Nghệ
sĩ Pháp gốc Việt Hứa Như Xuân và hành trình tìm lại ký ức
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 04/10/2024 - 08:05
Liên
hoan nhiếp ảnh quốc tế Arles (Les Rencontres de la photographie d’Arles ) tại
thành phố Arles ở miền nam nước Pháp là một sự kiện vốn được mệnh danh là Liên
hoan Cannes của nghệ thuật nhiếp ảnh. Tại Liên hoan Arles lần thứ 55 ( 01/07 -
29/09/2024 ), công chúng đã có dịp khám phá các tác phẩm của nghệ sĩ Pháp gốc
Việt Hứa Như Xuân thực hiện với đồng nghiệp gốc Ấn Độ Vimala Pons trong khuôn
khổ cuộc triển lãm mang tên "Thiên đường và Địa ngục ( Heaven and Hell
").
HÌNH
:
Nghệ
sĩ Hứa Như Xuân tại Liên hoan nhiếp ảnh Arles 2024. Ảnh chụp ngày 04/07/2024,
Arles, Pháp. © Thanh Phương/RFI
Các
tác phẩm của Như Xuân Hứa và Vimala Pons là sự kết hợp giữa nghệ thuật sân khấu,
biểu diễn và nhiếp ảnh, trong đó họ đặt câu hỏi về đối tượng nữ trong nhiếp ảnh,
thể hiện qua 9 biểu tượng, từ tài tử Mỹ Drew Barrymore đến tay đua thuyền người
Pháp Florence Arthaud hay Mel C của nhóm nhạc nữ Spice Girls của Anh Quốc.
Trả lời
RFI tại Liên hoan nhiếp ảnh Arles, nghệ sĩ Hứa Như Xuân cho biết:
“Tôi
thực hiện dự án này với Vimala Pons cũng chính là vì cả hai chúng tôi khao khát
đưa vào nghệ thuật khái niệm gánh nặng của cảm xúc. Đối với tôi, những người
mang gánh nặng đó thường là những người mẹ. Tôi muốn nêu lên trải nghiệm của cá
nhân với tư cách một phụ nữ Pháp gốc Việt, nhưng cũng qua đó tôn vinh những người
phụ nữ trong gia đình tôi, nhất là vai trò của mẹ tôi trong việc xây dựng cuộc
đời của tôi, trong việc hình thành hành trang nghệ thuật của tôi cho tới nay.
Dự
án với Vimala Pons chính là dựa trên những trải nghiệm của chính hai chúng tôi
trong cương vị phụ nữ. Điều này không có nghĩa là chúng tôi loại trừ một giới
tính nào, nhưng chỉ là thể hiện mong muốn thầm kín về những gì mà chúng tôi đã
trải qua và tiếp tục tôn vinh những phụ nữ đã có sự hy sinh rất lớn, dù đó là
những thần tượng có thật hay hư cấu.”
Quảng
cáo
Nhờ
công trình nghệ thuật độc đáo đó mà Hứa Như Xuân và Vimala Pons đã nằm trong số
những người được đề cử cho giải thưởng của tạp chí Pháp Madame Figaro 2024 dành
cho các nữ nhiếp ảnh gia có tác phẩm được trưng bày ở Liên hoan nhiếp ảnh Arles
( Giải này sau đó được trao cho Tshepiso Mazibuko, nữ nhiếp ảnh gia người Nam
Phi ).
HÌNH
:
Triển
lãm "Thiên đường và Địa ngục" của Hứa Như Xuân và Vimala Pons tại
Liên hoan nhiếp ảnh Arles 2024. Ảnh chụp ngày 04/07/2024, Arles, Pháp. ©
Thanh Phương/RFI
Những
yếu tố nào đã thúc đẩy Hứa Như Xuân đi theo con đường nghệ thuật, con đường mà
thường các bậc cha mẹ trong những gia đình người Việt ít khuyến khích? Cô thổ lộ:
“Tôi
nghĩ có lẽ do bản chất của tôi người luôn tranh đấu, có nhiều tham vọng. Khi có
ai nói là tôi không thể làm được điều gì đó, thì phản ứng của tôi là phản ứng
trước một sự bất công, mà sự bất công đầu tiên đối với tôi đó là sinh ra là con
gái.
Tôi
biết rằng vì thương tôi hoặc vì muốn tôi có một cuộc sống an toàn, hồi còn nhỏ,
gia đình tôi thường cấm tôi làm điều này, điều kia. Với tâm lý thích nổi loạn,
tôi muốn chứng minh là tôi có khả năng làm những điều đó, chứ không bị hạn chế
bởi giới tính của mình.
Ngoài
ra, cha tôi cũng là một nghệ sĩ, đến Pháp sau chiến tranh, nhưng đã không thể sống
bằng nghệ thuật, nên có lẽ ông cũng sợ con mình sẽ giống vậy. Ông không ngăn cản
tôi đi vào con đường nghệ thuật vì bản thân ông cũng muốn làm nghệ sĩ, nhưng
ông vẫn có nỗi lo về tài chính, lo rằng vì ông đã không làm được, thì chắc tôi
cũng sẽ không làm được.”
Hiện
đã trở lại Paris sau một thời gian sống ở Luân Đôn, Hứa Như Xuân là một tên tuổi
quen thuộc trong ngành nhiếp ảnh thời trang, vì cô đã cộng tác với các thương
hiệu hàng đầu như Dior, Maison Margiela, Kenzo et Gucci và là nhiếp ảnh gia thời
trang cho các tạp chí nổi tiếng như Time Magazine, Vogue hay Dazed Beauty, đặc
biệt chính cô đã chụp hình nhóm nhạc K-pop nổi tiếng BTS của Hàn Quốc cho bìa tạp
chí Time. Vào năm ngoái, tạp chí Vogue đã xem Hứa Như Xuân là một trong năm nữ
nghệ sĩ “đang làm một cuộc cách mạng trong nghệ thuật nhiếp ảnh”.
Vogue
nhìn thấy nơi Hứa Như Xuân “một phong cách độc đáo, một phong cách mà
sau đó cô đã mở rộng thêm bằng cách thực hiện nhiều bức ảnh cá nhân hơn. Hứa
Như Xuân đã thử nghiệm nhiều ngôn ngữ, trộn lẫn các kỹ thuật khác nhau, thử
nghiệm các hình thức mới... Chủ đề chung của cô vẫn như cũ: sự biến đổi hiện thực
dưới tác động của ký ức, thể hiện qua những hình ảnh mờ ảo một cách tinh tế, vì
chúng đã bị thời gian làm tiêu tan. Cô cố gắng xây dựng lại những gì đã bị lãng
quên: về cá nhân cô, gia đình cô, tổ tiên cô.”
Vào
năm 2022, Hứa Như Xuân cho ra mắt tập ảnh “Tropism”, được Liên hoan xuất
bản nhiếp ảnh độc lập Rolling Papers vào năm đó mô tả là “một cuộc điều tra
độc đáo vào trung tâm mê cung ký ức rộng lớn”. Thông qua một album gia đình
được sáng tạo lại, Hứa Như Xuân “hiện thực hóa những biến động của những ký ức
khiến chúng ta lãng quên chúng.” Trong bức thư-bài thơ viết kèm theo những
bức ảnh trong “Tropism”, Hứa Như Xuân viết: “Nhớ lại chính
là chấp nhận rằng một cái gì đó đã bị lãng quên, một cái gì đó đã bị mất và một
cái gì đó đã được sở hữu cần phải được tìm lại”.
Trong
người nữ nghệ sĩ này luôn chất chứa nỗi khát khao tìm lại ký ức gia đình, như
tâm sự của cô:
“Nỗi
khao khát không phải là nảy sinh từ trong nghệ thuật, mà là cái gì đó rất thầm
kín, rất riêng tư. Tôi đã sống 10 năm ở Luân Đôn. Tôi đã rời khỏi Paris vì thấy
rằng văn hóa Pháp không tạo những cơ hội để tôi khám phá những gì tôi muốn khám
phá về mặt nghề nghiệp cũng như về mặt cá nhân.
Khi
đến Luân Đôn, tôi đã khám phá một xã hội hoàn toàn mang tính đa văn hóa, trong
đó mọi người gắn bó với văn hóa của mình, biết mình từ đâu đến.
Qua
những cuộc gặp gỡ, chính bản thân tôi cũng tự đặt những câu hỏi cho riêng
mình. Khi người ta hỏi tôi đến từ đâu, một cách vô thức, tôi trả lời mình
là người Pháp, trong khi người ta chờ đợi một câu trả lời khác. Chỉ đến khi ông
bà tôi qua đời và chúng tôi phải rời bỏ căn nhà gia đình, tôi muốn nhận thức được
rằng sự mất mát đó sẽ dẫn đến những hậu quả, dẫn đến sự lãng quên. Từ đó tôi bắt
đầu đặt những câu hỏi, tôi mới kết nối trở lại với câu chuyện của đình
tôi.
Trong
6 năm qua, trong công việc của tôi, cuộc tìm kiếm ký ức, nỗi mong muốn không
lãng quên điều gì, chính là xuất phát từ sự qua đời của ông bà tôi, từ việc
chúng tôi phải rời bỏ căn nhà gia đình, nơi lưu giữ 30 năm kỷ niệm gia đình. Bản
thân tôi cũng là một người rất hoài niệm và cũng rất lãng mạn. Những điều đó có
ảnh hưởng rất lớn đến các tác phẩm nghệ thuật của tôi, những yếu tố đó thường
xuyên xuất hiện trong các bức ảnh của tôi, dù đó là các dự án cá nhân hay dự án
được đặt hàng. Ngay cả trong các bức ảnh thời trang của tôi cũng chen lẫn vào
đó một sự hoài niệm, nhưng một cách rất tinh tế.”
Chính
là qua nhiều chuyến trở về Việt Nam mà Hứa Như Xuân đã kết thúc cuộc hành trình
tìm về ký ức:
“Lần
đầu tiên tôi trở về khi đã đến tuổi trưởng thành là vào năm 2016. Trước đó tôi
đã về khi mới 10,13 tuổi, chưa ý thức được đất nước này là như thế nào, ngoài
việc đây là nơi mà bố mẹ tôi lớn lên.
Tôi
nghĩ là chúng tôi đã sinh trưởng giống như nhiều người con cùng thế hệ của các
gia đình cộng đồng người Việt, tức là chối bỏ văn hóa của mình và tự xem mình
là người Pháp. Bản thân tôi đến năm 2016 mới thật sự bắt đầu cuộc hành trình
mang lại rất nhiều điều cho tôi.
Tôi
nhớ rất rõ khi lần đầu tiên trở về Việt Nam, lúc cửa máy bay mở ra, tôi cảm nhận
trở lại các mùi. Đến quầy kiểm tra hộ chiếu, khi lần đầu tiên nghe nhân viên đọc
tên tôi đúng theo kiểu Việt Nam, tôi đã bị sốc vì cảm thấy như mình được kết nối
trở lại, cảm thấy như đang ở nhà mình. Từ đó tôi quyết định trở về mỗi năm để
tìm hiểu về lịch sử của đất nước, lịch sử của gia đình tôi cho đến nhiều năm
sau khi tôi cảm thấy đã thấm nhuần đầy đủ gốc tích của mình để không còn cần
quay trở lại nữa để tìm hiểu thêm. Lần cuối cùng tôi về Việt Nam là khi được mời
tham gia các triển lãm.
Nay
tôi cảm thấy mình đã thành công tìm lại được nguồn gốc của mình mà tôi đã tìm
kiếm vào đầu giai đoạn khủng hoảng bản sắc.”
No comments:
Post a Comment