Hồ
Liên và những suy ngẫm về Việt Nam Cộng hòa qua ‘Đi sứ ở Nam Việt’
Dec
17, 2024 6:16 PM
https://www.luatkhoa.com/2024/12/ho-lien-va-nhung-suy-ngam-ve-viet-nam-cong-hoa-qua-di-su-o-nam-viet/
Nguồn
ảnh bìa sách: whose-books.com.
Quyển
sách “出使越南記”
(tạm dịch là Đi sứ ở Nam Việt) là hồi ký của Đại sứ Hồ Liên (1907 -
1977), một cựu tướng quân có xuất thân từ Thiểm Tây (Trung Hoa Đại lục). Hồ
Liên từng sống sót sau nhiều lần ám sát, đặc biệt là vụ ném bom Đại sứ quán
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tại Sài Gòn vào ngày 19/9/1967.
Quyển
sách này ghi lại giai đoạn ông làm đại sứ Đài Loan tại Việt Nam Cộng hòa (1964
- 1972). Trong khoảng thời gian này, Đài Loan và Việt Nam Cộng hòa là hai đối
tác thân cận, cùng chia sẻ vị thế được nhiều quốc gia công nhận trên trường quốc
tế.
Đài
Loan đã hỗ trợ Việt Nam Cộng hòa trong nhiều lĩnh vực, như về nông
nghiệp, giúp đỡ sinh viên du học hay hỗ trợ hậu cần cho chính quyền Sài Gòn
trong cuộc chiến.
Cuốn
hồi ký này có năm phần và người viết xin tạm dịch là (1) Nam Việt thịnh vượng,
(2) Việt Cộng tiến lên, (3) Quân đội Mỹ can thiệp, (4) Việt Nam và Biển Đông,
(5) Quan hệ Trung - Việt. Qua đó, Hồ Liên đưa ra góc nhìn về những nhân vật
chính trị chủ chốt của Việt Nam Cộng hòa cũng như sự thịnh suy của một quốc gia
có tuổi đời chỉ hơn hai thập niên này.
Trong
con mắt của Đại sứ Hồ Liên, Việt Nam Cộng hòa từng trải qua thời kỳ hoàng kim
dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông mô tả đây là giai đoạn mà người dân có
đời sống tương đối sung túc và có sự tự do nhất định, điển hình là tự do báo
chí. Chỉ đáng tiếc là sự thịnh vượng này diễn ra quá ngắn ngủi.
Theo
Đại sứ Hồ Liên, anh em nhà Ngô Đình Diệm đã phạm một số sai lầm lớn, nhất là
quá tin tưởng vào lực lượng quân đội do mình xây dựng. Để rồi chính quân đội
này lại quay lưng với họ, tổ chức nhiều cuộc ám sát và đảo chính.
Mặc
dù đánh giá cao tài năng lãnh đạo của Ngô Đình Diệm, Hồ Liên cũng phê phán việc
Diệm không xây dựng được “quốc hồn” cho dân tộc. Điển hình là khi ông Diệm thẳng
tay loại bỏ các yếu tố văn hóa gốc Hán, xóa bỏ các biển hiệu chữ Hán ở Sài Gòn.
Điều này không chỉ khiến cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn lúc bấy giờ bất mãn, mà
còn cắt đứt sự kết nối của người Việt Nam với nền văn hóa và lịch sử lâu đời của
họ. Không còn khả năng đọc các văn bản cổ, những người Việt Nam sau này phải
tìm cách việc “dịch lại lịch sử của chính mình”.
Hồ
Liên cũng so sánh chính sách này với cuộc Duy Tân Minh Trị của Nhật Bản khi người
Nhật học hỏi phương Tây nhưng vẫn duy trì sự tôn trọng đối với Hán học cũng như
nền tảng văn hóa phương Đông.
Sau
khi Tổng thống Diệm qua đời, Việt Nam Cộng hòa rơi vào thời kỳ hỗn loạn chính
trị. Những người thay Diệm nắm quyền không thể làm quần chúng ổn định và tin tưởng.
Quốc
trưởng Dương Văn Minh, cùng các tướng lĩnh Trần Văn Đôn và Tôn Thất Đính - những
người chủ chốt trong cuộc đảo chính - cũng nhanh chóng bị Nguyễn Khánh và Trần
Thiện Khiêm lật đổ.
Chính
sự rối ren trong nội bộ Việt Nam Cộng hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt cộng
phát triển và làm cho Mỹ can thiệp sâu hơn vào miền Nam.
Dưới
thời Nguyễn Khánh, Việt Nam Cộng hòa ngày càng suy yếu. Đỉnh điểm là các cuộc
biểu tình chống lại chính quyền Trần Văn Hương và sự can thiệp của Mỹ vào năm
1965.
Ngoài
phân tích về thời Đệ Nhị Cộng hòa và liên minh Thiệu - Kỳ, Hồ Liên cũng dành một
phần để nói về quan hệ Việt - Hoa.
Vị
đại sứ nhấn mạnh rằng mối quan hệ của hai nước không chỉ đơn thuần là giữa các
chính phủ với nhau, mà còn là sự gắn kết của hai dân tộc từ góc độ lịch sử và
văn hóa.
Có
thể nói, đây là một quyển hồi ký nhưng qua đó cũng phản ánh nhiều lát cắt lịch
sử thời Việt Nam Cộng hòa.
Bài
viết nằm trong mục Đọc sách cùng Đoan Trang, đăng vào tối thứ Ba hàng tuần. Bài
cộng tác xin gửi cho chúng tôi tại
đây.
Ban
biên tập Luật Khoa tạp chí, bao gồm Đoan Trang, rất mong chờ bài viết của bạn.
Đọc
thêm:
Chính
sách quốc tịch đối với người Hoa thời Ngô Đình Diệm
No comments:
Post a Comment