Ngư dân Việt Nam bị
hành hung: Tại sao Trung Quốc dùng tàu chấp pháp địa phương?
3
tháng 10 2024, 19:32 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cdxr44z71lgo
Gần
bốn ngày sau khi các ngư dân Quảng Ngãi bị lực lượng chức năng Trung Quốc tấn
công, hành hung và cướp tài sản, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng. Tuyên bố
của Việt Nam được đánh giá là mạnh mẽ và thẳng thắn hơn những lần trước, nhất
là khi nêu đích danh Trung Quốc.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng tối 2/10 đã lên tiếng phản đối lực lượng
Trung Quốc hành xử thô bạo với ngư dân Việt Nam
Theo
thông báo tối 2/10, Bộ Ngoại giao cho biết ngày 29/9 vừa qua đã xảy ra việc lực
lượng thực thi pháp luật của Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản
của ngư dân Việt Nam thuộc tàu cá QNg
95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) "trong khi đang hoạt động tại khu
vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam".
Trước
khi có tiếng nói chính thức từ Bộ Ngoại giao, báo chí Việt Nam dù đưa tin về vụ
tấn công nhưng đã không nêu rõ "tàu nước ngoài" hay "tàu lạ"
là tàu Trung Quốc, dù những ngư dân gặp nạn kể rằng những chiếc tàu tấn công họ
có treo quốc kỳ Trung Quốc và họ bị đánh bởi những người nói tiếng Trung.
Chỉ
sau khi có tuyên bố của bà Phạm Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, báo
chí mới chỉ đích danh tàu Trung Quốc là thủ phạm.
Một
nhà báo trong nước tiết lộ rằng việc báo chí trước đó không nêu rõ tên Trung Quốc
là vì quan ngại sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Trung.
Trong
chuyến công du đến Trung Quốc với cương vị là người đứng đầu đảng và nhà nước,
ông Tô Lâm đã đề nghị hai nước cần kiểm soát, xử lý thỏa đáng bất đồng trên biển.
Vấn đề Biển Đông cũng được đề cập trong Tuyên Bố chung Việt-Trung sau chuyến
đi.
'Có
ít nhất hai vụ tấn công' cùng ngày
Dự
án Đại Sự Ký Biển Đông, một dự án nghiên cứu độc lập tại Việt Nam, nói với BBC
rằng theo những gì dự án này tổng hợp được, kết hợp với dữ liệu theo dõi tàu
thuyền thì cho thấy đã có ít nhất hai vụ tấn công tàu cá Việt Nam xảy ra trong
khu vực quần đảo Hoàng Sa trong ngày 29/9.
Vụ
thứ nhất xảy ra trong khu vực Đá Chim Én là vụ tàu của thuyền trưởng Nguyễn
Thanh Biên vào khoảng 9, 10 giờ sáng, làm bốn ngư dân bị thương, trong đó có
người bị đánh gãy tay. Tàu cá bị cướp hết máy móc, ngư cụ và vài tấn cá, tổng
thiệt hại sơ bộ khoảng 500-600 triệu đồng.
Thuyền
trưởng Nguyễn Thanh Biên kể với cộng tác viên của BBC rằng, sau nhiều tiếng đồng
hồ bị hai tàu Trung Quốc là Chấp Pháp Tam Sa 301 và Chấp Pháp Tam Sa 101 rượt
đuổi, cuối cùng tàu của ông cũng bị tiếp cận và có khoảng 40 người Trung Quốc
leo lên tàu ông.
"Chúng
tôi vừa chạy thì chúng đánh từ đằng sau đánh tới, gặp đâu đánh đó. Chúng nhằm
vào tôi là thuyền trưởng, hai thằng đánh vô lưng và vai làm tôi bất tỉnh. Trong
khi tôi bất tỉnh nó đánh mấy anh em khác, một anh bị gãy tay là anh Huỳnh Tiến
Công," ông Biên thuật lại.
Sau
khi ông Biên bị đánh bất tỉnh và ông Công bị gãy tay thì lực lượng Trung Quốc dồn
các ngư dân Việt Nam lại, bắt quỳ xuống rồi lấy những tấm bạt che lại để không
ai biết Trung Quốc đang làm gì trên tàu.
Dự
án Đại sự ký Biển Đông nói với BBC ngày 2/10 rằng họ tính toán nơi xảy ra sự cố
của tàu ông Biên nằm trong khu vực Đá Chim Én.
Vụ
tấn công tàu QNg 95739 TS của ông Nguyễn Thanh Biên được Dự án Đại sự ký Biển
Đông xảy ra trong khu vực Đá Chim Én
No comments:
Post a Comment