Han Kang – phía
sau một giải Nobel Văn chương
Nhật Hiên - Diễn Đàn Thế Kỷ
https://diendantheky.net/nhat-hien-han-kang-phia-sau-mot-giai-nobel-van-chuong/
Sự
nghiệp văn chương của Han Kang
Giải
Nobel Văn học năm nay được trao cho Han Kang, nhà văn nữ người Hàn Quốc sinh
năm 1970. Theo Viện Hàn Lâm Thụy Điển nơi tổ chức giải thưởng, Han Kang được
vinh danh “vì văn xuôi mãnh liệt giàu chất thơ của bà đối mặt với những chấn
thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của đời người” (The Nobel Prize in
Literature 2024)
Điều
này đã đưa bà trở thành nhà văn Hàn Quốc đầu tiên và là nhà văn nữ châu Á đầu
tiên được trao giải Nobel Văn học.
Đối
với người Hàn Quốc, Han Kang có lẽ không phải là một cái tên xa lạ vì bà đã từng
nhận được nhiều giải thưởng khác nhau cho các thể loại sáng tác khác nhau trên
quê hương mình.
Sự
nghiệp văn chương của Han bắt đầu khi năm bài thơ của bà, bao gồm Mùa
đông ở Seoul (Winter in Seoul) được giới thiệu trong ấn bản Mùa
đông năm 1993 của tạp chí Văn học và Xã hội hàng quý. Năm sau, bà giành chiến
thắng trong cuộc thi Văn học Mùa Xuân Seoul Shinmun với truyện ngắn The
Scarlet Anchor. Tập truyện đầu tiên của bà, A Love of Yeosu, được
xuất bản vào năm 1995.
Khi The
Vegetarian, tiểu thuyết đầu tiên xuất bản năm 2007 của Han Kang được dịch
sang tiếng Anh, giành được giải thưởng International Booker Prize 2016, nó đã
giúp Han có được lượng độc giả trên toàn thế giới.
The
Vegetarian cũng
được The New York Times Book Review chọn là một trong “10 cuốn sách hay nhất
năm 2016” và
được trao giải Giải thưởng San Clemete tại Tây Ban Nha (năm 2019). Còn phần thứ
hai của truyện, “Mongolian Mark”, đã được trao Giải thưởng Văn học Yi Sang, một
trong những giải thưởng văn học danh giá nhất tại Hàn Quốc.
The
White Book,
cuốn tiểu thuyết thứ ba của Han, đã từng lọt vào danh sách rút gọn cho Giải thưởng
Booker quốc tế năm 2018.
Còn Human
Acts, phát hành vào tháng 1 năm 2016, đã nhận được Giải thưởng Malaparte
cho bản dịch tiếng Ý (Atti Umani, được dịch bởi Adelphi Edizioni), trong
khi đó We Do Not Part, tiểu thuyết mới nhất của Han xuất bản vào
năm 2021, đã giành giải Prix Médicis Étranger cho bản dịch tiếng Pháp (Impossibles
adieux, được dịch bởi Kyungran Choi và Pierre Bisiou) vào năm 2023.
Riêng
tiếng Anh, cho đến nay đã có 5 cuốn tiểu thuyết của Han Kang được dịch và xuất
bản: The Vegetarian, Human Acts, The White Book, Europa and Greek
Lessons. We Do Not Part, sẽ được xuất bản bằng tiếng Anh vào
năm 2025, do E Yaewon và Paige Aniyah Morris dịch.
Còn
ở Việt Nam đã dịch 3 cuốn The Vegetarian (Người Ăn Chay), Bản
Chất Của Người (Human Acts) và Trắng (The
White Book).
Ngoài
ra, Han Kang còn là tác giả của nhiều truyện ngắn, thơ, tiểu luận…
Anders
Olsson, Chủ tịch Ủy ban Nobel Viện Hàn lâm Thụy Điển, trong bài viết của
mình đã
ca ngợi tác phẩm của Han vì “nhận thức độc đáo về mối liên hệ giữa thể xác và
linh hồn, giữa người sống và người chết”. Theo Anders Olsson, thông qua “phong
cách thi ca và thử nghiệm” của mình, Han “đã trở thành một nhà cải tiến trong
văn xuôi đương đại”.
Các
tác phẩm tiêu biểu
The
Vegetarian
The
Vegetarian kể
về câu chuyện của Yeong-Hye, bị những giấc mơ kỳ quái ám ảnh, đã quyết định trở
thành người ăn chay. Quyết định này không thể hiểu được đối với người chồng tầm
thường, khá thô lỗ của cô cũng như gia đình cô, dẫn tới những bạo lực điên cuồng
để ép buộc cô phải ăn. Những người trong gia đình tuyên bố rằng họ nghĩ đến sức
khỏe của cô, nhưng thực tế là họ phản đối sự không tuân thủ của cô. Rồi cô bị
đưa vào bệnh viện tâm thần, tại đây cô vẫn bị ép ăn, ép uống thuốc, cuối cùng,
tự coi mình là một loài thực vật, cô từ chối mọi thức ăn ngoài nước và tia nắng
mặt trời.
Cuốn
tiểu thuyết gồm 3 phần, được kể dưới 3 góc nhìn khác nhau: góc nhìn của người
chồng, người anh rể và người chị gái của nhân vật chính.
Trong
cuốn tiểu thuyết này, Han Kang viết về chế độ gia trưởng, bạo lực, tình dục, sự
điên rồ, sự từ chối phục tùng và quyết tâm của một người phụ nữ muốn sống theo
ý mình, chứ không phải theo cách người ta bảo cô ấy nên sống. Ẩn giấu phía sau
sự phản kháng đó là sự tổn thương sâu sắc khi phải trải qua hoặc chứng kiến những
hành vi bạo lực, sự tàn ác và hủy diệt của con người.
Human
Acts
Human
Acts kể
về cuộc thảm sát ở Gwangju vào tháng 5 năm 1980 khi hàng trăm, có lẽ là hàng
nghìn, công dân và sinh viên đại học, phản đối chế độ độc tài của nhà độc tài
quân sự Chun Doo-Hwan, đã bị quân đội sát hại. Và những người khác nữa thì bị bắt,
bị tra tấn theo những cách kinh khủng nhất. Đây là một trong những giai đoạn
đen tối nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Thay vì xem xét sự kiện theo góc nhìn lịch
sử, cuốn tiểu thuyết giống như một loạt truyện ngắn được kể theo góc nhìn của
các nhân vật khác nhau. Trung tâm của những câu chuyện nhỏ này là một cậu bé 16
tuổi tên là Dong-ho, người đã chết trong vụ thảm sát. Human Acts kéo
dài trong ba mươi năm tiếp theo, theo chân những người đã có mối liên hệ, tương
tác với Dong-ho, một số là trực tiếp, những người khác là gián tiếp.
Cuốn
tiểu thuyết cung cấp góc nhìn về cách một cuộc sống cụ thể bị tan vỡ. Từ những
người bị giết như Dong-ho, Jeong Dae–cậu bạn của Dong-ho, Jeong Mi–chị của
Jeong Dae, cho đến những người còn sống, bị tổn thương sâu sắc đến mức hoặc phải
vào bệnh viện tâm thần như Kim Young Jae, hoặc không thể vượt qua phải tự sát
như Kim Jin Soo, hoặc như “Eun-sook đã biến cuộc đời mình thành một đám tang để
cô có thể đau buồn cho Dong-ho và những nạn nhân khác của vụ thảm sát” (Eun-sook
has made her life into a funeral so that she can grieve for Dong-ho and the
other victims of the massacre, Interview with Han
Kang)
Sự
pha trộn giữa cảm giác tội lỗi của người sống sót và nỗi kinh hoàng trước khả
năng vô nhân đạo của loài người khiến Han bị ảnh hưởng sâu sắc. Có lẽ vì thế mà
Han đã tìm kiếm sự an ủi và giác ngộ trong sách, và sau đó, bản thân bà đã trở
thành một nhà văn.
Một
trong những động lực khiến Han viết tiểu thuyết này vì sự từ chối lịch sử trên
khắp Hàn Quốc khi thảo luận về quá khứ trong suốt ba thập kỷ sau, Là trách nhiệm
to lớn của việc sống sót và ghi nhớ, chống lại chứng mất trí nhớ tập thể do kiểm
duyệt gây ra.
Cuốn
tiểu thuyết còn thú vị khi miêu tả suy nghĩ, tâm trạng của những hồn ma lang
thang – nạn nhân của vụ thảm sát, sự liên hệ giữa người sống và người chết, giữa
quá khứ và hiện tại.
Greek
Lessons
Một
người phụ nữ đã mất khả năng nói lần thứ hai trong đời, vào một thời điểm quan trọng.
Cô đang đau buồn vì mất mẹ và mất quyền nuôi con trai vào tay người chồng cũ đầy
thù hận.
Một
người đàn ông đã mất đi thị lực trong suốt cuộc đời, giống như cha mình trước
kia. Người đàn ông chỉ còn lại một phần thị lực và cuộc sống ngày càng khó khăn
và cô đơn hơn.
Cả
hai chỉ tìm thấy một chút an ủi và, từ từ, tìm thấy nhau trong các bài học tiếng
Hy Lạp. Người đàn ông là một giáo sư đã dành cả cuộc đời mình để giảng dạy thứ
ngôn ngữ đã chết từ lâu này và đối với ông, tiếng Hy Lạp “giống như một căn
phòng an toàn, yên tĩnh” trong khi cô học trò của ông hy vọng việc học một ngôn
ngữ sẽ giúp cô nhanh chóng lấy lại khả năng nói, giống như với những bài học tiếng
Pháp trước kia khi cô lần đầu mất khả năng này lúc còn là thiếu niên.
Cũng
có những điểm tương đồng giữa nhân vật nữ trong “Greek Lessons” và tiểu thuyết
“The Vegetarian” của Kang. Những người phụ nữ bị tan vỡ, giận dữ, bị xâm phạm,
và bị cô lập.
Giống
như nhiều tác phẩm khác của Han Kang, Greek Lessons khám phá, khoảng không mong
manh và không ổn định giữa những gì có thể được diễn đạt và chia sẻ, và những
gì vẫn không thể truyền đạt, vượt ra ngoài khả năng của từ ngữ. Nó cho thấy sức
mạnh của việc con người tìm kiếm sự kết nối ngay cả khi, hoặc có lẽ là vì, đau
buồn và mất mát.
The
White Book
The
White Book là một tự truyện sâu sắc của Han Kang về cuộc sống và cái chết của một
người chị chỉ có mặt trên thế gian vỏn vẹn có hai giờ đồng hồ, nhiều năm trước
khi tác giả chào đời. The White Book một phần là tiểu thuyết, một phần là hồi
ký, một phần là tập thơ, đây có lẽ là tác phẩm mang tính thử nghiệm nhất của
Han Kang cho đến nay.
Cuốn
sách mở đầu bằng một danh sách những thứ màu trắng, từ tã quấn cho đến tấm vải
liệm. Cấu trúc bị phá vỡ trong cuốn sách này. Được kể dưới dạng một loạt các đoạn
ngắn, mỗi đoạn ghi lại một khoảnh khắc thoáng qua. Những suy ngẫm về sự sống,
cái chết và nỗi đau chủ yếu được nhìn thấy thông qua lăng kính dựa trên những
màu trắng khác nhau.
Tác
giả tưởng tượng ra trải nghiệm cuộc sống của đứa trẻ sơ sinh trong những phút
ngắn ngủi đó. Cô tự hỏi liệu mình có được sinh ra nếu đứa con đầu lòng không chết
không. Nhận thức rằng cô chỉ tồn tại như một kết quả trực tiếp từ cái chết trước
đó của anh chị em mình đè nặng lên cô, và cô phải chịu đựng gánh nặng của việc
sống một cuộc sống ban đầu được định sẵn cho người khác. Và thông qua những tưởng
tượng đó, cô cũng đau buồn vì sự ra đi gần đây của mẹ mình.
Nhưng
tại sao lại ám ảnh với màu trắng? Màu trắng là màu tang tóc ở quê hương Kang,
Hàn Quốc. Han Kang có trực giác rằng viết một cuốn sách được kết nối bằng những
thứ màu trắng sẽ chữa lành vết thương cho cô. Màu trắng ở đây tượng trưng cho sự
tái sinh và chữa lành, nhưng cũng tượng trưng cho sự vắng bóng trong trái tim
mà người kể chuyện cảm thấy.
Tác
phẩm và nhà văn
Như
nhiều nhà phê bình đã nêu ra, chủ đề trong những tác phẩm của Han Kang là những
nỗi đau, sự chấn thương dù ở góc độ cá nhân hay tập thể, quốc gia; mối liên hệ
giữa thể xác và linh hồn, giữa người sống và người chết; bạo lực, sự tàn ác của
con người…thông qua một ngôn ngữ tuyệt đẹp, giàu chất thơ và sự thử nghiệm,
cách tân trong bố cục, cách kể chuyện. Tác phẩm của bà luôn luôn có tính chính
trị, và bà đã viết với ý thức rất rõ về lương tri, trách nhiệm của người cầm
bút. Han Kang từng nói “Tiểu thuyết của tôi khám phá nỗi đau của con người’
(‘My novels explore human suffering”, The Conversation)
Phần
lớn tác phẩm của Han đặt ra câu hỏi, được nêu ra bởi một nhân vật trong tiểu
thuyết “Europa” năm 2019, nhân vật chính bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng: “Nếu
bạn có thể sống như mình mong muốn, bạn sẽ làm gì với cuộc đời mình?” (‘If you
were able to live as you desire, what would you do with your life?’, Nobel Prize)
Chính
vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Han coi việc ăn mừng thành tựu Nobel của bà
là vô trách nhiệm.
Cha
của Han, nhà văn Han Seung-won, 85 tuổi, đã chia sẻ mong muốn của con gái mình
trong một cuộc họp báo ở tỉnh Jeolla Nam. Han nói với cha mình, “Với chiến
tranh ngày càng tăng và ngày nào cũng có người chết, làm sao chúng ta có thể ăn
mừng hoặc tổ chức họp báo?”
Seung-won
cảm thấy “góc nhìn của con gái mình không chỉ còn là một nhà văn đang sống ở
Hàn Quốc mà còn là ý thức (của một nhà văn) toàn cầu”…
Cuộc
chiến ở Ukraine và Gaza rõ ràng làm Han bị xáo trộn, giống như những người khác
trong chúng ta. Chết chóc ở đâu đó làm tác động đến tâm trí của những người còn
sống ở nơi khác. Thế giới không phải là thế giới nếu một vụ thảm sát người dân
diễn ra ở đâu đó không tác động đến lương tâm của chúng ta. Nếu chúng ta tuyên
bố mình thuộc về thế giới loài người, chúng ta không thể từ bỏ trách nhiệm của
mình đối với thế giới đó, cho dù tiếng nói của chúng ta có yếu ớt, nhỏ bé và xa
vời đến đâu.
Đối
với Han, đó là thời gian để tang, không phải là thời gian để ăn mừng thành tựu
cá nhân…
Khi
Han biết cha mình muốn tổ chức tiệc để ăn mừng mình đoạt giải, bà đã nói “Xin đừng
ăn mừng khi chứng kiến những sự kiện bi thảm
này (ám chỉ hai cuộc chiến tranh). Viện Hàn lâm Thụy Điển không trao giải thưởng
này cho con để chúng ta tận hưởng, mà để chúng ta tỉnh táo hơn”.
Khi
nói về việc con gái miễn cưỡng ăn mừng giải thưởng văn chương, Seung-won đã
thêm một chi tiết thú vị: “Ban đầu, cô ấy đồng ý, nói rằng cô ấy sẽ ‘thử xem’,
nhưng đã thay đổi ý định chỉ sau một đêm”.
Sự
thành công của Hàn Quốc (Nam Hàn)
Trong
vài thập niên qua, văn hóa Hàn Quốc đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Kể
từ những năm 1990, các chính sách văn hóa do chính phủ Hàn quốc lãnh đạo đã
chuyển từ tập trung vào chiến lược kinh tế sang xây dựng thương hiệu quốc gia
và quyền lực mềm, góp phần quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra nước ngoài.
“Đất
nước này từng được biết đến chủ yếu nhờ ô tô và điện thoại thông minh, nhưng
khán giả toàn cầu đã bị mê hoặc bởi ngành giải trí của đất nước này, và những
người sáng tạo cho biết thành công không đến chỉ sau một đêm”. Đây là trích dẫn
từ bài báo của tờ New York Times tháng 11 năm 2021 khám phá sự phát triển của sức
mạnh mềm của Hàn Quốc và vị thế cao của danh tiếng toàn cầu hiện tại của đất nước.
Văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt là phim truyền hình và âm nhạc, đã trở nên phổ biến
trong các nhóm người hâm mộ ở một số quốc gia và khu vực, chủ yếu là Châu Á, kể
từ cuối những năm 1990. Khi bản hit đình đám Gangnam Style của ca sĩ Hàn Quốc
Psy trở thành hiện tượng trên toàn thế giới, bao gồm cả Châu Âu và Hoa Kỳ, và đạt
vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 vào năm 2012, nhiều người
đánh giá thành công của bài hát là một sự kiện nhất thời chứ không phải là điềm
báo về tác động toàn cầu của thể loại này. Tuy nhiên, điều này đã mở ra cánh cửa
cho nhiều cơ hội hơn để văn hóa Hàn Quốc được công nhận ngoài Châu Á.
Trong
những năm gần đây, văn hóa Hàn Quốc đã thu hút được nhiều sự chú ý trên toàn cầu
hơn nhờ thành công của các nhóm nhạc K-pop như BTS và Blackpink, bộ phim
Parasite và phim truyền hình nhiều tập Squid Game của Netflix.
Những
thành công gần đây của phim điện ảnh và phim truyền hình Hàn Quốc cũng rất đáng
kinh ngạc. Parasite, một bộ phim hài đen ly kỳ được phát hành vào năm 2019, là
bộ phim đầu tiên của Hàn Quốc giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes
và giành bốn giải thưởng tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 92, bao gồm Phim hay nhất,
Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản gốc hay nhất và Phim truyện quốc tế hay nhất.
Bộ phim truyền hình nhiều tập Squid Game, được phát hành vào tháng 9 năm 2021,
là chương trình được xem nhiều nhất mọi thời đại của Netflix, với tổng cộng
1,65 tỷ giờ phát trực tuyến chỉ trong bốn tuần đầu tiên phát hành. Nó được xếp
hạng là chương trình số một tại ít nhất 90 quốc gia, bao gồm Hàn Quốc và Hoa Kỳ,
và Pachinko, một bản chuyển thể từ tiểu thuyết bán chạy nhất của Min Jin Lee,
hiện đang ở phần thứ hai. Bây giờ K-lit tham gia cùng K-pop, K-drama và
K-beauty.
K-pop
và phim truyền hình cũng khiến người ta chú ý hơn đến văn hóa ẩm thực, thời
trang, làm đẹp của Hàn Quốc, v.v.
Tuy
nhiên, nếu một quốc gia không có đủ cơ sở cho quyền lực cứng, thì rất khó để
phát huy ảnh hưởng chỉ bằng quyền lực mềm của mình. Về vấn đề này, Hàn Quốc có
thể được coi là một trường hợp đáng chú ý, theo đuổi cả quyền lực cứng và mềm
và tích hợp chúng như một cường quốc trung bình. Hàn Quốc có lịch sử đạt được
dân chủ hóa và phát triển kinh tế trong thời gian tương đối ngắn sau Chiến
tranh Triều Tiên (1950–1953). Quyền lực cứng của Hàn Quốc cũng được nhấn mạnh.
Triển vọng kinh tế thế giới của IMF công bố rằng nền kinh tế Hàn Quốc là nền
kinh tế lớn thứ mười trên thế giới dựa trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào
năm 2021. Chỉ số sức mạnh châu Á của Viện Lowy xếp hạng năng lực quân sự và chi
tiêu quốc phòng của Hàn Quốc đứng thứ năm trong số 26 quốc gia được phân tích,
và Global Fire Power xếp hạng Hàn Quốc đứng thứ sáu trong số 142 quốc gia về sức
mạnh quân sự năm 2022.
Về
cơ bản, người ta có thể xem thành công của làn sóng Hàn Quốc là kết quả của sự
hội tụ lịch sử của chính trị, kinh tế và văn hóa. Trong bối cảnh này, có ba
khía cạnh đáng kể góp phần vào sự chú ý của toàn cầu đối với sức mạnh mềm của
Hàn Quốc. Đầu tiên, bối cảnh lịch sử của Hàn Quốc được thể hiện như một nền
kinh tế phát triển nhanh chóng và nền dân chủ thành công là một yếu tố thiết yếu
trong sự phát triển và mở rộng văn hóa của nước này.
Năm
1996, Hàn Quốc trở thành thành viên thứ hai mươi chín của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD) và trở thành thành viên thứ hai mươi tư của Ủy ban Hỗ
trợ Phát triển OECD (DAC) vào năm 2010. Hàn Quốc cũng là thành viên của G20 kể
từ khi nhóm này được thành lập vào năm 2008. Nhờ tăng trưởng kinh tế, Hàn Quốc
có các thương hiệu toàn cầu như Samsung, Hyundai và Kia và là quốc gia hàng đầu
về kinh tế số và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Đồng thời, quá
trình dân chủ hóa đất nước thông qua các cuộc bầu cử trực tiếp và quá trình
chuyển đổi hòa bình giữa các đảng phái chính trị khác nhau là yếu tố quan trọng
trong việc ổn định hệ thống chính trị và môi trường xã hội của nước này. Các thể
chế dân chủ và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc thu hút các quốc
gia khác, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, như một câu chuyện thành
công về việc đạt được quyền lực cứng cũng như thiết lập vị thế cường quốc trung
bình trong trật tự quốc tế tự do.
Từ
mặt bằng đó, thì rõ ràng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi nền văn học Hàn
Quốc khẳng định mình trên sân khấu thế giới. Trong những năm gần đây, ngày càng
có nhiều tác phẩm của các nhà văn và nhà thơ Hàn Quốc được dịch và xuất bản
trên toàn thế giới.
Và
vào ngày 10/10/2024 vừa qua, Han Kang, đã trở thành nhà văn Hàn Quốc đầu tiên
được trao giải Nobel văn học. Đây là chiến thắng mới nhất của hallyu – làn sóng
Hàn Quốc – đã đạt được những thành tựu đầu tiên trên mọi hình thức văn hóa. Hàn
Quốc đã trở thành một cường quốc văn hóa – với một người đoạt giải Nobel để chứng
minh điều đó.
Hàn
Quốc và trước đó là Nhật Bản, là những ví dụ cho thấy sự phát triển đồng đều cả
về chính trị, kinh tế và văn hóa, quyền lực cứng và quyền lực mềm của một quốc
gia. Song song bên cạnh đó là những chính sách đầu tư dài hạn của chính phủ vào
giáo dục, vào Con Người. Các giải thưởng quốc tế về âm nhạc, điện ảnh hay văn học,
chỉ là dấu cộng thêm cho cả một thành tựu phát triển chung ấy.
Nỗi
buồn mang tên Việt Nam
Nhiều
năm qua, cứ mỗi khi gần đến ngày trao giải thưởng Oscar trong phim ảnh hoặc
Nobel trong văn chương là nhiều người Việt lại hỏi nhau bao giờ thì đến Việt
Nam? Nhưng nếu tìm hiểu về những gì làm nên thành công của một cá nhân, có lẽ
chúng ta sẽ không đặt ra câu hỏi ấy cũng như không bị ám ảnh bởi các giải thưởng
quốc tế như một sự thừa nhận để vượt qua những mặc cảm, tự ti dân tộc.
Phía
sau một thành tựu tầm cỡ quốc tế của một cá nhân trên lĩnh vực sáng tác, có rất
nhiều điều kiện:
Một,
hoặc từ những bệ phóng rất vững chãi của một quốc gia tự do, dân chủ, phát triển
hài hòa về mọi mặt, có những chính sách đầu tư lâu dài cho con người và cho quyền
lực mềm của quốc gia đó. Như trường hợp Hoa Kỳ, các nước dân chủ châu Âu, Nhật
Bản, Hàn Quốc…
Hai,
cũng có những cá nhân thành công như những tài năng ngoại lệ đến từ những nước
còn nghèo hoặc chưa có tự do, dân chủ hoặc là những nền dân chủ chưa hoàn thiện.
Nhưng hành trang về văn hóa, lịch sử của dân tộc đó rất dày dặn, phong phú. Lấy
ví dụ Trung Quốc chẳng hạn, là một quốc gia chưa có tự do, dân chủ với mô hình
độc tài toàn trị tương tự như Việt Nam, nhưng họ vẫn có Cao Hành Kiện, Mạc Ngôn
đã đoạt giải Nobel, có Tàn Tuyết là một ứng cử viên sáng giá cho năm nay, có
Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, Giả Chương Kha, Phùng Tiểu Cương v.v…trong điện ảnh,
đã từng đoạt những giải thưởng tại các Liên hoan phim Cannes, Venice,
Toronto…hoặc được thế giới biết đến rộng rãi (không tính những đạo diễn gốc
Trung Hoa nhưng sống ở Mỹ như Ngô Vũ Sâm (John Woo), cũng không tính cả những đạo
diễn Hong Kong thành danh từ trước khi Hong Kong trở về với Trung Quốc như Từ
Khắc, Châu Tinh Trì, Vương Gia Vệ (Wong Kar-wai)… Nói gì thì nói, Trung Quốc là
một nước lớn, có một lịch sử văn hóa lâu đời, văn minh Ấn Độ và văn
minh Trung Hoa là hai trong số những nền văn minh lâu đời và phát triển nhất
trong lịch sử nhân loại. Một thể chế độc tài tàn bạo trong một trăm năm rõ
ràng đã kìm hãm, ngăn chặn, tàn phá rất nhiều nền văn hóa, văn minh đó nhưng vẫn
chưa thể hủy hoại hoàn toàn.
Với
những quốc gia chưa hoặc không có cả hai điều trên thì sự thành công đột xuất,
riêng lẻ của một cá nhân nếu có, chỉ để giải tỏa mặc cảm, ẩn ức chung của đám
đông hơn là chứng minh được vị trí, đẳng cấp của nền văn hóa nghê thuật của nước
đó.
Và
cuối cùng, với riêng cá nhân từng người làm văn hóa nói chung và nhà văn nhà
thơ nói riêng, còn là ý thức rất rõ về vai trò, trách nhiệm công dân (của một
quốc gia và của toàn cầu) trước những vấn đề của hiện tại cũng như của lịch sử,
sự dũng cảm không chỉ để nói thay cho những người chết và những phận người nhỏ
bé, mà còn để vươt qua những giới hạn, những khuôn khổ, lối mòn. Và khi đó tác
phẩm sẽ đạt được sự đồng cảm của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.
Nhật
Hiên
……………
Tham
khảo:
* Biobibliography, The Nobel Prize in
Literature 2024
*Interview
with Han Kang, The White Review
*South
Korean author Han Kang wins the 2024 Nobel prize in literature, The Guardian
*‘My
novels explore human suffering’: Nobel Prize winner Han Kang writes with
empathy for vulnerable lives, The Conversation
*Why
has literature Nobel winner Han Kang turned down celebratory events?, Frontline
*The
Growth of South Korean Soft Power and Its Geopolitical Implications, Journal of
Indo-Pacific Affairs
No comments:
Post a Comment