Saydnaya: 'Tôi như xác chết biết thở'

BBC News Tiếng Việt

16 tháng 12 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cdxzlzk20elo

 

 

 

 

Ai muốn tu tập theo Upali?

Ngô Nhân Dụng  |  Blog VOA

16/12/2024

https://www.voatiengviet.com/a/ai-muon-tu-tap-theo-upali-/7903044.html

 

 

 

 

 

Israel: Mối đe dọa từ Syria gia tăng bất chấp giọng điệu ôn hòa của các thủ lĩnh phiến quân

 

 

 

 

 

London ‘trang điểm’ lộng lẫy chào đón Giáng Sinh

VOA EXPRESS

17/12/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7903518.html

 

 

 

 

Bão Chido tàn phá đảo Mayotte, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 16/12/2024 - 12:27  -  Sửa đổi ngày: 16/12/2024 - 13:50

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20241216-b%C3%A3o-chido-t%C3%A0n-ph%C3%A1-%C4%91%E1%BA%A3o-mayotte-v%C3%B9ng-l%C3%A3nh-th%E1%BB%95-h%E1%BA%A3i-ngo%E1%BA%A1i-c%E1%BB%A7a-ph%C3%A1prng

 

Hôm nay, 16/12/2024, 48 giờ sau khi trận bão Chido tàn phá đảo Mayotte, lãnh thổ hải ngoại của Pháp trong vùng Ấn Độ Dương, với lo ngại « hàng trăm và thậm chí là hàng ngàn người thiệt mạng », bộ trưởng Nội Vụ và bộ tưởng đặc trách Các Vùng Lãnh Thổ Hải Ngoại đến hiện trường.

 

HÌNH :

Một cậu bé ngồi gần những ngôi nhà đổ nát sau cơn bão Chido, Labattoir, Mayotte, Pháp, ngày 15/12/2024. REUTERS - Chafion Madi

 

Mayotte là tỉnh nghèo nhất của Pháp với khoảng 320.000 dân, 1/3 sống trong những điều kiện rất bấp bênh trong những khu nhà ổ chuột. Trước mắt, các giới chức y tế ở Mayotte đưa ra con số 14 người thiệt mạng, nhưng theo lãnh đạo hòn đảo này, ông François Xavier Bieuville, được AFP trích dẫn, « rất khó để thẩm định một cách chính xác thiệt hại nhân mạng », vì theo truyền thống của đa số dân cư theo đạo Hồi tại đây, người chết phải được chôn cất trong vòng 24 giờ.

 

Tất cả các khu nhà ổ chuột đều bị phá sập với sức gió có lúc lên tới hơn 220 km/ giờ. Bão Chido thổi qua Mayotte hôm thứ Bảy 14/12/2024 là trận bão mạnh nhất từ 90 năm nay. Hình ảnh truyền hình cho thấy đảo Mayotte « hoang tàn » với những ngôi nhà bị tốc mái, những cột điện bị đánh sập, cây cối ngổn ngang trên đường phố. Các bệnh viện tan hoang sau cơn bão. Sân bay chỉ có thể hoạt động trở lại sớm nhất là trong 10 ngày nữa.

 

Paris thiết lập cầu không vận từ đảo Réunion, một vùng lãnh thổ hải ngoại khác của Pháp, cách đảo Mayotte 1.400 km đường chim bay, để cứu trợ nạn nhân bão Chido. Khoảng 1.600 cảnh sát và hiến binh cũng được huy động để bảo đảm an ninh, tránh những vụ cướp bóc, hôi của.

 

Cuối ngày hôm nay, tổng thống Emmanuel Macron chủ trì một cuộc họp tại trung tâm giải quyết khủng hoảng liên bộ được đặt tại trụ sở của bộ Nội Vụ để thẩm định tình tại Mayotte.

Bão Chido và Mayotte là thách thức đầu tiên đối với tân thủ tướng François Bayrou vào lúc ông đang chuẩn bị thành lập nội các. 

 

 

 

Pháp: Tân thủ tướng Bayrou bắt đầu tham vấn các chính đảng để thành lập chính phủ

 

 

 

 

Hà Lan : Tranh cãi sau khi cuộc thi hoa hậu 100 tuổi bị khai tử    

Tiền Phong 

16/12/2024 | 19:52

https://tienphong.vn/tranh-cai-sau-khi-cuoc-thi-hoa-hau-100-tuoi-bi-khai-tu-post1701130.tpo

 

TPO - Việc cuộc thi Hoa hậu Hà Lan có tuổi đời gần 100 năm bị khai tử đã phản ánh những thách thức trong xu thế phát triển của các cuộc thi sắc đẹp những năm gần đây. 

 

Ngày 13/12, tờ CNN đăng tải bài viết cho biết Hoa hậu Hà Lan - cuộc thi sắc đẹp lâu đời gần 100 tuổi - bị khai tử khiến nhiều người bất ngờ. Nguyên nhân ban tổ chức đưa ra cho quyết định này đó là "Thế giới đang thay đổi và chúng ta cũng phải thay đổi theo".

 

Trước đó, cuộc thi nhan sắc đã tồn tại 103 năm là Hoa hậu Mỹ cũng nộp đơn xin phá sản. Thực tế cho thấy những năm gần đây các cuộc thi sắc đẹp gặp nhiều khó khăn về vấn đề kinh tế cũng như sự thờ ơ của khán giả.

 

Thế giới đang thay đổi

 

Trong tuyên bố khai tử cuộc thi Hoa hậu Hà Lan, ban tổ chức nêu rõ: "Sau nhiều năm lịch sử, Hoa hậu Hà Lan sẽ nói lời tạm biệt với cái tên đã được yêu mến bởi nhiều người. Nhưng đây không phải là kết thúc mà là một khởi đầu mới. Thế giới đang thay đổi và chúng ta cũng phải thay đổi theo".

 

Sự thay đổi mà ban tổ chức Hoa hậu Hà Lan nhắc tới phản ánh những chuyển biến trong định nghĩa của công chúng về tiêu chuẩn sắc đẹp ở các cuộc thi hoa hậu.

 

Để đáp ứng sự thay đổi này, nhiều cuộc thi sắc đẹp lớn đã phải hiện đại hóa vì giá trị mà các chương trình truyền thống vẫn luôn đề cao được cho rằng không còn phù hợp với thế hệ trẻ.

 

Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2024 được tổ chức tại Mexico chấp nhận phụ nữ trên 28 tuổi. Trước đóHoa hậu Hoàn vũ là cuộc thi sắc đẹp đầu tiên cho phép phụ nữ đã kết hôn hoặc sinh con, thậm chí người chuyển giới được phép tham gia.

 

Năm 2023, Hoa hậu Hà Lan cũng thay đổi tiêu chí để tiệm cận với xu hướng mới. Mùa giải này chứng kiến màn lên ngôi của người đẹp chuyển giới Rikkie Valerie Kollé. Điều này chưa có tiền lệ trong lịch sử cuộc thi Hoa hậu Hà Lan gần 100 năm qua.

 

Khán giả ngày càng khó lường

 

Mặc dù đã nỗ lực thay đổi nhưng ban tổ chức các cuộc thi vẫn phải đối mặt với những phản ứng ngày càng khó lường của công chúng.

 

Monica van Ee - Giám đốc của Hoa hậu Hà Lan - chia sẻ với CNN về việc khán giả có những phản ứng ngày càng khó kiểm soát về cuộc thi Hoa hậu Hà Lan. Họ thường phàn nàn "cô ấy da trắng quá" hoặc "cô ấy da quá đen". "Điều này gây ra năng lượng tiêu cực", Monica nói.

 

Hoa hậu Hà Lan 2023 Rikkie Valerie Kollé nhận nhiều phản ứng tiêu cực từ công chúng sau khi đăng quang vì là người chuyển giới. Cô bị chê bai, thậm chí nhận được nhiều tin nhắn dọa giết.

 

"Tôi nghĩ rằng mọi người đã thực sự chấp nhận người chuyển giới ở Hà Lan, nhưng những bình luận căm ghét đang cho thấy mặt trái của xã hội. Tôi hy vọng đây là hồi chuông cảnh tỉnh", Rikkie Valerie Kollé chia sẻ.

 

Lối đi nào cho các cuộc thi hoa hậu?

 

Nhiều nhận định cho rằng các cuộc thi nhan sắc đã qua thời kỳ phát triển đỉnh cao và đang dần thoái trào. Hiện lĩnh vực hoa hậu vẫn được ưa chuộng ở châu Mỹ và Đông Nam Á, nhưng ở các khu vực khác đều đã giảm nhiệt.

 

Ở châu Âu, Hà Lan không phải là quốc gia chuộng hoa hậu. Trên khắp lục địa già, chỉ còn Pháp là nước quan tâm tới hoa hậu. Hoa hậu Pháp được xem là cuộc thi nhan sắc cấp quốc gia hoành tráng, hấp dẫn nhất.

 

Đứng trước những thách thức, cuộc thi Hoa hậu Hà Lan đã chuyển hướng, thành lập một nền tảng mới có tên gọi Niet Meer Van Deze Tijd (Tạm dịch: Không còn nữa), tập trung vào sức khỏe tâm thần, phương tiện truyền thông xã hội, sự đa dạng, khả năng thể hiện bản thân...

 

Ban tổ chức hy vọng thông qua nền tảng này có thể truyền cảm hứng cho những người trẻ tuổi để họ là chính mình trong một thế giới không ngừng thay đổi.

 

Trong khi đó, nhiều cuộc thi nhan sắc khác vẫn nỗ lực giữ vững các giá trị truyền thống trong xu thế thay đổi. Hồi tháng 9, một phụ nữ ở New York đã nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban Nhân quyền của thành phố, yêu cầu chấm dứt việc loại trừ các bà mẹ ra khỏi các cuộc thi sắc đẹp.

 

Nhiều người cho rằng dù tích cực thay đổi nhưng các sân chơi hoa hậu khó tránh khỏi việc bị bão hòa và gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đi xuống. Bên cạnh đó, các cuộc thi cũng phải đối diện với sự khắt khe của công chúng trong thời buổi mạng xã hội phát triển mạnh mẽ.

 

Duy Nam

 

---------------------------------

LIÊN QUAN

Người đẹp một con đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Hà Lan 2024

 

Hoa hậu Hòa bình Hà Lan bị chê bai

 

Cuộc thi hoa hậu gần 100 tuổi đời bị khai tử

 

 

 

 

Quốc Hội Đức bỏ phiếu về tín nhiệm thủ tướng Olaf Scholz

 

 

 

Syria : Phương Tây bắt đầu « tiếp xúc » trực tiếp với chính quyền mới ở Damas

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 16/12/2024 - 11:38

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241216-syria-ph%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%A2y-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%E1%BA%BFp-x%C3%BAc-tr%E1%BB%B1c-ti%E1%BA%BFp-v%E1%BB%9Bi-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-m%E1%BB%9Bi-%E1%BB%9F-damas

 

Sau thái độ thận trọng ban đầu, phương Tây bắt đầu liên lạc trực tiếp với chính quyền mới của Syria cho dù Hayat Tahrir Al Sham - HTS vẫn nằm trong danh sách "các tổ chức khủng bố". Đi tiên phong là Mỹ và Anh. Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Syria đã tiếp xúc với thủ lĩnh của HTS hôm Chủ Nhật 15/12/2024. Phái đoàn ngoại giao của Pháp sẽ đến Damas vào ngày mai 17/12/2024. 

 

HÌNH :

Đại diện cấp cao của Liên Hiệp Châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh Kaja Kallas và đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria Geir Pedersen dự cuộc họp với ngoại trưởng các nước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordani, Ả Rập Xê Út, Irak, Liban, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Qatar, để thảo luận về tình hình Syria sau khi chế độ Bashar al-Assad bị lật đổ. Cuộc họp diễn ra tại Aqaba, Jordani hôm 14/12/2024. REUTERS - Alaa Al Sukhni

 

Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Kaja Kallas, đến Bruxelles dự hội nghị ngoại trưởng 27 nước thành viên, hôm nay cho biết « đại diện cao cấp của châu Âu về Syria sẽ đến Damas hôm nay» tiếp xúc với giới lãnh đạo mới tại Syria để thảo luận về những biện pháp cụ thể « cho phép thiết lập quan hệ với họ ».

 

Liên Hiệp Châu Âu đã cắt đứt các kênh ngoại giao với Syria từ tháng 5/2011 để phản đối việc chính quyền Damas đàn áp thẳng tay người biểu tình chống chế độ Bachar al-Assad.

Hôm 08/12/2024, liên minh nổi dậy Syria, đứng đầu là tổ chức Hồi Giáo cực đoan HTS, đã lật đổ chế độ của tổng thống al-Assad. Đúng một tuần sau, thủ lĩnh tổ chức này, Abu Mohammed al-Golani, tiếp đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Syria, Geir Pedersen để thảo luận về « vấn đề nhân đạo và khả năng người tị nạn Syria hồi hương ». Trong hai ngày cuối tuần Mỹ và Anh lần lượt thông báo « đã có các cuộc tiếp xúc ngoại giao » với HTS. Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, đã mở cửa trở lại đại sứ quán tại Syria. 

 

Thông tín viên RFI Jean-Jaques Hery từ Bruxelles cho biết hiện vẫn còn nhiều nghi vấn về những ý đồ của giới lãnh đạo mới ở Damas :

 

« Hiện tại, lập trường của Liên Âu về Syria vẫn dựa trên một số những nguyên tắc cơ bản. Các phát biểu của lãnh đạo ngoại giao châu Âu Kaja Kallas, hay của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen từ một tuần lễ qua đều nhấn mạnh Liên Âu mong muốn một tiến trình chuyển đổi dân chủ ôn hòa và bao gồm tất cả các chính đảng, các cộng đồng tôn giáo ở Syria.

 

Hiện giờ, theo lời một quan chức cao cấp châu Âu hôm thứ Sáu tuần trước, Bruxelles đang chờ xem giới lãnh đạo mới ở Damas hành xử như thế nào. HTS đến nay vẫn bị Liên Hiệp Quốc xếp trọng danh sách các tổ chức khủng bố và do vậy vẫn bị Liên Âu trừng phạt.

 

Theo ông Julien Barnes-Dacey, giám đốc đặc trách về hồ sơ Trung Đông của tổ chức tư vấn Hội Đồng Châu Âu về Quan hệ Quốc tế, thái độ chần chừ đó không có lợi cho cả Syria lẫn Bruxelles. Theo chuyên gia này, "có nhiều việc cần phải làm cùng với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc để giúp Syria thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp chính trị, chẳng hạn như cải thiện tình hình kinh tế, dỡ bỏ một số lệnh cấm vận trong những lĩnh vực then chốt. HTS giờ đây là lực lượng đang chiếm thế áp đảo, cần phải đối thoại với họ".

 

Cuối tuần qua, bà Kallas cho rằng hãy còn quá sớm để Liên Âu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Trong khi Hoa Kỳ đã liên lạc trực tiếp với HTS. Liên Âu thì vẫn thận trọng loan báo là chỉ "sắp sửa" liên lạc với các giới chức ở Damas và chỉ trong khuôn khổ "các chương trình hoạt động" chứ không phải ở cấp "chính trị"».  

 

-------------------------------

Các nội dung liên quan

 

SYRIA- NGA

Nga thiết lập kênh liên lạc « trực tiếp » với phe nổi dậy ở Syria

 

SYRIA - HOA KỲ

Xem HTS cầm quyền ở Syria là khủng bố, nhưng Hoa Kỳ đã « liên lạc trực tiếp » với lực lượng này

 

SYRIA - G7

Lãnh đạo các nước G7 họp trực tuyến về tình hình Syria

 

 

 

 

 

Đặc phái viên LHQ ủng hộ quá trình chuyển giao do Syria lãnh đạo trong các cuộc đàm phán với thủ lĩnh phiến quân

VOA News

17/12/2024

https://www.voatiengviet.com/a/dac-phai-vien-lhq-ung-ho-qua-trinh-chuyen-giao-syria-lanh-dao-trong-dam-phan-thu-linh-phien-quan/7903104.html

 

 

 

Syria: Nga vẫn chưa quyết định về tương lai của các căn cứ quân sự

 

 

 

 

 

 

16 Tháng 12, 2024

TASS: Các tàu chở dầu của Nga bị hư hại ở Eo biển Kerch chở 62.000 thùng dầu

 

 

Tàu dầu Nga bị đắm gần bán đảo Crimée gây lo ngại về thảm họa môi trường

 

 

 

 

 

6 Tháng 12, 2024

Na Uy công bố khoản viện trợ 242 triệu USD cho Ukraine

 

 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga kêu gọi đất nước sẵn sàng đối đầu với NATO

Reuters

17/12/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7903576.html

 

 

 

 

Ukraine đưa tin về tổn thất của Triều Tiên tại mặt trận Kursk trên đất Nga

Reuters

17/12/2024

https://www.voatiengviet.com/a/ukraine-dua-tin-ve-ton-that-trieu-tien-mat-tran-kursk-nga/7903942.html

 

Cơ quan tình báo quân sự HUR của Ukraine cho biết hôm thứ Hai 16/12 rằng các đơn vị Triều Tiên chiến đấu cho Nga đã chịu tổn thất với ít nhất 30 binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương xung quanh một số ngôi làng trên mặt trận ở khu vực Kursk của Nga vào cuối tuần vừa qua.

 

https://gdb.voanews.com/a7881394-c901-41d2-8f31-00d41979ef42_w1023_r1_s.jpg

Binh sĩ Triều Tiên luyện tập bắn súng ở Triều Tiên, 11/9/2024 (Photo: KCNA VIA KNS / AFP).

 

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy nói hồi cuối tuần rằng Nga đã sử dụng lính Triều Tiên với số lượng lớn lần đầu tiên để tiến hành các cuộc tấn công tại khu vực Kursk ở miền nam nước Nga.

 

Hôm 16/12, ông đã đăng một video mà ông nói rằng nó cho thấy cảnh lính Nga cố gắng che giấu danh tính của lính Triều Tiên đã chết bằng cách đốt cháy mặt của họ.

 

Thông tin của HUR là lần đầu tiên Kyiv khẳng định một cách chi tiết rằng Triều Tiên phải chịu tổn thất ở quy mô như vậy. HUR cho biết thương vong xảy ra xung quanh các ngôi làng Plekhovo, Vorozhba và Martynovka ở khu vực Kursk. Nhưng thông tin của HUR không kèm theo bằng chứng.

 

Tại Washington, người phát ngôn của Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder, nói rằng Hoa Kỳ thấy có "dấu hiệu" là lực lượng Triều Tiên đã phải chịu thương vong, bao gồm cả binh sĩ tử trận lẫn bị thương.

 

Hãng tin Reuters nói rằng không thể kiểm chứng độc lập về các số liệu này.

 

Điện Kremlin từ chối bình luận về lời khẳng định của Ukraine, đề nghị Reuters chuyển câu hỏi tới Bộ Quốc phòng Nga, nhưng bộ không đưa ra bình luận nào về vấn đề này.

 

Nga không xác nhận cũng không phủ nhận sự hiện diện của lính Triều Tiên ở bên phía họ. Bình Nhưỡng ban đầu bác bỏ các tin tức về việc triển khai quân, gọi đó là "tin giả", nhưng một quan chức Triều Tiên đã nói rằng bất kỳ cuộc triển khai nào như vậy đều là hợp pháp.

 

"Do bị tổn thất, các nhóm tấn công đang được bổ sung thêm lính mới, đặc biệt là từ lữ đoàn 94 độc lập của quân đội CHDCND Triều Tiên, để tiếp tục các hoạt động chiến đấu trên thực địa ở khu vực Kursk", cơ quan quân báo Ukraine viết.

 

Đoạn video do ông Zelenskyy đăng tải dường như cho thấy thi thể của những người lính Triều Tiên nằm tại các vị trí mà họ đã bị bắn gục. Sau đó, đoạn video cho thấy có vẻ có những người lính đang đốt cháy một phần cơ thể của những người kia trên mặt đất phủ đầy tuyết.

 

"Nga không những đưa lính Triều Tiên vào tham gia các cuộc tấn công vào các vị trí của Ukraine mà còn cố gắng che giấu tổn thất của những người này", tổng thống của Ukraine viết.

 

"Và giờ đây, sau những trận chiến với binh lính của chúng tôi, phía Nga thậm chí còn cố gắng ... đốt cháy mặt của những người lính Triều Tiên đã chết. Đây là một minh chứng về sự coi thường đang hiện rõ ở Nga, sự coi thường đối với bất cứ điều gì là nhân đạo", vẫn lời ông Zelenskyy.

 

Reuters không thể kiểm chứng độc lập về tính xác thực của đoạn video.

 

 

======================================================

 

16 Tháng 12, 2024

2024: Cuộc chiến Ukraine-Nga bế tắc tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán

 

Triều Tiên can dự vào vấn đề Ukraine đánh dấu ‘sự mở rộng nguy hiểm’ của xung đột

AP

17/12/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7903582.html

 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats