Bà
Nguyễn Phương Hằng tố cáo tội ác cán bộ trại giam
Minh Hải |
Saigon Nhỏ
23
tháng 10, 2024
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/ba-nguyen-phuong-hang-to-cao-toi-ac-can-bo-trai-giam/
Trước
áp lực bủa vây của dư luận do gần đây có những phát ngôn gây tranh cãi,
Youtuber Nguyễn Phương Hằng (tức Nguyễn Thị Thanh Tuyền-53 tuổi, CEO Khu du lịch
Đại Nam, tỉnh Bình Dương) đã có động thái mạnh mẽ tố cáo tội ác của cán bộ trại
giam An Phước.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/10/Nguyen-phuong-hang-tuoitre.jpg
Bà
Nguyễn Phương Hằng trong một buổi livestream. (Hình: Tuoitre)
Ngày
20 Tháng Mười 2024, Youtuber Nguyễn Phương Hằng cho biết buổi giao lưu, nói
chuyện cùng số đông fan hâm mộ tại Khu du lịch Đại Nam có chủ đề “Thông cảm hay
Vô cảm.” Đây là buổi nói chuyện được đông đảo dư luận quan tâm theo dõi, bởi để
xem bà Phương Hằng sẽ “quất sư Thích Minh Tuệ không trượt phát nào” bằng cách
nào như lời tuyên bố ở buổi nói chuyện trước đó.
Dư
luận phẫn nộ và khó hiểu, một vị sư của Việt Nam được cả thế giới kính trọng,
ngày ngày chỉ chuyên tâm tu Phật Pháp, không màn thị phi cõi tục như sư Thích
Minh Tuệ đã làm gì phật lòng khiến bà Hằng đòi “quất không trượt phát nào”? Hai
người cũng chưa từng chạm mặt nhau, rõ ràng đây là phát ngôn mất kiểm soát, vượt
quá giới hạn tự do ngôn luận ở bà Hằng.
Nhận
thấy mình bị hớ nên ở buổi giao lưu, nói chuyện với chủ đề “Thông cảm hay Vô cảm”
bà Hằng đưa ra câu chuyện chính trị đến khó tin, một phụ nữ tự nhận là thành
viên của Đảng Việt Tân (một đảng chính trị của người Việt, có trụ sở tại Hoa Kỳ)
đến Khu du lịch Đại Nam, gặp bà kêu gọi giải cứu sư Minh Tuệ, kết hợp fan hâm mộ
của bà và fan hâm mộ sư Minh Tuệ xuống đường lật đổ chính quyền.
Đảng
Việt Tân đã đăng đàng trên tài khoản Facebook phủ nhận vụ việc. Còn phía dư luận
quan tâm, thấy không có chuyện “quất” sư Minh Tuệ, rất nhiều ý kiến cho bà Hằng
bị thần kinh.
Ngoài
ra, cũng tại buổi giao lưu, nói chuyện bà Hằng đã lên tiếng mạnh mẽ tố cáo tội
ác của cán bộ trại giam An Phước. Bà chia sẻ với tư cách là người trong cuộc,
chứng kiến việc cán bộ trại giam đã có hành thức hành hạ, ăn chặn và bớt xén tiền
của phạm nhân diễn ra ở thời điểm đang chấp hành án tù.
Bà
Hằng thuật lại, trong trại giam An Phước hay là những trại giam nào đó ở Việt
Nam đều có những quy định mà phạm nhân phải chấp hành. Đó là, các phạm nhân khi
gặp cán bộ thì tất cả đều phải chào cán bộ, mà từ hai người cán bộ trở lên là
chào hội đồng cán bộ. Cán bộ nữ được xem là “Hoàng hậu,” cán bộ nam là “Hoàng
thượng.”
Chuyện
khiến cho bà Hằng cảm thấy buồn, buồn cho bản thân và buồn cho sự đời. Đó là, ở
trong trại giam, phạm nhân phải đi lao động từ 4-5 giờ sáng cho đến 5-6 giờ chiều
mới về, về mà chờ cho được nước tắm cho sạch sẽ thì cũng hết thời gian. Một
hôm, có hai nữ phạm nhân ngồi ghế đá nói chuyện với nhau thì bỗng nhiên một cán
bộ nữ đi ngang qua, do hai nữ phạm nhân mãi mê nói chuyện nên không thấy “Hoàng
hậu” đi ngang qua, thế là quên chào “Hoàng hậu.”
“Hoàng
hậu quay trở lại bắt hai nữ phạm nhân vào văn phòng viết hai tờ nội quy, mỗi một
tờ viết một tiếng rưỡi, hai cô đó viết mỗi cô ba tiếng đồ hồ. Sau một ngày làm
việc mệt mỏi, cắm đầu viết ba tiếng đồng hồ. Vậy thì nếu như “Hoàng hậu” mà có
sự thông cảm thì đã đi qua rồi, đâu phải vì tiếng chào mà quay trở lại bắt người
ta viết hai tờ nội quy như vậy. Ở đây tôi không nói nội quy của trại giam, tất
nhiên phải chấp hành nhưng có sự thông cảm vì chị em ở tù khổ lắm! Cực lắm! Một
sự thông cảm thôi, người ta nói chuyện sơ ý không nhìn qua chứ thật sự ra tất cả
các tù nhân đều rất chấp hành, gặp cán bộ là phải chào. Nhưng hai cô ấy nói
chuyện thế này, không ngờ “Hoàng hậu” đi ngang qua thì lập tức bị “Hoàng hậu”
kêu vào viết ngay hai tờ nội quy. Vậy thì quý vị thấy có nhẫn tâm hay không?
Hai tờ nội quy đó nói lên được cái gì trong khi người ta ở tù bao nhiêu năm ở
đó,” bà Phương Hằng kể.
Bà
chia sẻ thêm, bản thân ngạc nhiên ở trong trại giam An Phước có bè phái, “dây
mơ rễ má” chồng làm giám thị, vợ làm phó K (phân khu trại), cả dòng họ làm
trong trại giam. Họ muốn làm ăn với vợ chồng bà Phương Hằng và ông Dũng “lò
vôi” nhưng bà Phương Hằng không đồng ý.
Bà
Hằng tố cáo cán bộ Trại giam An Phước đã ăn chặn, bớt xén tiền của phạm nhân.
“Ngày
8 tháng 3 trại thông tin, tất cả các phạm nhân nữ đều được 100 ngàn đồng. 100
ngàn này đối với người tù rất to lớn bởi vì sao? Mua được chai nước mắm, chai
nước tương, hủ chao, đối với những phạm nhân mồ côi ấy thì người ta chỉ chan nước
tương dầm ớt cho thật cay, nuốt cho thật lẹ mỗi bữa cơm. Thậm chí 100 ngàn đó
có thể đăng ký số điện thoại để gọi về nhà (có tiền mới gọi về nhà). Nhưng
không, cho chai xà phòng chưa tới 50 ngàn đồng.Tất cả phạm nhân trong đó đều phải
ký nhận 100 ngàn đồng trong đó có tôi. Vậy thì quý vị nghĩ đi, cái điều này
đúng hay sai? Tại sao không cho người ta 100 ngàn mà ép người ta lấy chai xà
phòng chưa tới 50 ngàn? Người ta đâu có nhu cầu xà phòng bởi vì trong trại có
quy định bao nhiêu tháng có chai xà phòng, bao nhiêu tháng có kem đánh răng,
bàn chải, cho xà phòng gặt đồ, cho đường. Tại sao không cho người ta 100 ngàn
mà lại cho chai xà phòng mấy chục ngàn? Vậy còn mấy chục ngàn đó đi đâu và về
đâu? Ai quyết định được cho phạm nhân? Trong đó có tôi cũng là phạm nhân của
ngày 8 tháng 3.”
Bà
Hằng cáo buộc cán bộ Trại giam An Phước đã vi phạm Điều lệ Đảng, luật pháp Nhà
nước và Chính phủ tới mấy chục điều. Cuối cùng, bà mong những chia sẻ của mình
đến tai các cấp lãnh đạo cầm quyền xuống thanh tra trại giam An Phước.
“Tại
sao cả dòng họ trong đó, cháu kêu bằng cô, bằng dì, bằng cậu, bằng chú, bằng
thím, chồng làm giám thị, vợ làm phó K? Những người đi tù họ đau khổ như thế
nào? Phải làm cho rõ và trả lời cho nhân dân biết vì trong đó có bà.”
Trại
giam An Phước nằm ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Nơi đây, ngoài việc giam
giữ các phạm nhân hình sự, còn giam giữ nhiều tù nhân lương tâm, tù nhân chính
trị đơn cử như: Nhà báo Phạm Chí Dũng, nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn, nhà
báo-Blogger Nguyễn Tường Thụy, nhà hoạt động Ngô Văn Dũng….
Bà
Nguyễn Phương Hằng thụ án hai năm rưỡi với cáo buộc tội “Lợi dụng tự do dân chủ.”
Vào ngày 19 Tháng Chín năm 2024 vừa qua, bà được giảm án, ra tù trước thời hạn
và trở lại điều hành Khu du lịch Đại Nam.
No comments:
Post a Comment