Nhà đầu tư nước ngoài
nghĩ gì về 'tinh gọn bộ máy' của ông Tô Lâm?
BBC News Tiếng Việt
19
tháng 12 2024, 12:39 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c99xgpjdm8xo
Việt
Nam đang lên kế hoạch thực hiện cải cách táo bạo khi cắt giảm các bộ, cơ
quan,... để giảm gánh nặng ngân sách, thủ tục hành chính. Nhưng, quá trình này
cũng có thể gây ra tình trạng "tê liệt" ngắn hạn, theo nhận định của
các quan chức và nhà đầu tư nói với Reuters.
Tại
hội nghị về việc triển khai Nghị quyết 18 vào ngày 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư đã thông báo phương án tinh gọn, trong đó bao gồm hướng nghiên cứu cắt giảm 5 bộ và 4 cơ
quan ngang bộ, cùng với việc chấm dứt hoạt động và sáp nhập của một sốn cơ quan
của Đảng và của Quốc hội.
Việt
Nam là một trung tâm công nghiệp Đông Nam Á, phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực sản xuất, động lực giúp nền kinh tế dựa vào xuất khẩu bùng
nổ.
Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, giới đầu tư ngày càng tỏ ra không hài lòng về sự
chậm trễ phê duyệt dự án cũng như cải cách các quy định do chiến dịch chống
tham nhũng toàn diện thúc đẩy.
Cuộc
cải tổ các cơ quan nhà nước mà Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện, theo Reuters,
là phản hồi cho những lời chỉ trích trên.
Bộ
Nội vụ và Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Cuộc
tinh gọn này có nét tương tự với các biện pháp cắt giảm chi phí của các chính
phủ hậu đại dịch đang thực hiện hoặc cam kết trên toàn thế giới, trong đó có cả
Tổng thống theo chủ nghĩa tự do Javier Milei của Argentina và Tổng thống đắc cử
Mỹ Donald Trump.
Dự
kiến, trong kế hoạch tinh gọn của Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ sáp nhập với
Bộ Tài chính.
Trong
một thời gian, "các nhà đầu tư có thể gặp phải sự chậm trễ hoặc bất ổn khi
các cấu trúc mới được thiết lập và dư âm của việc sáp nhập các cơ quan quản lý
thượng tầng này lắng xuống", ông Leif Schneider, giám đốc công ty luật quốc
tế Luther, văn phòng ở Việt Nam, bình luận với Reuters.
Nhưng
"triển vọng về dài hạn có thể tươi sáng hơn," ông nói thêm, cho rằng
Việt Nam có thể trở thành điểm đến thân thiện với nhà đầu tư hơn nếu cải cách
hiệu quả.
Quan
điểm trái chiều
Chín
người, gồm các nhà đầu tư, nhà ngoại giao và quan chức, được Reuters phỏng vấn
đều chia sẻ những đánh giá trái chiều, trong đó một số người dự đoán trong ngắn
hạn sẽ gặp các chậm trễ về thủ tục hành chính.
"Hãy
chuẩn bị đón nhận tình trạng tê liệt như một điều bình thường trong một thời
gian," một nhà ngoại giao phương Tây tại Hà Nội nhận xét, đồng thời bình
luận rằng công cuộc tinh gọn này cũng có thể là một cách để Tổng Bí thư Tô Lâm
củng cố quyền lực.
Hai
nhà đầu tư nước ngoài giấu tên kỳ vọng cải cách sẽ mang lại những thủ tục đơn
giản, là điều được giới doanh nghiệp mong đợi từ lâu, dù có khả năng làm chậm
quá trình phê duyệt dự án trong vài tháng.
Đại
sứ Úc tại Việt Nam Andrew Goledzinowski, so sánh giai đoạn hiện tại với những cải
cách kinh tế của Việt Nam vào những năm 1980, biến đất nước xã hội chủ nghĩa từng
bị chiến tranh tàn phá thành một quốc gia thương mại lớn trong những thập kỷ tiếp
theo.
"Kỷ
nguyên mới của Việt Nam đang tới vào thời khắc quan trọng" khi các nhà đầu
tư tìm kiếm địa điểm an toàn trong giai đoạn chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, ông
Goledzinowski viết trên mạng xã hội.
"Tiền
giống như dòng nước. Khi bị chặn thì sẽ chảy theo hướng khác."
-----------------------
Tin
liên quan
·
Mỹ - Trung cạnh tranh
Nga tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam?
18
tháng 12 năm 2024
·
Cách mạng tinh gọn ở
TP HCM: cuộc đại phẫu 'không có gì phải trăn trở'?
16
tháng 12 năm 2024
·
Tinh gọn bộ máy: quyết
tâm rất lớn, thực hành tới đâu?
7
tháng 12 năm 2024
No comments:
Post a Comment