Wednesday, 16 October 2024

'GDP CỦA VIỆT NAM CÓ THỂ GIẢM 1% NẾU ÔNG TRUMP TÁI ĐẮC CỬ' (BBC News Tiếng Việt)

 



'GDP của Việt Nam có thể giảm 1% nếu ông Trump tái đắc cử'

BBC News Tiếng Việt

15 tháng 10 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cg4qd2gp2r5o

 

Một nhiệm kì tổng thống thứ hai của ông Donald Trump có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn đáng kể ở một số nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam bị ảnh hưởng đặc biệt, theo cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/bd6d/live/83eaef10-8acf-11ef-81f8-1f28bcc5be15.jpg.webp

Hình ông Trump trên một biển hiệu quảng cáo ở Hà Nội

 

Trong kịch bản xấu nhất, GDP thực tế của Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc vào năm 2028 sẽ giảm đến 1% hoặc hơn so với mức dự kiến hiện tại của Fitch, nếu chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ tăng mạnh, tăng trưởng kinh tế yếu hơn và căng thẳng địa chính trị gia tăng trong một nhiệm kì tổng thống của Đảng Cộng hòa.

 

Trong các bài phát biểu vận động tranh cử vào Nhà Trắng 2024, ông Trump đã nêu kế hoạch áp thuế toàn diện từ 10% đến 20% lên hầu hết các mặt hàng nhập khẩu cũng như thuế từ 60% trở lên đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

 

Phân tích của Fitch tập trung vào khả năng có những thay đổi chính sách lớn nếu ứng cử viên của Đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay, nhưng không đánh giá chi tiết kế hoạch của đối thủ của ông là Phó Tổng thống Kamala Harris. Tuy vậy, cơ quan xếp hạng tín nhiệm có trụ sở tại New York đánh giá rằng bà Harris nhiều khả năng sẽ tiếp nối những chính sách của ông Biden nếu thắng cử.

 

Nhưng dù bất cứ ai thắng cử thì báo cáo Fitch nêu rằng rủi ro địa chính trị, đặc biệt xuất phát từ căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, có thể là một yếu tố quan trọng đối với các quốc gia trong châu Á – Thái Bình Dương.

 

Kịch bản xấu nhất - chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ tăng mạnh - có thể dẫn đến một môi trường kinh tế toàn cầu biến động hơn và có khả năng gây áp lực tăng lên chi tiêu quốc phòng của các chính phủ, làm gia tăng thách thức trong việc cân đối tài khóa.

 

·        Việt Nam có đánh mất cơ hội trong chiến lược ‘Trung Quốc + 1’ do bất ổn chính trị?8 tháng 8 năm 2024

·        Bầu cử Mỹ 2024: So sánh 10 chính sách lớn của Trump và Biden25 tháng 4 năm 2024

·        Đầu tư Việt Nam: Công ty của Elon Musk muốn chi 1,5 tỷ USD26 tháng 9 năm 2024

 

Bản chất của chủ nghĩa bảo hộ thương mại là việc chính phủ một nước muốn bảo vệ sản phẩm trong nước bằng cách đánh thuế ở mức cao đối với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ bên ngoài.

 

Sau khi vào Nhà Trắng, trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã thực hiện chủ trương “Nước Mỹ trên hết”, gây ra một cuộc chiến thương mại gay gắt với Trung Quốc.

 

Theo đó, nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ, ông Trump đã đưa ra những quyết định gây sốc, rút Mỹ khỏi các thỏa thuận, các tổ chức khu vực và quốc tế, trong đó có rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); đàm phán lại Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA); rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA); ngừng đàm phán FTA với EU.

 

Tiếp đó là áp đặt thuế nhập khẩu khá cao đối với sản phẩm của nhiều nước như nhôm, thép; đặt ra yêu sách buộc Trung Quốc cắt giảm thặng dư thương mại với Mỹ bằng cách mở cửa thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ.

 

Khi chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng, các sản phẩm nhập khẩu phải chịu mức thuế cao nên khó cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất ở trong nước, từ đó dẫn đến việc người tiêu dùng sẽ tìm đến các mặt hàng nội địa vì giá hấp dẫn hơn.

 

Nếu ông Trump tái đắc cử, báo cáo của Fitch dự đoán các quốc gia xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, ngoại trừ Ấn Độ, do nền kinh tế nước này ít phụ thuộc vào xuất khẩu hơn

 

 

XEM TIẾP >>>>>  







No comments:

Post a Comment

View My Stats