Monday, 7 October 2024

TẠI SAO KẺ YẾU SẼ ĐÁNH BẠI KẺ MẠNH TRONG TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI? (Bertrand Badie, Tào Nhiên |China News Weekly)

 



Tại sao kẻ yếu sẽ đánh bại kẻ mạnh trong trật tự thế giới mới?

Bertrand Badie, Tào Nhiên | China News Weekly 

Lê Thị Thanh Loan, biên dịch

04/10/2024

https://nghiencuuquocte.org/2024/10/04/tai-sao-ke-yeu-se-danh-bai-ke-manh-trong-trat-tu-the-gioi-moi/

 

Vừa ngồi vào ghế sofa, Bertrand Badie đã đùa rằng: “Tôi hy vọng cuộc phỏng vấn này sẽ được công bố càng sớm càng tốt, nếu không chẳng ai biết tình hình quốc tế sẽ lại xảy ra những thay đổi lớn thế nào.”

 

Từ cuộc khủng hoảng Ukraine đến cuộc khủng hoảng Gaza, cho đến những thăng trầm của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024, sự khó lường của tình hình quốc tế đã khiến nhiều chuyên gia quan hệ quốc tế phải đau đầu. Tuy nhiên đối với Badie, người lúc này 74 tuổi, đây chỉ là một khúc quanh của tiến trình toàn cầu hóa mà ông được chứng kiến sau khi đã đích thân trải qua những cuộc khủng hoảng như Phong trào Mai 68, Chiến tranh Lạnh hay Chiến tranh vùng Vịnh.

 

Audio :

Tại sao kẻ yếu sẽ đánh bại kẻ mạnh trong trật tự thế giới mới?

 

Là một trong những học giả Pháp nổi tiếng nhất trong giới quan hệ quốc tế đương đại và là đại diện tiêu biểu cho “trường phái Pháp” của lý thuyết hậu hiện đại, Badie nổi tiếng với cách lý giải trật tự quốc tế trong kỷ nguyên mới. Ông từng đảm nhận hàng loạt chức vụ xã hội như Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Chính trị Quốc tế (IPSA) và Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về hòa bình và giải quyết xung đột của Rotary International. Ngay từ năm 2008, Badie đã viết: “Mối nguy hiểm chủ yếu mà chúng ta phải đối mặt không phải vấn đề hạt nhân Triều Tiên hay vấn đề hạt nhân Iran, mà có thể là một dịch bệnh vô cùng nguy hiểm.”

 

Tuy vậy, điều đáng tự hào nhất là Badie đã là giáo sư tại Viện Sciences Po ở Paris trong suốt 30 năm qua và giảng dạy môn Espace Mondiale (không gian toàn cầu) – khóa học được sinh viên yêu thích nhất của trường. Có rất nhiều quan chức và nhà ngoại giao Pháp là học trò của ông, trong đó có Bertrand Lortholary, Đại sứ Pháp tại Trung Quốc đương nhiệm.

 

Sáng 12/9, trong chuyến thăm Trung Quốc, Badie nhận lời mời phỏng vấn độc quyền của China News Weekly. Khi nói về xung đột Nga-Ukraine, cuộc khủng hoảng Gaza, làn sóng cực hữu ở phương Tây và các vấn đề chống toàn cầu hóa, đôi khi ông cao giọng và khua tay, tiếp diễn phong cách kiểu Pháp đầy nhiệt huyết của mình như trong bài phát biểu vào đêm hôm trước. Tuy nhiên, khi nhắc đến tương lai của cộng đồng quốc tế, người ủng hộ toàn cầu hóa trung thành này lại tỏ ra lo ngại.

 

Badie vẫn tin tưởng vào quá trình toàn cầu hóa, tin vào sức mạnh tích cực của dư luận đối với các quyết sách đối ngoại, tin rằng kẻ yếu có thể đánh bại kẻ mạnh và cũng tin vào sự thức tỉnh của giới trẻ. Nhưng đồng thời, ông lo ngại rằng toàn cầu hóa sẽ đưa nhân loại đến một cuộc “đại chiến toàn cầu”, nơi dư luận bị ảnh hưởng bởi những sự thật giả tạo và có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ thì kẻ yếu mới có thể giành được công lý trong quan hệ quốc tế. Còn đối với những người trẻ, “Liệu ​​khi trưởng thành, họ có thể chống lại áp lực từ trật tự cũ không?”

 

Toàn cầu hóa không thoái trào mà diễn tiến theo từng vòng

 

China News Weekly: Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, ông là một trong những người có đóng góp quan trọng cho khái niệm “toàn cầu hóa”. Nhưng hiện nay, thương mại toàn cầu đã bị phân tách, tình trạng xem nhẹ các nguyên tắc cơ bản của “Hiến chương Liên hợp quốc” và các quy tắc của Luật Nhân đạo cũng thường xuyên xảy ra. Có quan điểm cho rằng, quá trình toàn cầu hóa kéo dài hàng thập kỷ đã gặp phải bước ngoặt theo hướng thoái trào. Ông có suy nghĩ như thế nào về điều này?

 

Badie: Người ta có nhiều nhận thức sai lầm về toàn cầu hóa, chẳng hạn như định nghĩa toàn cầu hóa là “toàn cầu hóa kinh tế” theo nghĩa hẹp. Toàn cầu hóa được sử dụng bởi nhiều chủ thể kinh tế khác nhau, nhưng nó không phát sinh từ hoạt động kinh tế. Nói một cách chính xác, toàn cầu hóa bắt nguồn từ sự cập nhật và thay thế công nghệ, phá vỡ khoảng cách về thời gian và không gian, đồng thời thay đổi trật tự quốc tế truyền thống.

 

Theo nghĩa này, toàn cầu hóa có ba đặc trưng quan trọng. Đầu tiên là sự hòa nhập (inclusion). Trong lịch sử loài người, đây là lần đầu tiên mọi người đều ở trên cùng một đấu trường. Tất cả mọi người đều có thể thấy sự đa nguyên văn hóa và sự bất bình đẳng giữa các xã hội khác nhau trên thế giới, cũng như thấy khoảng cách rất lớn giữa chúng.

 

XEM TIẾP >>>>>   

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats