Chiến dịch quảng bá
chế độ chuyên chế của Trung Quốc đang thành công
Daniel Mattingly
| Foreign Affairs
Nguyễn
Thị Kim Phụng,
biên dịch
Còn
những nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy nền dân chủ lại đang thất bại.
Hàng
chục năm qua, người Mỹ đã thúc đẩy nền dân chủ trên toàn cầu. Nhưng trong bối cảnh
cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, một câu hỏi đã nảy sinh: Liệu
Bắc Kinh có đang cố gắng xuất khẩu hệ thống chính trị chuyên chế của mình theo
cách tương tự hay không? Không, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố.
“Chúng tôi không tìm cách ‘xuất khẩu’ mô hình Trung Quốc,” ông nói với một hội
đồng các nhà lãnh đạo thế giới vào năm 2017, “chúng tôi cũng không muốn các quốc
gia khác ‘sao chép’ cách làm việc của chúng tôi.” Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm
nếu nghĩ rằng Bắc Kinh không tìm cách định hình dư luận toàn cầu có lợi cho hệ
thống chính trị của Trung Quốc. Những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc
(ĐCSTQ) nhằm thúc đẩy chế độ chuyên chế đơn giản là không rõ ràng như những nỗ
lực bán hàng cứng (hard sell) của Mỹ nhằm xuất khẩu dân chủ; thay vào đó, ĐCSTQ
đang bán hàng mềm (soft sell) để quảng bá chế độ chuyên chế.
Để
đạt được mục đích đó, ĐCSTQ đã đầu tư mạnh vào ngoại giao công chúng và các chiến
dịch gây ảnh hưởng nhằm khiến công chúng toàn cầu chấp nhận hệ thống chính trị
phi dân chủ của họ. Đảng đã phát triển một chương trình đào tạo, hội nghị, và hội
thảo sâu rộng để dạy cách quản lý báo chí, Internet, quân đội, và xã hội dân sự
theo phong cách của ĐCSTQ cho các nhà lãnh đạo chính trị nước ngoài. Và dù một
số nhà hoạch định chính sách và học giả phương Tây cho rằng những nỗ lực này là
vô ích, các chiến dịch gây ảnh hưởng ở nước ngoài của Trung Quốc thực chất tinh
vi hơn, hiệu quả hơn, và có khả năng thành công trong dài hạn cao hơn so với những
gì người phương Tây tin tưởng. Chúng chủ yếu nhắm vào các nước đang phát triển,
nơi nhiều người cho rằng ‘mô hình Trung Quốc’ có khả năng mang lại những gì
quan trọng nhất đối với họ: một con đường thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực và
gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu.
Đứng
trước những tuyên truyền nước ngoài ngày càng được ủng hộ của Bắc Kinh,
Washington đã không thể vượt qua kẻ thách thức. Họ vẫn chưa đưa ra được một
thông điệp mạch lạc về giá trị của hệ thống chính trị Mỹ. Trái ngược với thông
điệp của Trung Quốc, tập trung chặt chẽ vào việc giành được sự ủng hộ của công
chúng ở các nước đang phát triển, thông điệp của Mỹ lại rời rạc và kém thuyết
phục hơn. Để cạnh tranh, Mỹ cần phải bán một tầm nhìn tích cực về họ cho toàn
thế giới. Và họ cần phải tinh chỉnh thông điệp này cho người dân ở các nước
đang phát triển, nơi có lẽ sẽ là đấu trường chính của cuộc cạnh tranh. Nếu
Washington không thể điều chỉnh chiến lược ủng hộ dân chủ của mình cho phù hợp
với thực tế chính trị và kinh tế đang thay đổi hiện nay, họ sẽ phải nhường chỗ
cho Bắc Kinh – và theo đó thúc đẩy sự ủng hộ quốc tế cho mô hình chuyên chế của
Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment