BẢN TIN TỔNG HỢP VIỆT NAM & QUỐC TẾ NGÀY 17/12/2024
.
.
Lê
Tuyết, Nhà báo
Thứ
ba, 17/12/2024, 00:00 (GMT+7)
https://vnexpress.net/nguoi-gia-bon-khong-4828463.html
Trong
cuộc điện thoại gần nhất, má tôi kể chuyện ở quê, ông Tư hàng xóm vừa mất, đơn
độc, không có người thân bên cạnh.
Ông
bà Tư là một trong những cặp vợ chồng làm rẫy giỏi nhất xóm. Từ hai bàn tay trắng,
ông bà dựng được nhà, nuôi hai người con khôn lớn. Rồi các con lấy chồng, sinh
con, sống cách ông bà "cả chục giờ chạy xe".
Trái
với thời trẻ "giỏi nhất xóm", ông bà Tư tuổi già có nhiều bệnh nền, sức
khỏe kém nên việc tự chăm sóc bản thân gặp nhiều khó khăn. Ông bà có chút tiền
để dành, con cháu thỉnh thoảng biếu thêm nhưng cả hai "không dám ăn mà để
dành mua thuốc". Hôm ông mất, bà đang nằm viện điều trị tiểu đường biến chứng.
Ông bà Tư
là điển hình cho những người già "bốn không" đang ngày càng nhiều ở
Việt Nam: không lương hưu (do không tham gia hoặc chủ động rời bỏ bảo hiểm xã hội),
không trợ cấp xã hội (vì chưa đủ 80 tuổi hoặc các điều kiện theo quy định),
không có người chăm sóc và không có sức khỏe.
Để
dễ hình dung, ta có các con số:
Vào
năm 2022, trong báo cáo 10 năm thực hiện chính sách an sinh xã hội theo Nghị
quyết 15, Việt Nam có khoảng 9,6 triệu người không nhận được bất kỳ khoản lương
hưu nào.
Theo
một số báo cáo của các cơ quan nghiên cứu dân số, gia đình vào năm 2021, Việt
Nam có hơn 4,3 triệu người cao tuổi sống một mình hoặc ở cùng người dưới 15 tuổi
cần được hỗ trợ chăm sóc.
Nếu
giai đoạn 1992-1993, tỷ lệ người cao tuổi sống cùng con là gần 80% thì đến năm
2017 chỉ còn trên 28%. Trong nhóm sống cùng con cháu trong các gia đình mở rộng,
cứ 2,2 người cao tuổi, có một người không hạnh phúc.
Mặc
dù tuổi thọ của người Việt có tăng, chất lượng sống người già còn thấp do bệnh
tật. Với tuổi thọ bình quân trên 73, nam giới có 8 năm sống với bệnh tật và nữ
giới là 11 năm. Trung bình, cứ một người cao tuổi Việt Nam mắc 3-5 bệnh, chủ yếu
là bệnh mãn tính phải điều trị kéo dài, thậm chí suốt đời.
Đây
là thực trạng người cao tuổi khi Việt Nam đang ở thời kỳ "cơ cấu dân số
vàng" và dự báo thời kỳ này sẽ kết thúc vào năm 2039. Đến 2050, Việt Nam sẽ
trở thành "nước siêu già" với tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 18%, tức
cứ sáu người thì có một người trên 65 tuổi.
Việt
Nam còn 14 năm trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" và 25 năm để đến với
thời điểm "siêu già". Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ có một xã hội già
hóa thế nào?
Sự
thay đổi quan trọng cần nói đến đầu tiên là Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực
vào 1/7/2025. Những người bắt đầu tham gia bảo hiểm từ thời điểm này sẽ không
được phép rút một lần mà ở lại hệ thống để hưởng lương hưu. Nhóm tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc được mở rộng.
Cùng
với đó, số năm đóng tối thiểu để hưởng lương hưu cũng giảm xuống còn 15 năm. Tuổi
hưởng trợ cấp xã hội giảm xuống 75... Người hết tuổi lao động nhưng có thời
gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được lựa chọn hưởng trợ cấp hàng tháng thay
vì rút một lần.
Những
quy định này kỳ vọng sẽ giảm bớt người già "không lương hưu",
"không trợ cấp".
Vậy
"không sức khỏe" và "không người thân" sẽ ra sao khi tỷ suất
sinh của Việt Nam liên tục giảm. Hiện, con số này là 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất
trong lịch sử trong khi mức sinh thay thế lý tưởng phải là 2,1.
Tôi
có người bạn tên Hương, tuổi ngoài 35, cả vợ lẫn chồng đều là những người giữ vị
trí cao ở nơi làm việc, lương cao so với thu nhập trung bình. Hồi đầu năm,
Hương quyết định bán hết đất đai, cầm cố tài sản tích góp để mở viện dưỡng lão.
Trước sự ái ngại của chúng tôi, Hương trả lời: "Tôi chuẩn bị cho chính tôi
sau này".
Hương
có người ông ngoài 80 tuổi ở cùng gia đình. Ông thường xuyên ốm phải đi viện,
nhưng lần nào được ra, ông cũng đòi ở lại. Một lần vào thăm, Hương thấy ông nói
cười vui vẻ với các cụ cùng phòng, kể về ngày xưa đi chiến đấu ở các mặt trận.
Sáng sớm, các cụ rủ nhau đi ăn sáng...
Hương
nhận ra ông muốn ở viện để "điều trị chứng cô đơn". Nhiều năm qua, cuộc
trò chuyện giữa các thành viên trong gia đình Hương với ông chỉ là "ông ăn
cơm chưa" mỗi khi gặp ông ngồi ở phòng khách.
"Con
cháu không bất hiếu nhưng chúng nó sẽ không thể kề cận bên mình, giống như cách
tôi đối với ông", Hương nói. Do đó, một nơi với sự chăm sóc chu đáo về sức
khỏe, tinh thần, những cuộc chuyện trò là điều cần thiết cho tuổi già. Một xã hội
lão hóa sẽ có nhiều hình thái chăm sóc người nhà và viện dưỡng lão là một mô
hình quan trọng cần được tính đến.
Tuy
nhiên, khi bắt tay vào làm, khó khăn lớn nhất không hẳn là tiền mà chính là thủ
tục, mô hình, sự nhìn nhận của xã hội, nguồn nhân lực, đào tạo điều dưỡng chăm
sóc sức khỏe người già...
"Chúng
ta đang rất bị động và dường như chưa có sự chuẩn bị gì", Hương nói.
Với
cá nhân tôi, khi tìm hiểu về xã hội lão hóa, trong các kinh nghiệm để ứng phó,
tôi đặc biệt chú ý đến Chương trình 8020 (Eighty-Twenty) của Nhật Bản được khởi
xướng từ 35 năm trước bởi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cùng Hiệp hội
Nha khoa Nhật Bản. Mục tiêu của chương trình là người dân đến 80 tuổi vẫn còn
giữ được ít nhất 20 chiếc răng tự nhiên.
Chương
trình này xuất phát từ thực tế là trước năm 1989, người cao tuổi Nhật gần như mất
hết răng tự nhiên, gây khó khăn trong ăn uống, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dinh
dưỡng, sức khỏe tổng thể.
Chương
trình sau đó được luật hóa và cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ của nhà nước đã
thay đổi thói quen chăm sóc răng cũng như sức khỏe bản thân của người Nhật. Kết
quả, năm 1990, chỉ khoảng 7% người trên 80 tuổi đạt mục tiêu này thì đến năm
2020, con số này đã tăng lên khoảng 51%. Điều này góp phần đáng kể vào nâng cao
sức khỏe người già Nhật Bản, giảm bớt chi phí y tế, người già tự chăm sóc bản
thân và có sức để tiếp tục tham gia vào thị trường lao động với các công việc
phù hợp...
Việt
Nam luôn được nhắc đến với cụm từ "già trước khi giàu", tức chúng ta
sẽ bước vào thời kỳ lão hóa nhưng chưa tích lũy đủ nhiều để có nguồn lực chăm
sóc cho người già. Cùng với đó, nguồn lao động giảm mạnh, đất nước không có nhiều
người làm việc để tạo ra của cải nuôi cả xã hội.
Trong
mọi vấn đề, nếu có sự chuẩn bị tốt từ xa, từ sớm kết quả đạt được sẽ luôn tốt
hơn là đợi "nước đến chân mới nhảy". Với một đất nước người già
"bốn không" chiếm số lượng lớn như Việt Nam, Nhà nước không chỉ cần
thay đổi về chính sách mà cần có chiến lược để tạo ra sự thay đổi ý thức của
người dân để ứng phó với một xã hội lão hóa đang ở rất gần.
Lê
Tuyết
=================================
http://chinhnghiavietnamconghoa.com/ai-la-linh-danh-thue...
AI
LÀ LÍNH ĐÁNH THUÊ ? (Trần Trung Đạo)
=====================
Hai nguyên tắc tinh gọn
bộ máy nhà nước
Võ Thị Hải Minh
Posted
on 17/12/2024 by Boxit VN
https://boxitvn.online/?p=92331
Tinh
gọn bộ máy không đơn giản là một quá trình sắp xếp cơ học mà đòi hỏi sự thay đổi
về tư duy và cách làm.
Ảnh:
Adobe Stock.
Bài
phát biểu của Tổng Bí thư cuối tháng 11 vừa qua tại Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã khơi gợi nhiều
cuộc tranh luận xung quanh phương hướng tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước, đảm
bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Nguyên
tắc đặt ra là tổ chức các bộ đa ngành, đa lĩnh vực và đẩy mạnh phân cấp phân
quyền. Theo đó, bộ máy hành chính nhà nước có thể được tinh gọn theo cách “gom”
các mảng gần nhau, tương đồng hoặc tương hỗ lẫn nhau vào một bộ để quản lý, tiếp
theo là xác định những việc thuộc tầm quản lý của bộ để phân rõ trách nhiệm giữa
trung ương và địa phương. Những ngày gần đây, dự định này đã dần được tiết lộ cụ
thể hơn khi một số bộ sẽ được giải thể và sáp nhập, kết thúc hoạt động một số
cơ quan ngang bộ, mô hình tổng cục. Dự kiến, chính phủ sẽ giảm từ 30 cơ quan xuống
còn 21 cơ quan.
Cuộc
“đại phẫu” này không khỏi đặt ra những dấu hỏi. Đặc biệt là, sau khi gom các
lĩnh vực quản lý gần nhau vào một mối thì cơ cấu tổ chức các bộ mới hình thành
sẽ như thế nào. Liệu sự thay đổi về mặt hình thức có đi kèm với sự thay đổi tư
duy? Có khi nào các bộ cũng vẫn duy trì cách làm một cơ quan “vừa đá bóng vừa
thổi còi” – vừa xây dựng vừa can thiệp sâu vào việc thực thi chính sách? Và liệu
các địa phương có còn phải “xin” mới được “cho” quyền hay không?
Nhiều
người sẽ hoài nghi về mục đích tinh gọn và hiệu lực hiệu quả của việc tổ chức lại
bộ máy theo những nguyên tắc trên, bởi có thể việc tổ chức này chủ yếu chỉ mang
tính cơ học, chỉ giảm số lượng các bộ, nhưng bộ có thể phình to do có nhiều
lĩnh vực quản lý hơn và tư duy và phương thức vận hành không có gì cải thiện.
Trong
hàng thập kỷ qua, nhiều nước phát triển đã trải qua cải cách theo hướng tinh gọn
và tăng hiệu quả bộ máy như ở ta. Tuy thời điểm, quy trình và cách thức có thể
khác nhau, nhưng đa số đều thực hiện cải cách theo một số nguyên tắc chung. Điều
đáng nói là các nguyên tắc này chú trọng cách làm và tư duy tinh gọn trước khi
tính đến những sắp xếp cơ học. Bài viết sẽ trình bày hai nguyên tắc cơ
bản, hy vọng đưa ra được những gợi mở cho nỗ lực cải cách bộ máy tổ chức
nhà nước ở ta.
Nguyên
tắc 1: Tách bạch giữa chức năng xây dựng chính sách với chức năng thực thi
Tách
bạch giữa chức năng làm chính sách với chức năng thực thi (bao gồm cả hỗ trợ,
giám sát và đánh giá việc thực thi chính sách) là một nguyên tắc quan trọng
hàng đầu trong tổ chức bộ máy ở các nước phát triển. Nguyên tắc này thể hiện
trước hết trong cơ cấu tổ chức của bộ. Theo đó một bộ sẽ có nhiều bộ phận khác
nhau, đảm trách từng chức năng của bộ, từ bộ phận xây dựng chính sách đến bộ phận
hỗ trợ, theo dõi và giám sát thực thi chính sách, bộ phận đánh giá…
Quá
trình tách bạch này thường đi kèm với chuyển đổi tư duy từ tiền kiểm sang hậu
kiểm. Điều này giúp bộ máy của các bộ, ngành rất tinh gọn. Bộ phận làm chính
sách chỉ gồm một số ít người có kiến thức và kỹ năng
dựa trên các dữ liệu khách quan, phân tích chuyên môn, và tham vấn ý kiến rộng
rãi từ các đối tượng liên quan. Chức năng hỗ trợ và theo dõi, giám sát thực thi
mặc dù không chỉ bao gồm những người làm trực tiếp tại trụ sở bộ mà còn cả cán
bộ địa phương, nhưng bộ máy này cũng tương đối gọn nhẹ vì chủ trương trao quyền
cho các đơn vị thực thi và quản lý theo kết quả. Trao nhiều quyền có nghĩa là sẽ
không phải ban hành nhiều quy định đòi hỏi các đơn vị phải tuân thủ. Do đó bộ
không phải phân bổ nhiều nguồn lực để lo kiểm tra, giám sát chặt chẽ xem các
đơn vị có thực thi đúng quy định không.
Việc
tách bạch giữa chức năng xây dựng và thực thi chính sách là để đảm bảo tính
khách quan và độc lập của từng chức năng. Nếu chức năng xây dựng chính sách bị
lẫn lộn với chức năng thực thi, sẽ có nguy cơ chính sách được tạo ra chỉ để nhằm
đạt được những kết quả ngắn hạn và giải quyết những mối quan tâm trước mắt của
quá trình thực thi hoặc chính sách bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoài chuyên
môn, như lợi ích chính trị hay sự thiên vị. Ngược lại, nếu hai chức năng này được
tách bạch, không chỉ cơ quan xây dựng chính sách sẽ đảm bảo được tính khách
quan, trung lập mà việc thực thi chính sách cũng dễ dàng hơn. Bộ phận có chức
năng thực thi chính sách có thể tập trung vào việc giám sát và điều chỉnh các
chương trình để đáp ứng điều kiện, bối cảnh, tình hình phát triển của địa
phương mà không bị ràng buộc trong một khung thiết kế quá chặt của bộ phận xây
dựng chính sách. Bộ phận này cũng có thể xem xét, đánh giá, kiểm tra độc lập việc
triển khai chính sách có hiệu quả hay không và cung cấp phản hồi ngược lại cho
chính bộ phận thiết kế chính sách.
Ví
dụ với trường hợp của New Zealand, mối quan hệ giữa Bộ Giáo dục và các phòng
giáo dục địa phương chính là cách vận hành giữa bộ phận làm chính sách và bộ phận
thực thi chính sách. Theo đó, bộ chỉ đưa ra các mục tiêu giáo dục (chẳng hạn học
sinh phải đạt được trình độ Toán và tiếng Anh nhất định), khung giáo trình hướng
dẫn, kỳ vọng về trách nhiệm giải trình, cơ chế tài trợ. Bộ không quy định
phương pháp và chương trình giảng dạy chính xác mà các trường phải sử dụng. Bởi
vậy, các văn phòng giáo dục địa phương có thể hướng dẫn các trường tùy ý lựa chọn
điều chỉnh chương trình giảng dạy, cách thức tuyển dụng giáo viên và hỗ trợ học
sinh... tùy
thuộc vào nhu cầu và đặc điểm địa phương sao cho vẫn đạt kỳ vọng
và hướng dẫn của bộ.
Việc
tách bạch này cũng nhằm tăng tính chuyên môn hóa của các bộ phận vì không phải
người làm chính sách nào cũng có kỹ năng hỗ trợ việc thực thi hay làm tốt việc
theo dõi, đánh giá và ngược lại. Các nhà thiết kế chính sách thường cần có kỹ
năng nghiên cứu, phân tích và tư duy chiến lược dài hạn, trong khi những người
tham gia hỗ trợ và giám sát thực thi đòi hỏi phải có kỹ năng truyển đạt thông
tin, quản lý xung đột, và có chuyên môn về quản lý dự án và người làm công tác
đánh giá thực thi chính sách cần có khả năng thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu
từ các báo cáo, khảo sát, và các nguồn thông tin khác để đưa ra đánh giá chính
xác về kết quả thực hiện. Việc tách biệt các chức năng cho phép mỗi nhóm tập
trung vào năng lực cốt lõi của mình, từ đó thiết kế và thực thi chính sách hiệu
quả hơn.
Ở
ta, các bộ thường không tổ chức theo nguyên tắc này. Thay vì đó, các bộ thường
tổ chức theo lĩnh vực công việc. Ví dụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Vụ Giáo dục Mầm
non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Đại học… Những vụ
này phụ trách toàn bộ các công việc liên quan đến lĩnh vực vụ đó phụ trách. Ví
dụ, Vụ Giáo dục Đại học vừa có vai trò xây dựng các chính sách liên quan đến
giáo dục đại học, vừa đảm đương vai trò hỗ trợ, theo dõi các trường đại học thực
thi chính sách do chính mình đề ra và cả đánh giá liệu chính sách có thiết kế
chuẩn nhằm đạt mục tiêu đã đề ra hay không. Chưa nói đến những yêu cầu kỹ năng
khác nhau của những công việc này, việc một cán bộ vừa thiết kế chính sách vừa
đánh giá tính đúng đắn của chính sách mình xây dựng sẽ dễ bị thiên vị và không
đảm bảo tính độc lập, khách quan. Tương tự, một cán bộ sẽ dễ bị xung đột lợi
ích khi vừa làm chính sách vừa tham gia sâu vào quá trình thực thi chính sách
thông qua việc theo dõi, tư vấn và hỗ trợ. Chính vì thế công tác tham mưu, quản
lý của các cơ quan công vụ ở ta thường kém hiệu quả do hay bị ảnh hưởng bởi những
mâu thuẫn lợi ích và khó tránh khỏi tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi.
Nguyên
tắc 2: Phi chính trị hóa một số chức năng quản lý
Để
một số chức năng quản lý không bị chính trị hóa hay bị chi phối bởi những ảnh
hưởng mang tính chính trị, nhiều nền công vụ tiên tiến đã bê một số chức năng
mà trước đó do bộ quản lý ra khỏi bộ và để cho một cơ quan nằm ngoài tầm kiểm
soát của bộ thực hiện. Quá trình này diễn ra ồ ạt ở nhiều nước phát triển trong
những năm 1980 và 1990 ở thế kỷ trước, thường được gọi là quá trình thành lập
các cơ quan bán tự chủ (agencification). Cần nói thêm rằng đây vẫn là các cơ
quan nhà nước, vẫn được cấp ngân sách và thực hiện các nhiệm vụ công, nhưng
khác với bộ, các cơ quan bán tự chủ này (semi-autonomous agency) được trao thêm
một số thẩm quyền quyết định về quản lý, ít chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của bộ
trưởng. Những cơ quan này do một hội đồng với những thành viên là những người
có kiến thức uyên sâu và có ảnh hưởng trong cộng đồng lãnh đạo và giám sát. Hội
đồng này sẽ có trách nhiệm giải trình với bộ trưởng về những quyết định của hội
đồng.
Việc
lựa chọn các cơ quan nào để phi chính trị hóa phụ thuộc vào đặc điểm của từng
ngành nghề, lĩnh vực, nhưng đặc điểm chung đó là những cơ quan làm những công
việc nặng về chuyên môn, kỹ thuật và phục vụ
đại bộ phận công chúng, chẳng hạn như viện bảo tàng, các cơ quan nghiên cứu,
đánh giá, kiểm định, thanh tra, duy trì an toàn công cộng… Nếu các bộ can
thiệp quá sâu vào những chức năng này, chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi tư duy nhiệm kỳ hay
tập trung thực hiện những ưu tiên của ngành chủ quản mà hạ thấp lợi ích lớn hơn
của cộng đồng. Việc tách ra như thế này đảm bảo một số chức năng quan trọng được
đảm trách một cách khách quan, công bằng, minh bạch, tránh sự phân biệt đối xử
hoặc ưu tiên lợi ích của một nhóm nhỏ. Khi không bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu
chính trị, các cơ quan này có thể tập trung vào công việc của mình và đưa ra
các quyết định sáng suốt hơn, dựa trên những phân tích chuyên môn và dữ liệu thực
tế từ “khách hàng của họ” – người dân. Hơn thế nữa việc tách ra này cũng nhằm mục
đích để cho bộ tập trung thực hiện vai trò chính của mình, đó là thiết lập định
hướng cho ngành và giúp chính phủ thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Ví
dụ trong hệ thống giáo dục của New Zealand, ngoài Bộ Giáo dục với chức năng xây
dựng mục tiêu chiến lược và các chính sách nhằm đạt được mục tiêu còn có một số
cơ quan độc lập, thực hiện một số chức năng quản lý và cung cấp dịch vụ. Chẳng
hạn Cơ quan Quản lý Chất lượng NZQA có vai trò xây dựng các quy định liên quan
đến chất lượng của hệ thống bằng cấp và tín chỉ và đảm bảo các cơ quan cung cấp
dịch vụ giáo dục phải tuân thủ các quy định này. NZQA do một Hội đồng lãnh đạo
do bộ trưởng bổ nhiệm và Ban điều hành có trách nhiệm báo cáo và giải trình với
Hội đồng, thay vì với bộ trưởng. Việc thêm một bước đệm này (Bộ trưởng – Hội đồng
– Ban điều hành) đảm bảo việc thực hiện chức năng kiểm định chất lượng của
NZQA mang tính độc lập, không bị chi phối bởi những quyết sách mang tính
chính trị của bộ trưởng. Trong hệ thống giáo dục của New Zealand còn có Ủy ban
Giáo dục Đại học TEC, có chức năng điều hành mối quan hệ giữa chính phủ với các
cơ sở và tổ chức liên quan đến giáo dục đại học, đầu tư ngân sách và theo dõi kết
quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, và cung cấp các dịch vụ nghề nghiệp
và việc làm. Tương tự như NZQA, TEC cũng do một Hội đồng lãnh đạo, có vai trò đề
ra những định hướng và đưa ra quyết định về phân bổ đầu tư cho các cơ sở giáo dục
đại học. Ban điều hành có trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng và điều hành việc
thực hiện các chức năng của TEC.
Hệ
thống các bộ, ngành ở ta có nhiều tổng cục, cục và các tổ chức tương đương. Kế
hoạch sắp tới sẽ kết thúc hoạt động của các cơ quan này. Tuy nhiên, nếu tuân thủ
theo nguyên tắc này, nhiều trong số đó có tiềm năng trở thành các cơ quan bán tự
chủ, thay vì lại tiếp tục được sáp nhập và đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của các
bộ.
Bài
đăng Tia Sáng số 23/2024
V.T.H.M.
—
Tiến
sĩ tốt nghiệp Đại học Victoria, Wellington, New Zealand. Hiện chị đang công tác
trong lĩnh vực phân tích và tư vấn chính sách công cho Chính phủ New Zealand.
Nguồn: Tiasang.com.vn
==========================
Hàn
Quốc: Luật sư tổng thống Yoon phản bác mọi cáo buộc về « nổi loạn»
==========================
Đài
Loan tính các bước đi để tránh cuộc chiến thuế quan thời Trump 2.0
============================
Thị
trưởng Đài Bắc kêu gọi giảm đối đầu giữa Đài Loan với Trung Quốc
==============================
Trung
Quốc : Tập Cận Bình thanh trừng cả những người thân tín trong quân đội
==========================
Chính
quyền mới của Syria kêu gọi quốc tế dỡ bỏ các trừng phạt
==========================
Trump làm thế nào để
kết thúc chiến tranh ở Ukraine
Michael McFau
| Foreign
Affairs
Trần
Gia Huấn, chuyển ngữ
17/12/2024
https://baotiengdan.com/2024/12/17/lam-the-nao-de-trump-ket-thuc-chien-tranh-o-ukraine/
Tóm
tắt: Thuyết phục Kyiv đổi lãnh thổ lấy tư cách thành viên NATO
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/12/1-15-768x512.jpeg
Một
người lính Ukraine đang điều khiển pháo xạ gần Chasiv Yar, Ukraine, tháng 11
năm 2024. Nguồn: Oleg Petrasiuk/ Lực lượng vũ trang Ukraine/ Reuters
Khi
vận động tranh cử, Trump hứa, nếu đắc cử, Trump sẽ kết thúc chiến tranh Ukraine
trong một ngày. Lời cam kết lạc quan này đã trở thành điệp khúc quen thuộc mỗi
ngày. Trump là người duy nhất có thể buộc cả Nga và Ukraine phải đình chiến để
đàm phán. Việc Trump trở lại Nhà Trắng đã dấy lên lời đồn đoán về một thỏa thuận
hòa bình.
Chiến
tranh thường kết thúc bằng hai cách: Một bên chiến thắng, hoặc cả hai cùng rơi
vào thế bế tắc. Thực tế, cả Ukraine và Nga còn xa mới đến đích chiến thắng, và
chưa bế tắc. Riêng Putin thì cho rằng ông đang chiến thắng. Nếu Trump càng dọa
cắt viện trợ cho Ukraine, thì Putin càng táo tợn. Không có chuyện Putin ngừng tấn
công, khi đối thủ đang rơi vào thế yếu. Nếu Putin cảm thấy Trump và ban lãnh đạo
mới ve vuốt, hòa dịu thì Putin sẽ hung hăng lên nhiều.
Bài
học mà Trump đã từng thương lượng với Taliban ở nhiệm kỳ 1.0 sẽ giúp Trump biết
cách đối phó với Putin. Trump và Taliban đã thỏa thuận những điều khoản có lợi
cho Taliban. Chính quyền Biden phải tôn trọng những điều khoản đã ký, gồm lệnh
đình chiến, mốc thời gian rút quân, và thành lập chính phủ nhiều thành phần.
Taliban không thực hiện lời cam kết, sử dụng lệnh đình chiến như một trạm dừng
để giành chiến thắng. Hòa dịu với Taliban không tạo ra hòa bình. Hòa dịu với
Putin càng không tạo ra hòa bình. Thay vì cho Putin tất cả những gì Putin muốn
để Trump trở thành người đàm phán tài ba, Trump nên nghĩ đến một kế hoạch khuyến
khích Ukraine nhường lại phần lãnh thổ mà Nga đang chiếm đóng đổi lấy nền an
ninh vững chắc là thành viên NATO. Chỉ có thỏa hiệp này mới mang lại hòa bình
lâu dài cho Ukraine.
Con
át chủ bài trong tay Trump
Trong
những lời hùng biện khi tranh cử, Trump cho rằng sự giúp đỡ Ukraine là phung
phí, là kéo dài chiến tranh. Nhưng, nếu cắt viện trợ cho Ukraine bây giờ cũng
không mang lại hòa bình. Ngược lại, còn thúc đẩy Putin mở rộng chiến tranh. Để
tiến tới một thỏa thuận hòa bình, Trump nên cung cấp viện trợ quân sự đã phê
duyệt, và báo hiệu sẽ cung cấp thêm vũ khí tấn công để ngăn đà tiến của Nga,
đưa cuộc chiến vào thế bế tắc. Putin chỉ đàm phán khi quân Nga không thể chiếm
thêm lãnh thổ, hoặc tốt hơn nữa là Nga bắt đầu thua. Putin chỉ nghiêm túc khi
biết Mỹ không bỏ rơi Ukraine.
Trump
phải thuyết phục Zelensky ngừng chiến đấu. Đây là một việc khó khăn. Bởi vì,
không một tổng thống nào dám từ bỏ lãnh thổ. Từ bỏ đất đai đồng nghĩa với từ bỏ
đồng bào. Không một lãnh đạo dân cử nào dám làm điều này. Trong cuộc thăm dò
vào mùa thu năm nay, 88% dân Ukraine tin rằng họ sẽ thắng. Nhiều quân nhân
Ukraine đang chiến đấu để trả thù cho đồng đội đã hy sinh, sẽ rất khó để hạ vũ
khí.
Zelensky
và người Ukraine không hy sinh quả cảm, nếu không nhận được thứ gì đó đáng giá
như tư cách thành viên NATO. Việc trở thành thành viên NATO ngay lập tức sẽ
giúp bù đắp lại những nhượng bộ đầy cay đắng khi cho phép 25% lãnh thổ nằm dưới
sự chiếm đóng của Nga. Đây là con bài duy nhất mà Trump có thể chơi để thuyết
phục người Ukraine ngừng chiến đấu.
Ukraine
thuộc NATO là con đường duy nhất để bảo đảm hòa bình lâu dài cho Ukraine. Đây
là bài học phải áp dụng cho bất cứ nơi nào. Bản Đồng thuận Budapest – 1994 giữa
Nga, Mỹ, Vương quốc Anh, và Ukraine đã trở thành giấy lộn. Anh và Mỹ không thực
hiện cam kết bảo đảm an ninh cho Ukraine, đổi lấy việc Ukraine nhường lại kho
vũ khí nguyên tử cho Nga. Người Ukraine thừa hiểu Nga không bao giờ dám đụng đến
NATO, nhưng đã xâm lược Georgia năm 2008, xâm lược Ukraine năm 2014, năm 2022,
và đang chiếm đóng một phần Moldova.
Người
Ukraine đã chứng kiến Nga ký kết, cam kết, thỏa thuận, hiệp ước… nhưng vất bỏ
ngay sau đó. Những mảnh giấy có chữ ký chẳng có ý nghĩa gì để ngăn cản những cuộc
xâm lăng triền miên của Nga. Người Ukraine có lý. Họ hiểu rằng lệnh ngừng bắn,
nhưng không là thành viên NATO, chỉ giúp Nga câu giờ, thêm thời gian tổ chức lại
nền công nghiệp quân sự, chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng khác. Chính xác những
gì đã xảy ra giữa 2014 đến 2022. Nếu người Ukraine chấp nhận sự chiếm đóng lâu
dài của Nga trên ¼ lãnh thổ, thì họ cũng nên nhận được bảo đảm tin tưởng của
NATO.
Thời
điểm NATO kết nạp Ukraine có ý nghĩa lớn. NATO nên đưa ra lời mời chính thức
vào thời điểm Zelensky và Putin tuyên bố ngừng chiến. Sau lời mời, các nước
thành viên NATO phải phê chuẩn nhanh chóng. Trump phải đích thân lên tiếng để
các thành viên khác không kéo dài quá trình phê chuẩn. Trump đang nắm trong tay
vốn liếng chính trị lớn với thủ tướng Viktor Orban và Robert Fico. Trump nên sử
dụng đòn bẩy này để kết thúc cuộc chiến đẫm máu ở Ukraine.
Một
ngày chiến thắng cho tất cả
Có
ý kiến cho rằng, Putin không bao giờ chấp nhận Ukraine gia nhập NATO. Thế
nhưng, việc Ukraine trở thành thành viên NATO không cần phải xin phép Putin, và
Putin không có vai vế gì trong việc đàm phán giữa Ukraine và NATO. Cho phép
Putin can thiệp vào lộ trình này sẽ bộc lộ sự yếu kém của Mỹ không những với
Moscow mà còn cả với Bắc Kinh.
Nhiều
người đánh giá quá cao mối quan ngại của Putin về việc Ukraine nhập NATO. Putin
xâm lược Ukraine không phải vì lý do mở rộng NATO. Trước 2022, không ai bàn tới
tư cách thành viên NATO của Ukraine. Từ Brussels tới Moscow, từ Kyiv tới
Washington đều hiểu rõ điều này. Putin xâm lược Ukraine với một mục đích lôi
kéo người Ukraine vào Nga để thống nhất nòi giống Slav, và phá hoại nền dân chủ
Ukraine hướng về phương Tây. Putin không hề khó chịu khi Phần Lan và Thụy Điển
gia nhập NATO vào năm 2023 và 2024. Mặc dù, Phần Lan có chung đường biên giới
dài 1400 Km với Nga. Chính Putin đã đẩy Ukraine về phía NATO, chứ NATO không
lôi kéo Ukraine.
Hiển
nhiên, Nga khăng khăng rằng Ukraine nhập NATO là đe dọa an ninh Nga. Trump có
thể giải thích với Putin rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine sẽ khóa tay
Ukraine. Zelensky không chấp nhận việc mất lãnh thổ, nhưng một trong những điều
kiện để Kyiv được nhập NATO là phải tìm kiếm sự thống nhất lãnh thổ bằng biện
pháp hòa bình. Tây Đức và Nam Hàn đã đồng ý những điều khoản tương tự để đổi lấy
những hiệp ước quốc phòng với NATO và Mỹ. Một trong những điều kiện gia nhập
NATO là Zelensky phải rút quân khỏi Kursk. NATO là một liên minh phòng thủ.
NATO chưa bao giờ tấn công Liên Xô hoặc Nga. Putin hiểu rõ chuyện này.
Thời
điểm thích hợp nhất để kết thúc chiến tranh là ngày Ukraine gia nhập NATO. Đó
cũng là ngày huy hoàng nhất trong sự nghiệp của Putin. Putin có thể tuyên bố với
người Nga và toàn thế giới rằng: Ông đã thành công, đã chiến thắng. Putin sẽ
cho duyệt binh trên Quảng trường Đỏ. Bên ông là những nhà lãnh đạo Trung Quốc,
Iran, Bắc Triều Tiên, đứng cạnh lăng Lenin. Putin sẽ có một vị trí xứng đáng
trong sách giáo khoa lịch sử Nga, ngang hàng với Peter Đại đế, Catherine Đại đế,
Nguyên soái Stalin vĩ đại. Putin trở thành một trong những người mở rộng bờ cõi
cho đế chế Nga. Putin tuyên bố chiến thắng, và sẽ không phá hỏng bữa tiệc chiến
thắng của mình bằng một cuộc xâm lược khác, sẽ không đe dọa hay ngăn cản tư
cách thành viên NATO của Ukraine.
Vài
chính khách ở Đức và Hung, thường bày tỏ lo lắng: Ukraine gia nhập liên minh sẽ
châm ngòi Thế chiến III. Họ lập luận rằng: Nga và đồng minh sẽ mở rộng chiến
tranh. Lập luận này sai. Sau ba năm tham chiến cay đắng và đau đớn với Ukraine,
Nga không còn hứng thú gì để chiến đấu với một liên minh hùng mạnh nhất thế giới
trong đó có quân đội Mỹ. Quân đội Nga đã chịu một tổn thất to lớn về sinh mạng
và khí tài, trong lúc chỉ giành được vài chiến thắng nho nhỏ trước đội quân
Ukraine yếu hơn. Putin không bao giờ dám gây chiến trực tiếp với Mỹ, khi đã có
tới 78,000 tử sĩ trên chiến trường Ukraine. Ước tính số thương và vong của Nga
khoảng 400,000 tới 600,000. Đó là chưa kể tới cuộc vật lộn sống mái chống các lệnh
trừng phạt của phương Tây.
Các
lãnh đạo Đức cũng nên hiểu những lợi ích to lớn của tư cách thành viên NATO.
Tây Đức nhập NATO năm 1955 mà không hề châm ngòi cho Thế Chiến III; trong khi,
Tây Berlin bị vây quanh bởi lãnh thổ Đông Đức. Ngược lại, với tư cách thành
viên NATO, Tây Đức đã sống sót ngay cạnh Hồng Quân Liên Xô đồn trú ở bên kia
biên giới Đông Đức.
Nhìn
rộng hơn, Âu châu sẽ hưởng lợi lớn về kinh tế từ một Ukraine ổn định và an
toàn. NATO không phải cung cấp hàng tỷ Mỹ kim cho Ukraine, không phải tiếp nhận
hàng triệu người tị nạn. Giống như trong Chiến tranh Lạnh, NATO đã tạo điều kiện
cho Tây Âu phát triển. Giờ đây, Ukraine thuộc NATO sẽ giúp nền kinh tế của các
thành viên khác hưởng lợi, thương mại, đầu tư bùng nổ thời hậu chiến. Mỹ sẽ tiếp
cận nguồn khoáng sản quan trọng của Ukraine. Mỹ sẽ giảm phụ thuộc vào những nhà
cung cấp chuyên quyền, không đáng tin cậy.
Tâm
điểm là Trump
Trump
là người hoài nghi về NATO và nguồn viện trợ cho Ukraine, không dễ gì thuyết phục
ông đi theo hướng này. Tuy nhiên thỏa thuận trên sẽ giúp Trump đạt được một số
mục tiêu của riêng ông. Bằng cách kết nạp Ukraine vào NATO, Trump sẽ giành được
một chiến thắng ngoại giao quan trọng là chia sẻ gánh nặng của NATO. Sau khi
vào NATO, quân đội Ukraine, chỉ sau một đêm, sẽ trở thành quân đội Âu châu mạnh
và giàu kinh nghiệm nhất trong liên minh. Lực lượng võ trang Ukraine có thể được
triển khai tới những quốc gia đồng minh khác giúp Washington bớt gánh nặng.
Ukraine
sẽ giúp các thành viên NATO có đường biên giới với Nga về kỹ thuật điều khiển
phương tiện không người lái trên không, trên biển, và trên bộ mà quân đội
Ukraine vô cùng lão luyện. Trump có thể giải thích cho dân Mỹ rằng: Kết nạp
Ukraine vào NATO sẽ giúp Mỹ bớt chi tiêu quốc phòng, tập trung ngăn chặn sự
bành trướng của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương.
Kế
hoạch này sẽ giúp tránh được sự sụp đổ có thể xảy ra như ở Afghanistan sau khi
Mỹ rút quân 2021. Nó cũng tạo ra một nền hòa bình lâu dài ở Âu châu, chứ không
phải là lệnh ngưng bắn tạm thời mà Nga dễ dàng xé bỏ. Nếu Trump thành công
trong việc môi giới đạt đến thỏa thuận này, ông xứng đáng trở thành ứng cử viên
cho giải Nobel Hòa Bình mà ông hằng khao khát.
Không
dễ gì thuyết phục Putin và Zelensky hạ vũ khí để đàm phán. Trump sẽ bực bội khi
dùng việc hỗ trợ Ukraine làm phương tiện đàm phán. Thế nhưng, cuộc chiến kéo
dài bất tận, hoặc đầu hàng Putin thì còn tồi tệ hơn nhiều.
Canada
December
17, 2024
Huan
Tran dịch: How Trump Can End the War in Ukraine – Convince Kyiv to Trade Land
for NATO Membership; Michael McFaul; Foreign Affairs; December 12, 2024.
Nguồn: FB Huan Tran
_______
Tác
giả:
Michael McFau là giáo sư Khoa Chính trị, nghiên cứu viên cao cấp Học viện
Hoover, giám đốc viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli tại Đại học Stanford.
Ông McFau từng giữ chức Đại sứ Mỹ ở Nga từ năm 2012 tới 2014, và là tác giả của
cuốn sách “Từ Chiến Tranh Lạnh Tới Hòa Bình Nóng: Đại sứ Mỹ tại nước Nga của
Putin”.
=================
Thương
mại Mỹ - Canada : Phó thủ tướng Freeland từ chức vì bất đồng với thủ tướng
Trudeau
Thùy
Dương - RFI
Đăng
ngày: 17/12/2024 - 10:52
Phó
thủ tướng Canada Chrystia Freeland, kiêm bộ trưởng Tài Chính, hôm qua,
16/12/2024, đã từ chức, vào lúc bà chuẩn bị đưa ra các dự báo về tình hình tài
chính của đất nước, trong bối cảnh thâm hụt ngân sách hiện ở mức rất cao.
HÌNH
:
Phó
thủ tướng kiêm bộ trưởng Tài Chính Canada Chrystia Freeland trả lời báo chí tại
Ottawa, Ontario, Canada, ngày 30/11/2020. REUTERS - Blair Gable
Phó
thủ tướng Freeland được coi là cánh tay phải của thủ tướng Trudeau, nhưng bà lại
có quan điểm trái ngược với ông về chi tiêu ngân sách. Lần này là bất đồng với
thủ tướng về xử lý khủng hoảng thương mại với nước láng giềng Mỹ.
Tổng
thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã dọa sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ
Canada. Mỹ hiện giờ là đối tác thương mại lớn nhất của Canada. Theo AFP, 75% xuất
khẩu của Canada là sang thị trường Hoa Kỳ.
Từ Québec,
thông tín viên Pascale Guéricolas tường trình :
« Tình
hình rối ren hiện giờ có liên quan đến tương lai của thủ tướng. Bộ trưởng Tài
Chính Chrystia Freeland không thể chấp nhận việc thủ tướng Justin Trudeau đình
chỉ việc áp một loại thuế bán hàng, được ước tính lên tới 1,2 tỷ euro.
Theo bà Freeland, chuyện này lại xảy ra vào một thời điểm tệ hại khi Canada
đang cần tiền để đối phó với đe dọa của Donald Trump áp thuế quan 25% lên hàng
nhập khẩu từ Canada.
Xem
biện pháp này là một mánh lới quảng cáo chính trị gây tốn kém, Chrystia
Freeland đã từ chức bộ trưởng. Đối với bà, đây là cơ hội để tránh xa một chính
phủ mà điểm tín nhiệm đang rơi tự do trong các cuộc thăm dò ý kiến và để bà có
thể tạo lập vị thế vào thời hậu Justin Trudeau.
Lần
đầu tiên một trong các đảng đối lập, liên minh với đảng cầm quyền (đảng Tự Do)
trong nhiều tháng, kêu gọi thủ tướng từ chức. Thủ tướng Trudeau chắc chắn sẽ
khó mà xoa dịu sự bất mãn, nhất là vì thâm hụt ngân sách đã vượt gần 15 tỷ euro
so với dự báo ».
-------------------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Kinh tế
Bảo
hộ thương mại: Chiến thuật « đánh hỏa mù » của Donald Trump
HOA
KỲ - THUẾ QUAN
Hoa
Kỳ: Trump sẽ áp thuế hải quan đối với hàng Trung Quốc, Canada và Mêhicô
HOA
KỲ - THUẾ QUAN
Canada
và Trung Quốc chỉ trích thông báo tăng thuế quan của Donald Trump
=========================
Châu
Âu tìm cách « duy trì năng lực không gian » trước Hoa Kỳ và Trung Quốc
Thùy
Dương - RFI
Đăng ngày: 17/12/2024 - 14:13
Ủy
Ban Châu Âu hôm thứ Hai 16/12/2024 đã chính thức khởi động dự án chòm vệ tinh
liên lạc an toàn quỹ đạo thấp IRIS2, ký thỏa thuận với tập đoàn SpaceRISE để
phát triển và khai thác mạng lưới 290 vệ tinh ước tính trị giá hơn 10 tỷ euro,
bắt đầu cung cấp dịch vụ kết nối internet vào năm 2030. Như vậy là Liên Âu đang
nỗ lực bắt kịp Hoa Kỳ với tập đoàn Space X của tỷ phú Elon Musk và tránh để
Trung Quốc qua mặt về không gian?
HÌNH
:
Ảnh
minh họa : Ủy Ban Châu Âu chính thức khởi động dự án chòm vệ tinh liên lạc an
toàn quỹ đạo thấp IRIS2. © Business Wire
Theo
giải thích của Pacôme Révillon, chủ tịch Novaspace, công ty tư vấn chính tại
châu Âu trong lĩnh vực vũ trụ, với đài RFI Pháp ngữ, mục tiêu chính của IRIS2
là cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc tốc độ cao và an toàn cho cơ quan chính
phủ các nước, và có thể là sẽ mở rộng sang các đối tượng khác. IRIS2 có một số
điểm tương đồng với Starlink của SpaceX : là chòm vệ tinh ở quỹ đạo thấp cho
phép truy cập internet tốc độ cao.
Dù
IRIS2 dự kiến sẽ bao gồm 290 vệ tinh, ít hơn nhiều so với hàng ngàn vệ tinh của
Starlink, nhưng IRIS2 nổi trội hơn về mức độ an toàn tăng cường để phục vụ
chính phủ các nước và các tổ chức dân sự hay quân sự, ví dụ như mạng internet của
các đại sứ quán hoặc của Liên Âu, các hoạt động an ninh dân sự trong bối cảnh
thiên tai, cũng như các hoạt động quân sự trong khuôn khổ chiến dịch bên ngoài
của Liên Hiệp Châu Âu hoặc của chính các nước thành viên Liên Âu.
Phải
chăng hiện giờ Liên Âu đang tụt lại rất xa trong cuộc cạnh tranh với Mỹ, cụ thể
là với chòm vệ tinh Starlink của SpaceX, thuộc sở hữu của tỉ phú Elon Musk, và
chòm vệ tinh Kuiper của tập đoàn Amazon, của tỉ phú Jeff Bezos ? Trả lời câu hỏi
này, Pacôme Révillon, chủ tịch công ty tư vấn Novaspace, giải thích là vì nhiều
lý do, trước đây châu Âu không có nhiều động lực so với các công ty của Hoa Kỳ
trong lĩnh vực vệ tinh cỡ nhỏ, đặc biệt là không đầu tư mạnh vào các hệ thống
này. Do đó, khoảng cách chênh lệch với Mỹ là rất lớn.
Nhưng
rất ít khả năng, ít nhất là hiện nay, Liên Âu có kế hoạch phát triển một chòm vệ
tinh mà quy mô có thể sánh với chùm vệ tinh do công ty SpaceX phát triển, hoặc
chùm vệ tinh mà tập đoàn Mỹ Amazon dự kiến triển khai ở châu Âu. Trên thực tế,
một trong những mục tiêu của Liên Âu là, một mặt triển khai các phương tiện bảo
đảm tính tự chủ, để không lệ thuộc vào các cường quốc khác, mặt khác nhằm phát
triển các năng lực công nghiệp và duy trì khả năng của Liên Hiệp Châu Âu về
không gian.
Một
câu hỏi khác : liệu các nhà sản xuất của Liên Âu có cạnh tranh được với những
tập đoàn lớn như SpaceX hay Amazon của Mỹ? Về điểm này, chủ tịch Novaspace lưu
ý là hiện giờ đang diễn ra một cuộc cách mạng công nghệ trong lĩnh vực vũ trụ.
Đó là một cuộc cách mạng kỹ thuật số, với nhiều phương thức sản xuất mới được ứng
dụng vào không gian (ví dụ như các vệ tinh nhỏ và chòm vệ tinh). Điều này đặt
ra một thách thức đối với các doanh nghiệp truyền thống và đặt ra câu hỏi về
nhu cầu và các đơn đặt hàng công. Hoa Kỳ có ngân sách không gian lên tới hàng
chục tỷ đô la, cao gấp 5-10 lần so với châu Âu.
Nhìn
lại lịch sử, so với ngân sách, Liên Âu đặc biệt có nhiều sáng chế, đổi mới và dần
dần đã thành công trong việc duy trì ở mức tốt nhất. Trong bối cảnh như vậy, đối
với các nhà công nghiệp của châu Âu, chắc chắn là có những thách thức về nghiên
cứu và phát triển, năng lực sáng chế đổi mới… Nhưng đồng thời các chính phủ
cũng cần có nhu cầu đầu tư. Chính vì thế, cho dù chênh lệch Âu - Mỹ là rất lớn,
cũng không thể trông chờ là các nhà sản xuất có thể triển khai các giải pháp giống
như các công ty Mỹ. Và cũng không gì có thể bảo đảm rằng châu Âu có thể duy trì
mức độ cạnh tranh với Hoa Kỳ.
Trong
khi đó, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai một chùm vệ tinh quỹ đạo thấp và đang
có dự án tương tự thứ hai. Theo Pacôme Révillon, thông qua các chương trình
này, Trung Quốc có tham vọng triển khai vài chục ngàn vệ tinh, tức là những
chòm vệ tinh cực kỳ lớn. Một trong những mục tiêu của họ là khai trương các dịch
vụ đầu tiên chỉ sau 2-3 năm nữa. Điều đó có nghĩa là đến cuối những năm 2020,
Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ các chòm vệ tinh này, có thể là trước khi
chòm vệ tinh IRIS2 của châu Âu bắt đầu cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, ban đầu, những
chòm vệ tinh này sẽ mang tính thương mại nhiều hơn là nhằm mục đích bảo vệ an
toàn.
Cách
nay khoảng 10 năm, Trung Quốc rõ ràng là thua châu Âu về vệ tinh liên lạc. Tuy
nhiên, hiện giờ Trung Quốc đã bắt kịp và có khả năng vượt châu Âu trong những
năm tới đây, bởi vì nước này đang tiến rất nhanh, không chỉ về các chòm vệ
tinh, mà còn về không gian nói chung, với những khoản đầu tư khổng lồ. Hiện giờ,
Liên Âu chưa hẳn là thua Trung Quốc, nhưng nếu không có nhiều sáng chế, đổi mới
và đầu tư đầy đủ thì Liên Âu có nguy cơ tụt hậu so với Trung Quốc trong những
năm 2030.
======================
Liên
Hiệp Châu Âu mong muốn tương lai Syria «không có Nga và Iran»
Minh Anh - RFI
Đăng
ngày: 17/12/2024 - 12:00 - Sửa đổi ngày: 17/12/2024 - 13:19
Theo
nhật báo Pháp Le Monde, tại Syria hôm nay, 17/12/2024, một đại diện của Liên Hiệp
Châu Âu đã gặp đại diện của tổ chức Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) tại bộ Ngoại
Giao của tân chính quyền Damas. Ông bày tỏ mong muốn của khối 27 nước hỗ trợ tiến
trình chuyển tiếp chính trị ở Syria.
HÌNH
:
Lãnh
đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Kaja Kallas trong cuộc gặp với ngoại trưởng
các nước Ả Rập để bàn về tương lai của Syria tại Aqaba, Jordani, ngày
14/12/2024. © Andrew Caballero-Reynolds / AP
Trong
cuộc họp giữa ngoại trưởng 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu tại Bruxelles
hôm qua để bàn về tương lai của Syria, lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Âu, bà
Kaja Kallas, tuyên bố, Nga và Iran « không nên có chỗ đứng » tại
Syria trong tương lai.Theo bà, ngoại trưởng nhiều nước châu Âu cũng bày tỏ mong
muốn ban lãnh đạo mới của Syria yêu cầu Nga rút quân.
Từ
Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường thuật :
«
Tân lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Âu Kaja Kallas đã nhanh chóng phái đại sứ
châu Âu đến Damas. Đó chính là trưởng phái đoàn đại diện Liên Âu tại Syria và
cho tới nay đóng ở Liban. Liên Âu muốn gởi nhiều thông điệp đến các nhà lãnh đạo
mới ở Damas, đặc biệt là đề nghị một tiến trình chính trị tôn trọng các nhóm
thiểu số và quyền phụ nữ. Họ cũng hy vọng Syria sẽ đoạn tuyệt với những người bảo
hộ cũ của chế độ.
Bà
Kaja Kallas nói : "Có những nguyên tắc cơ bản mà mọi người đều đồng
tình, đó là tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền, do vậy Nga và Iran có lẽ
không nên có một chỗ đứng trong tương lai của Syria. Các nhà lãnh đạo mới sẽ cần
có điều kiện để rũ bỏ ảnh hưởng của Nga tại nước này. Bởi vì chính từ căn
cứ quân sự ở Syria mà Nga tiến hành các hoạt động hướng tới châu Phi và các nước
láng giềng phía Nam. Đây còn là một mối bận tâm cho an ninh châu Âu."
Đối
với các ngoại trưởng châu Âu, Liên Âu không nên bỏ lỡ cơ hội nói chuyện với chế
độ mới ở Syria nếu hy vọng vào một tiến trình chuyển tiếp có trật tự . Họ còn
nhấn mạnh là đã có thể nói chuyện được với phe Taliban cho dù phải qua các bên
trung gian. »
----------------------------
Các
nội dung liên quan
SYRIA
- PHƯƠNG TÂY - NGOẠI GIAO
Syria
: Phương Tây bắt đầu « tiếp xúc » trực tiếp với chính quyền mới ở Damas
SYRIA
- NGA - CĂN CỨ QUÂN SỰ
Syria:
Nga vẫn chưa quyết định về tương lai của các căn cứ quân sự
====================
Anh
Quốc: Một người thân cận với hoàng tử Andrew bị nghi làm gián điệp cho Trung Quốc
Mỹ
và các đồng minh lên án hợp tác quân sự Nga - Triều
Nga
: Người dân “tỉnh” về thực trạng kinh tế ẩn sau số liệu được Nhà nước “đánh
bóng”
Nga
tuyên bố chiếm được 189 làng và thị trấn của Ukraina trong năm 2024
Ukraina
thừa nhận thực hiện vụ ám sát một tướng Nga ở Matxcơva
Cù
Tuấn
biên dịch
NYT: Ukraine đang đặt câu hỏi liệu
Telegram, ứng dụng yêu thích của nước này, có phải là điệp viên ngủ đông không
- Cù Tuấn biên dịch phóng sự của New York Times.
Tóm
tắt:
Mức độ phổ biến của ứng
dụng nhắn tin này đã tăng vọt trong cuộc chiến với Nga, khiến các quan chức
Ukraine ngày càng cân nhắc giữa lợi ích của Telegram và rủi ro bảo mật của nó.
-----
Trong
gần ba năm kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, ứng dụng nhắn tin Telegram đã trở
thành phao cứu sinh cho hàng triệu người Ukraine. Ứng dụng này cung cấp thông
tin về các cuộc tấn công sắp tới và giúp cộng đồng tổ chức thực phẩm, viện trợ
y tế và các hỗ trợ khác.
Nhưng
ứng dụng từng là cứu cánh đã ngày càng trở thành mối lo ngại lớn. Trong những
tháng gần đây, các quan chức Ukraine ngày càng lo ngại về sự phụ thuộc của đất
nước này vào Telegram, vì lo ngại rằng ứng dụng này đang được sử dụng như một
phương tiện truyền bá thông tin sai lệch và là công cụ do thám cho Nga đã tăng
lên.
Ukraine
hiện đang cố gắng tách mình khỏi Telegram. Vào tháng 9, chính quyền Zelensky đã
ra lệnh cho quân đội, các quan chức chính phủ và những người làm việc trên cơ sở
hạ tầng quan trọng này hạn chế sử dụng Telegram trên điện thoại công việc. Các
thông tin liên lạc nhạy cảm hơn đã được chuyển sang các ứng dụng được mã hóa
như Signal. Một số quan chức cấp cao đã đề xuất các hạn chế mới đối với
Telegram, bao gồm các quy tắc phải tiết lộ ai là người đứng sau các kênh ẩn
danh có lượng người theo dõi lớn.
“Chúng
tôi hiểu rằng chúng tôi đang phụ thuộc”, Yaroslav Yurchyshyn, một thành viên của
Quốc hội Ukraine, người đã soạn thảo luật để thắt chặt quy định đối với
Telegram, cho biết. “Đó là vấn đề đối với chúng tôi”.
Kinh
nghiệm của Ukraine với Telegram minh họa cho những lợi ích và bất lợi khi phụ
thuộc vào một ứng dụng duy nhất. Hiếm khi có một quốc gia nào lại phụ thuộc vào
một nền tảng mà họ không thể kiểm soát đối với truyền thông, thông tin và các dịch
vụ quan trọng khác, đặc biệt là trong thời chiến.
Sự
phụ thuộc đó có lẽ chỉ được lặp lại ở Nga, nơi Telegram được sử dụng bởi khoảng
một nửa dân số nước này, bao gồm nhiều người trong quân đội và chính phủ. Điều
đó đã biến ứng dụng này thành chiến trường thông tin chính trong cuộc chiến.
Trong một số trường hợp, các phi công máy bay không người lái của Ukraine và
Nga sử dụng các nhóm Telegram để chế giễu nhau và chia sẻ video về các cuộc tấn
công.
Mối
lo ngại của Ukraine về Telegram song song với sự giám sát toàn cầu ngày càng
tăng đối với nền tảng này, khi Telegram đang tiến gần đến mốc một tỷ người
dùng. Từng được coi là thiên đường cho các nhà hoạt động và những người sống dưới
các chính phủ độc tài, ứng dụng này đã khiến các chính phủ tức giận vì nó đã trở
thành trung tâm của các tài liệu bất hợp pháp và cực đoan. Pavel Durov, người
sáng lập Telegram, đã bị bắt tại Pháp vào tháng 8 với các cáo buộc liên quan đến
việc công ty của ông không giải quyết được các hoạt động tội phạm trên nền tảng
này.
Đối
với Ukraine, việc tách khỏi Telegram sẽ không hề dễ dàng. Theo một cuộc khảo
sát gần đây do chính phủ Mỹ ủy quyền, khoảng 70 phần trăm người Ukraine sử dụng
Telegram làm nguồn tin tức chính. Khi còi báo động không kích rú lên và tên lửa
rơi xuống các thành phố của Ukraine, mọi người đổ xô đến các nhóm Telegram để cập
nhật thông tin theo thời gian thực. Chính phủ phát sóng các thông báo chính thức
và thu thập thông tin tình báo bên trong các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng
thông qua ứng dụng này.
Tuy
nhiên, trong các cuộc họp an ninh mạng bí mật năm nay, các quan chức Ukraine đã
thảo luận về việc đặt ra các giới hạn mới cho Telegram, hai người biết về các
cuộc thảo luận cho biết. Cơ quan tình báo của nước này kết luận rằng ứng dụng
này gây ra rủi ro an ninh quốc gia và được Nga sử dụng để truyền thông tin sai
lệch, tấn công mạng, hack, phát tán phần mềm độc hại, theo dõi vị trí và điều
chỉnh các cuộc tấn công bằng tên lửa.
Để
tăng tính an ninh, Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine, người thường
xuyên đăng tin tức chiến tranh cho hơn 700.000 người theo dõi trên Telegram, đã
không sử dụng ứng dụng này trên điện thoại cá nhân của mình, một viên chức an
ninh mạng Ukraine cho biết. Vào tháng 3, các viên chức đã thực hiện bước đi bất
thường là yêu cầu Apple kiểm soát nền tảng này vì gã khổng lồ Thung lũng
Silicon có thể tận dụng cửa hàng ứng dụng của mình — mà Telegram cần để phân phối
toàn cầu — để khiến Telegram phải có hành động.
Trong
một tuyên bố, Telegram đã bảo vệ tính bảo mật của nền tảng của mình, nói rằng
Nga "chưa từng - và không thể - truy cập thông tin người dùng". Công
ty nói thêm, "Telegram luôn an toàn cho người dân Ukraine và người dùng
trên toàn thế giới".
Nhưng
điều khiến Telegram trở nên mạnh mẽ như vậy cũng khiến nó trở thành mối đe dọa,
các quan chức Ukraine cho biết. Không giống như các phương tiện truyền thông xã
hội khác, Telegram có ít rào cản. Không có thuật toán nào xác định những gì mọi
người sẽ nhìn thấy và ít có kiểm duyệt nội dung, cho phép việc lan truyền nhanh
chóng các cảnh báo cứu mạng nhưng cũng khiến ứng dụng này dễ bị khai thác. Các
tính năng phát sóng cho phép người dùng nhanh chóng chia sẻ văn bản, video và tệp
với các nhóm lớn.
“Tôi
có một số người thân ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và cách duy nhất để liên
lạc với họ là thông qua Telegram”, Maksym Yali, một nhà phân tích của Trung tâm
Truyền thông Chiến lược và An ninh Thông tin của Ukraine, một cơ quan chính phủ
giám sát Telegram và các ứng dụng khác để phát hiện thông tin sai lệch, cho biết.
“Nhưng trong điều kiện chiến tranh, liệu các rủi ro có lớn hơn lợi ích không?”
Ông
cho biết người dân Ukraine đến thăm bạn bè hoặc gia đình ở Nga phải nộp điện
thoại tại sân bay Nga cho các nhân viên an ninh sử dụng phần mềm chuyên dụng để
kiểm tra ứng dụng Telegram của họ, bao gồm cả tài liệu đã xóa, xem có nội dung ủng
hộ Ukraine hay không.
Telegram
phủ nhận việc có thể truy cập các tin nhắn đã xóa và cho biết mọi ví dụ về
thông tin liên lạc bị chặn của Nga mà họ đã điều tra đều là kết quả của việc
thiết bị bị tịch thu vật lý hoặc bị nhiễm phần mềm độc hại, chứ không phải do
điểm yếu bảo mật trên ứng dụng.
Người
dân Ukraine bắt đầu yêu thích Telegram vào năm 2017. Đó là thời điểm đất nước
này cấm nền tảng truyền thông xã hội VKontakte do Nga kiểm soát, vốn được sử dụng
để khuếch đại thông tin sai lệch và tuyên truyền của Nga.
Sự
nổi bật của Telegram đã tăng lên trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông
Zelensky vào năm 2019. Chiến dịch của ông đã khéo léo sử dụng dịch vụ này để kết
nối với cử tri, một phần là nhờ Mykhailo Fedorov, một chiến lược gia kỹ thuật số
trẻ tuổi hiện đang lãnh đạo Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số. Trong một cuộc phỏng vấn
năm 2020, ông Fedorov cho biết ông thường xuyên liên lạc với ông Durov và nhóm
quản lý Telegram của ông này.
Vào
năm 2022, ngay trước cuộc xâm lược của Nga, tình báo Ukraine đã cảnh báo ông
Zelensky về Telegram, hai người hiểu biết về vấn đề này cho biết. Trong một bản
ghi nhớ, tình báo quân sự đã cảnh báo về những rủi ro từ ảnh hưởng của Nga
nhưng cho biết mối đe dọa này không đáng để cấm hoàn toàn ứng dụng này.
Văn
phòng của ông Zelensky đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Cuộc
chiến đã tiết lộ rằng nhiều kênh Telegram được điều hành từ Nga. Các tài khoản
có vẻ là của Ukraine đã tung tin sai lệch, bao gồm cả những tuyên bố vô căn cứ
rằng ông Zelensky đã trốn khỏi Ukraine.
Tuy
nhiên, mức độ phổ biến của ứng dụng này vẫn tăng vọt trong khi các phương tiện
truyền thông truyền thống đang phải vật lộn để theo kịp.
“Telegram
là nguồn thông tin chính, hơn cả truyền hình, radio và tất cả các phương tiện
truyền thông khác”, Maksym Dvorovyi , giám đốc quyền kỹ thuật số của Digital
Security Lab Ukraine, một nhóm xã hội dân sự, cho biết. Ông nói rằng đó là một
“ thực tế đáng buồn ” vì những rủi ro về an ninh và khối lượng thông tin và các
nội dung tuyên truyền chưa được xác minh.
Đối
với nhiều kênh Telegram phổ biến, tiền chảy vào như nước. Với hàng triệu người
theo dõi, họ tính phí hàng nghìn đô la cho mỗi quảng cáo, với các chương trình
khuyến mãi từ các cửa hàng bánh ngọt và các nhà tài trợ tiền điện tử nằm cạnh
các cảnh báo về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và thông báo mất
điện.
Ít
người biết ai là những người điều hành một số kênh được truy cập nhiều nhất, có
tên như "Legitimate" và "Cartel". Một nghiên cứu vào tháng
9 của Detector Media, một nhóm giám sát được Liên minh châu Âu hậu thuẫn, phát
hiện ra rằng 76 trong số 100 kênh Telegram phổ biến nhất ở Ukraine được điều
hành ở dạng ẩn danh.
Các
quan chức Ukraine lo ngại về lòng trung thành của ông Durov, người sinh ra ở
Nga. Tổng thống Vladimir V. Putin của Nga cho biết vào năm 2021 rằng chính phủ
đã "đạt được thỏa thuận" với Telegram sau khi chính quyền cố gắng chặn
ứng dụng này trong một cuộc tranh chấp về quyền truy cập vào dữ liệu người
dùng. Các quan chức Ukraine lo ngại Nga có thể truy cập vào dữ liệu và thông
tin liên lạc riêng tư trên ứng dụng, chỉ ra các ví dụ khi chính quyền Nga trình
bày các bản sao của các cuộc trò chuyện riêng tư trên Telegram cho những người
đang bị điều tra.
Ukraine
chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục cho thấy ông Durov hoặc công ty này có
liên quan đến chính phủ Nga, và Telegram cũng cho biết họ không có mối liên hệ
nào với Điện Kremlin.
"Telegram
chưa bao giờ có mối liên hệ pháp lý hoặc vật lý với Nga", công ty cho biết.
"Telegram được thành lập cụ thể trong bối cảnh bảo vệ dữ liệu người dùng
khỏi sự giám sát của Nga".
Đầu
năm nay, thông tin sai lệch trên Telegram về cuộc chiến đã tràn lan đến mức
Ukraine đã phải yêu cầu Apple can thiệp. Chính phủ yêu cầu gã khổng lồ công nghệ
sử dụng đòn bẩy của mình để thúc đẩy Telegram xóa một số tài khoản giả mạo được
điều hành từ Nga. Đến tháng 4, Telegram đã xóa các tài khoản trên.
Nhưng
nghị quyết này đi kèm với một sự thay đổi. Telegram cũng đã tạm thời chặn một số
tài khoản do chính phủ Ukraine điều hành cho phép công dân chia sẻ thông tin về
hoạt động của quân đội Nga. Các quan chức Ukraine coi động thái này là một lời
cảnh báo được che đậy khéo léo: Gây áp lực quá mức lên công ty này có thể sẽ phải
trả giá.
“Điều
đó không được nói ra, nhưng đó là một lời đe dọa”, ông Yurchyshyn cho biết.
Telegram
xác nhận đã xóa các tài khoản giả sau khi nhận được yêu cầu từ Apple, nhưng cho
biết các kênh tiếng Ukraina đã bị xóa nhầm và được khôi phục trong vòng vài giờ.
Công ty cho biết đang phát triển các công cụ để chống lại thông tin sai lệch,
bao gồm các tính năng kiểm tra thực tế mới.
Ông
Fedorov, Bộ trưởng Kỹ thuật số Ukraine, cho biết trong một tuyên bố rằng ông đã
yêu cầu Apple hỗ trợ trong việc liên lạc với Telegram như "một phần trong
công việc đang diễn ra của chúng tôi với tất cả các nền tảng có phạm vi tiếp cận
rộng rãi như vậy và đưa tin về cuộc chiến ở Ukraine".
Apple
đã từ chối bình luận.
Sau
cuộc họp vào tháng 9 của Trung tâm điều phối an ninh mạng quốc gia Ukraine, việc
sử dụng ứng dụng này đã bị hạn chế trong chính phủ và quân đội nước này. Một số
trường đại học cũng đã cấm dùng Telegram.
Kyrylo
Budanov, quan chức tình báo hàng đầu của Ukraine, đã công khai cảnh báo về các
mối đe dọa của Telegram, nhưng cho biết ông không tin rằng nó nên bị chặn hoàn
toàn. Ông đã kêu gọi bãi bỏ tính ẩn danh đối với những người quản lý các kênh lớn.
Telegram từ lâu đã lập luận rằng tính ẩn danh là chìa khóa để bảo vệ người
dùng.
Nga
có những lo ngại riêng về Telegram. Sau vụ bắt giữ ông Durov tại Pháp vào tháng
8, các nhà bình luận và phân tích quân sự Nga đã công khai lên tiếng báo động về
sự phụ thuộc của đất nước vào ứng dụng này, nói rằng Durov có thể cung cấp cho
các cơ quan tình báo phương Tây quyền truy cập vào các dữ liệu riêng tư.
Tại
Ukraine, vụ bắt giữ ông Durov đã thúc đẩy những nỗ lực hạn chế Telegram. Ông
Yurchyshyn cho biết ông đang soạn thảo luật để thêm các cảnh báo, tương tự như
trên bao thuốc lá, nhắc nhở người dùng rằng thông tin trên nền tảng này có thể
không đáng tin cậy và người điều hành các kênh là ẩn danh.
Nhưng
ông thừa nhận rằng bất kỳ quy định mới nào cũng khó có thể làm giảm sức ảnh hưởng
của Telegram.
“Ai
muốn trở thành chính trị gia hoặc nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm việc cấm một mạng
lưới thông tin phổ biến như vậy?” Ông Yurchyshyn nói.
Hình
ảnh:
https://www.facebook.com/photo?fbid=122168822444323532&set=a.122095297286323532
Theo
một cuộc khảo sát gần đây, khoảng 70% người Ukraine sử dụng Telegram làm nguồn
tin tức chính.
------------------------------------------------------
Bài gốc :
https://www.nytimes.com/.../ukraine-russia-telegram...
NYTIMES.COM
Ukraine
Weighs Telegram Security Risks Amid War With Russia
Ukraine Weighs Telegram Security Risks Amid War With Russia
==============================
Chiến tranh Ukraine
-----
NYT: Ukraine đang đặt câu hỏi liệu Telegram, ứng dụng yêu
thích của nước này, có phải là điệp viên ngủ đông không
NYT: Bị sa lầy ở Ukraine, Nga đã phải trả giá ở Syria
Cách Ukraine sử dụng máy bay không người lái giá rẻ được
điều khiển bằng AI để gây sát thương cho quân Nga.
Dmytro Kuleba của Ukraine: 'Nếu cứ tiếp tục như thế này,
Ukraine sẽ thua cuộc chiến'
NYT: Dòng sông tắm máu binh lính Ukraine
Reuters: Nga đã bắn một tên lửa tấn công vào thành phố
Dnipro của Ukraine vào ngày 21.11.2024
NYT: Nga tấn công mạnh vào Ukraine
FT: Ukraine và Nga tranh giành lợi thế trên chiến trường
trước khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng
Các vùng đất Ukraine bị Nga chiếm đóng giờ là địa ngục
toàn trị
Chiến tranh ở Ukraine có thể càng leo thang dưới thời
Trump, theo Dmytro Kuleba
WSJ: “Kinh tế dựa trên cái chết” đang thúc đẩy cỗ máy chiến
tranh của Nga
WSJ: Tại sao lính Bắc Triều Tiên sẵn sàng đi chết ở Nga
SCMP: Những người đào tẩu Bắc Triều Tiên tìm cách tới
Ukraine để tiến hành chiến tranh tâm lý với những người đồng đội cũ
NYT: Rồng lửa tung hoành: Cuộc chiến máy bay không người
lái biết phun lửa ở Ukraine
No comments:
Post a Comment