FredHub:
Công ty giáo dục khai phóng phải giải thể, khoảng 50 thành viên bị mời làm việc
RFA
2024.10.09
Một
doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam cung cấp các khóa học "tự do và khai
phóng" phải giải thể sau một năm hoạt động, cơ quan an ninh nhiều tỉnh
thành liên tục triệu tập làm việc với hơn 50 học viên và cộng tác viên.
Hai
nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành (trái) và Tiến sĩ Nguyễn Quang A (Fb Thành Nguyễn)
Ông
Nguyễn Hồ Nhật Thành thành lập Công ty TNHH Giải pháp Giáo dục FredHub (viết tắt
của Free Education Hub - Trung tâm Giáo dục Tự do) trong tháng 3/2022 theo hình
thức công ty giáo dục để cung cấp các khoá học tại chỗ hoặc trực tuyến, giúp
nâng cao năng lực tư duy độc lập, mở rộng tầm nhìn toàn diện và khai phóng tiềm
năng cá nhân.
Theo
giới thiệu trên trang chủ, công ty hoạt động theo hình thức một doanh nghiệp xã
hội phi lợi nhuận với sứ mệnh nâng cao năng lực cho cá nhân và thúc đẩy sự phát
triển bền vững của xã hội.
Tuy
nhiên, đến cuối năm 2023, ông Thành phải giải thể công ty và tạm dừng các khóa
học vì cộng tác viên và giảng viên của chương trình bị công an ở nhiều địa
phương sách nhiễu.
Dù
đã không còn hoạt động, trong mười tháng qua, cơ quan an ninh ở nhiều địa
phương vẫn tiếp tục mời làm việc khoảng 50 học viên và cộng tác viên để điều
tra về FredHub.
Ông Thành cho biết, trong giấy mời làm việc những người này chỉ ghi lý do liên
quan đến tạm trú, nhưng khi lên đồn công an lại bị tra khảo về các khóa học
trong một đến hai ngày.
Cơ
quan an ninh ép họ phải giao điện thoại, máy tính và cung cấp mật khẩu để kiểm
tra nội dung trong đó. Ông Thành nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày
7/10:
“Học
viên bị an ninh bắt viết bản kiểm điểm viết bản tường trình hoặc là tới nhà hỏi
và de dọa là đang tham gia một chương trình của một tổ chức phản động.
Giáo
viên cũng bị mời lên, phía an ninh nói đây là chương trình của một tổ chức phản
động rồi xuyên tạc đủ thứ, sau đó đe dọa họ không được tham gia nữa.”
Một
cộng tác viên của FredHub nói trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh cho RFA
hay nhiều lần bị an ninh địa phương mời lên làm việc về chương trình giáo dục
này, nhưng từ chối với lý do bận việc gia đình, sau đó không thấy bị mời tiếp nữa.
Một
học viên khác, người cũng không muốn công khai danh tính, tiết lộ rằng ông liên
tục bị công an địa phương mời lên làm việc hồi đầu năm 2024 về các lớp học xã hội
dân sự của FredHub mà ông tham gia. Gần đây, một học viên trẻ khác cũng bị tra
khảo tương tự.
Phóng
viên gọi điện cho Cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an với đề nghị bình luận
về tố cáo của ông Thành nhưng sỹ quan trực điện thoại đề nghị phóng viên đến trụ
sở cơ quan để làm việc trực tiếp hoặc gửi yêu cầu bằng văn bản.
Khóa
học đa chiều nhưng bị xem là "nguy hiểm với chế độ"
Ông
Nguyễn Hồ Nhật Thành, hay còn gọi là Paulo Thành Nguyễn, sinh năm 1986, từng tổ
chức các chương trình như Cà phê Nhân quyền- là dịp để giới hoạt động có thể gặp
gỡ sau khi các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc bị cấm đoán, hội thảo “Cơ chế
bảo vệ nhân quyền của LHQ” hay Chương trình đào tạo người hoạt động trẻ ở nhiều
tỉnh thành.
Trong
trang chủ của mình, FredHub giới thiệu cung cấp các khoá học với chủ đề chính
như triết học, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, lịch sử, văn hóa và nghệ
thuật… với mục tiêu trang bị cho người học một nền tảng tri thức liên ngành, là
chất liệu căn bản kích hoạt khả năng tư duy đa chiều và đưa ra các quyết định
phù hợp trong mọi vấn đề liên quan đến đời sống cá nhân và xã hội.
Tuy
nhiên, cho dù nội dung đào tạo rất nhẹ nhàng và không liên quan đến chính trị
nhưng vẫn bị chế độ coi là không thân thiện. Ông Thành giải thích:
“FredHub
là một khóa học mang tính xã hội nhưng đa chiều. Nó làm cho bên phía an ninh e
ngại và quy chụp là có âm mưu lật đổ.
Chế
độ hiện nay là một cái chế độ độc tài tư tưởng, do vậy những luồng tư tưởng
khác biệt đó đối với họ là nguy hiểm.”
Ông
Thành cho biết để giảm sự sách nhiễu của an ninh đối với những người tham gia
chương trình, ông đã lặng lẽ đóng cửa công ty. Tuy nhiên, an ninh vẫn tiếp tục
sách nhiễu những người khác và có vẻ như chương trình này theo ông “đã trở
thành mục tiêu mới của lực lượng an ninh để giải ngân tiền thuế nhà nước dành
cho an ninh quốc gia.”
Ông
cho rằng Bộ Công an dường như đang muốn biến FredHub thành một chuyên án lớn có
tính tổ chức bằng việc gán ghép chương trình với các tổ chức bên ngoài vốn bị
công an Việt Nam dán nhãn “thế lực thù địch.”
Một
trong những nạn nhân bị thẩm vấn đã vô tình thấy hai tập hồ sơ với nội dung
“Khóa học về phát triển của FredHub” và “Chuyên án V22.”
Đặc
biệt, công an chỉ làm việc với các thành viên của FredHub mà chưa đụng chạm gì
tới người đứng đầu. Ông Thành cho rằng cơ quan an ninh đã quá hiểu các hoạt động
của ông trong hơn 10 năm qua, và giai đoạn này họ chỉ thu thập hồ sơ cùng chứng
cứ để xây dựng hồ sơ để bắt giam, chứ không còn kiểu mời hỏi như những người mới
nữa.
Trong
thông báo đóng cửa FredHub đăng trên trang Facebook cá nhân cuối năm ngoái, ông
Thành cho hay chương trình gặp nhiều trở ngại dồn dập sau khi tổ chức khóa học
về Phát triển cộng đồng. Cùng với việc học viên bị an ninh mời làm việc, trang
Facebook của FredHub bị đánh sập còn website bị nhà mạng Viettel chặn không
truy cập được.
Trong
hơn 10 năm qua, FredHub cung cấp hàng chục khoá học “Nhập môn Triết học phương
Tây” với giảng viên là tiến sĩ tôn giáo học Dương Ngọc Dũng, “Chăm sóc sức khỏe
tinh thần” với giảng viên là chuyên gia tham vấn tâm lý Lê Hoàng Long, “Kỹ năng
tự vệ trong thời đại số” cung cấp những kiến thức và kỹ năng bảo mật quan trọng
từ căn bản đến nâng cao giúp người học an toàn hơn trong thời đại kỹ thuật số,
và “Nghiên cứu xã hội” nhằm hỗ trợ người học phát triển tư duy nghiên cứu và
năng lực giải quyết vấn đề, đưa ý tưởng phục vụ cộng đồng ra thực tế…
No comments:
Post a Comment