Bộ Công an sửa đổi
quy định giám sát cảnh sát giao thông, ảnh hưởng thế nào?
BBC News Tiếng Việt
6
tháng 10 2024, 14:53 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn03kx4gw8ro
Trong
Thông tư 46/2024 mới ban hành, Bộ Công an đã bãi bỏ quy định về việc người dân
giám sát cảnh sát giao thông (CSGT) bằng thiết bị ghi âm, ghi hình, đồng thời
giảm bớt nội dung lực lượng công an phải công khai khi thực hiện nhiệm vụ.
Thông
tư này được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 67/2019 và
sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024.
Theo
thông tư mới, nội dung công khai của công an nhân dân, gồm CSGT, trong công tác
đảm bảo trật tự an toàn giao thông là: các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để
phát hiện vi phạm hành chính theo quy định của luật Xử lý vi phạm hành chính
(so với quy định hiện hành, nội dung công khai "trang phục, số hiệu công
an nhân dân" đã được bỏ.)
Về
việc giám sát của người dân đối với CSGT, Điều 11 của Thông tư 46/2024 nêu các
hình thức:
·
Tiếp
cận thông tin công khai của lực lượng Công an và trên các phương tiện thông tin
đại chúng
·
Qua
các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật
·
Tiếp
xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ
·
Kết
quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
·
Quan
sát trực tiếp công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
So
sánh với Thông tư 67/2019, thông tư mới đã không còn nội dung người dân giám
sát "thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình".
Trả
lời BBC News Tiếng Việt vào ngày 6/10, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công
ty Luật Thế Giới Luật Pháp, cho rằng việc sửa đổi quy định này sẽ “tác động rất
lớn đến sự tự tin của người dân trong việc ghi âm, ghi hình”.
“Nếu
người nào có hiểu biết thì sẽ nói họ được làm những gì pháp luật không cấm. Còn
những người không hiểu biết thì sẽ bị ‘đuối lý’ khi CSGT nói trước đây thông tư
cho phép người dân ghi âm, ghi hình, nay thông tư mới không còn quy định đó nữa.
“Nó
tạo ra ‘vùng xám’ về mặt pháp lý do thiếu quy định cụ thể. Tạo sự mơ hồ cho cán
bộ trong xử lý tình huống liên quan. Làm giảm động lực giám sát, ảnh hưởng đến
tính minh bạch của hoạt động công vụ. [Có] nguy cơ hiểu nhầm việc bỏ quy định
là hạn chế quyền ghi âm, ghi hình," ông nói.
·
Tại sao luật sư cần
phải có 'bản lĩnh chính trị'?30 tháng 9 năm 2024
·
Trung Quốc hành hung
ngư dân Việt Nam: Phép thử ngoại giao cho ông Tô Lâm?5 tháng 10 năm 2024
·
Vì sao Đảng cần cân bằng
quyền lực giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng?9 tháng 9 năm 2024
Không
còn ‘bằng chứng’?
Theo
báo Chính phủ, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do Bộ Công an
đánh giá rằng việc giám sát của một số người dân đối với lực lượng CSGT “có
lúc, có nơi chưa khách quan, đúng quy định, lợi dụng quyền giám sát để quay
phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc với cán bộ, chiến sĩ CSGT và chia sẻ
lên mạng xã hội”.
Bộ
Công an còn giải thích rằng có “một số đối tượng chống đối đã lợi dụng xúi giục
người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo đi nhiều nơi gây phức tạp cho công tác thi
hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông”.
Theo
Luật sư Sơn, cần cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan, tức đảm bảo quyền
giám sát của công dân để tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của
lực lượng thực thi pháp luật, cũng như bảo vệ quyền riêng tư và an toàn cho cán
bộ CSGT khi làm nhiệm vụ.
“Nếu
ai sử dụng các tệp ghi âm, ghi hình để xuyên tạc, vu khống thì xử lý theo luật
an ninh mạng, và nghiêm trọng hơn thì đã có Điều 331 Bộ luật Hình sự, tội lợi dụng
quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức cá nhân.
“Dù
sửa đổi này có những ý định tốt, nhưng cần được xem xét và điều chỉnh thêm để đảm
bảo cân bằng giữa quyền giám sát của công dân và hiệu quả công tác của lực lượng
cảnh sát giao thông," ông nói
No comments:
Post a Comment