Ba Đình bát nháo, dân làm ăn hoảng
sợ?
Trúc Phương/Người Việt
May
23, 2024
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/ba-dinh-bat-nhao-dan-lam-an-hoang-so/
Sự
bất ổn chưa từng có trong hệ thống chính trị Ba Đình đang khiến giới đầu tư lo
sợ, ngay trong bối cảnh Việt Nam nỗ lực định vị như thị trường đầu tư lý tưởng,
trở thành một giải pháp thay thế cho các công ty đang tìm cách chuyển chuỗi
cung ứng ra khỏi Trung Quốc.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/A1-Dan-lam-an-hoang-so-1536x1060.jpg
Ngày
23 Tháng Năm, Ngân Hàng Nhà Nước cho biết một số doanh nghiệp và ngân hàng sẽ bị
thanh tra về hoạt động kinh doanh vàng trong bốn năm gần đây. Trong hình, người
dân mua vàng tại công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu ở Hà Nội. (Hình minh
họa: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images)
Làn
sóng đầu tư nước ngoài, đặc biệt công nghệ kỹ thuật cao như điện thoại thông
minh và máy tính, từng mang lại kỳ vọng Việt Nam có thể gia nhập câu lạc bộ “Bốn
con hổ Châu Á” – Hồng Kông, Singapore, Nam Hàn và Đài Loan. Là nơi có nền kinh
tế trải qua quá trình công nghiệp hóa nhanh và đạt mức tăng trưởng cao nhưng Việt
Nam đang chứng kiến những vụ bê bối tham nhũng nghiêm trọng, cùng với đợt trấn
áp chưa từng có trong lịch sử đương đại, khiến toàn bộ đất nước chìm vào hỗn
mang rối rắm với yếu tố an toàn ngày càng mong manh. Tăng trưởng kinh tế đã giảm
xuống 5.1% vào năm 2023 từ mức 8% năm 2022.
Dù
không khí chống tham nhũng đang hừng hực nhưng tham nhũng là con đẻ của đảng
cai trị. Theo xếp hạng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế, chỉ số tham nhũng Việt
Nam hiện đứng thứ 83 trong 180 quốc gia, sau Trung Quốc và Cuba. Việc ông Tô
Lâm, bộ trưởng Công An, lên ghế chủ tịch nước đang biến Việt Nam trở thành một
đất nước công an trị đúng nghĩa đen. Chỉ 5% trong tổng số 100 triệu dân là đảng
viên nhưng đảng kiểm soát tất cả. Và trong vài triệu đảng viên, 180 ủy viên
trung ương đang nắm quyền ra những quyết định quan trọng, trong khi Bộ Chính Trị
– hiện gồm 16 người – là những kẻ có quyền sinh sát vận mệnh quốc gia. Chính bởi
yếu tố độc quyền-độc đảng đã sản sinh ra các “sân sau,” từ việc nắm giữ quyền lực
đối với các doanh nghiệp nhà nước đến việc khống chế kinh tế quốc gia.
Nói
cách khác, đảng Cộng Sản đang bắt cả nước làm “con tin.” Cần nhắc lại, ngay cả
sau khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) năm 2009, Việt Nam vẫn chậm
chạp, nếu không muốn nói là cố tình trì hoãn, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Lý do: “Văn hóa lợi ích” phải luôn được bảo đảm.
Thời
điểm hiện tại, Việt Nam vẫn tận hưởng cơn gió kinh tế thuận lợi với vị trí là
điểm đến đầu tư “Trung Quốc cộng một,” khi các doanh nghiệp quốc tế có khuynh
hướng đa dạng hóa cơ sở sản xuất của họ bên ngoài Trung Quốc, trong bối cảnh
căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington. Một cuộc khảo sát các công ty
Nhật do Tổ Chức Ngoại Thương Nhật Bản (JETRO) công bố vào Tháng Ba cho thấy Việt
Nam là quốc gia được ưa chuộng thứ hai trong việc mở rộng hoạt động ra nước
ngoài, sau Mỹ.
Một
số nhà quan sát thậm chí lạc quan khi nhận định rằng, các quốc gia khác trong
khu vực không có nền chính trị ổn định bằng Việt Nam, bất chấp những biến động
gần đây. Ông Ryuichi Ushiyama, giáo sư Đại Học Keiai của Nhật, nhận xét: “Ngay
cả khi có một số xung đột chính trị, chính quyền Cộng Sản (Việt Nam) khó có thể
thay đổi.” Ông Ushiyama hàm ý rằng, bất luận thế nào, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn
cai trị và lèo lái đất nước. Chẳng có đảo chính hay làn gió dân chủ nào xảy ra ở
Việt Nam cả.
Tuy
nhiên, cho dù như vậy đi nữa, sự hỗn loạn chính trường không thể không có tác động
đối với dân làm ăn. Nhiều viên chức chính quyền ngày càng “nhát tay” trong việc
ký cấp phép các dự án phát triển kinh doanh và đầu tư. Họ trì hoãn hoặc đùn đẩy
lên cấp trên rồi thượng cấp lại “trình” lên cấp cao hơn. Nhiều công ty Nam Hàn
và Nhật bắt đầu bày tỏ lo ngại. “Dự án phát triển theo kế hoạch của chúng tôi tại
Hà Nội có thể bị trì hoãn ít nhất một đến hai năm,” giám đốc điều hành cấp cao
một công ty thương mại Nhật thuật với Nikkei Asia.
Với
giới khởi nghiệp, tâm lý hoảng sợ ngày càng thấy rõ. Sự u ám đang lan rộng ra
ngoài lĩnh vực bất động sản và ngân hàng vốn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các bản
án hình sự gần đây liên quan hối lộ và tham nhũng.
The
Washington Post cho biết, giới nhà đầu tư mạo hiểm đang lo ngại về ảnh hưởng
“cuộc chiến đốt lò” đối với tâm lý kinh tế vĩ mô. Bà Vy Lê, đồng sáng lập Do
Ventures, cho biết đã có “những rào cản pháp lý bởi các thay đổi về nguồn nhân
lực… và tất cả đang làm chậm hoạt động kinh doanh.” Tháng Tư, Do Ventures tung
ra báo cáo, cùng với Trung Tâm Đổi Mới Quốc Gia (thuộc chính phủ Việt Nam), cho
thấy nguồn vốn đầu tư mạo hiểm của Việt Nam giảm 17% vào năm 2023 so với năm
trước, mặc dù mức giảm này ít nghiêm trọng hơn mức giảm 35% trên toàn cầu.
Cần
nói thêm, bà Vy Lê là một trong những gương mặt đầu tư nổi bật hiện tại. Tốt
nghiệp thủ khoa đại học Georgetown University (Mỹ), bà Vy Lê đã đầu tư vào 20
công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm MFast (FinTech), Manabie
(EdTech), Palexy (Computer Vision/AI), VUIHOC (EdTech), Ecomobi (E-commerce),
Cooky (FoodTech) và MindX (EdTech)…
Trên
thế giới, sự phục hồi chậm sau đại dịch và lãi suất tăng cao khiến các công ty
công nghệ gặp khó khăn hơn trong việc thu hút vốn. Dữ liệu của DealStreetAsia
cho thấy các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á chỉ huy động được $1 tỷ vốn cổ phần
trong vài tháng đầu năm 2024, mức thấp nhất trong năm năm. Với Việt Nam, thách
thức càng trở nên phức tạp do tác động của quá trình phục hồi chậm đối với hoạt
động xuất khẩu cũng như sự bất an phát sinh từ cuộc thanh trừng khốc liệt của
ông Tô Lâm và ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư. Tác động của cuộc chiến đốt lò
gây ảnh hưởng mạnh đến hai lĩnh vực. Đầu tiên là phê duyệt giấy phép kinh
doanh, khi quan chức địa phương không muốn “phạm sai lầm” – hay nói chính xác
hơn là nhát tay hơn trong việc “bốc hốt” tư túi. Thứ hai là những ngành vốn dĩ
luôn xảy ra tham nhũng, đặc biệt bất động sản và ngân hàng.
Trung
tuần Tháng Năm, giới đầu tư nước ngoài đã giảm gần $2 tỷ đầu tư chứng khoán
trên thị trường chứng khoán chính của Việt Nam kể từ đầu năm 2023, Reuters cho
biết. Cuối Tháng Tư, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (SSC) cho biết Việt Nam sẽ trì
hoãn việc ra mắt hệ thống giao dịch chứng khoán mới (dự kiến vào ngày 2 Tháng
Năm).
Và
ngay thời điểm hiện tại, thị trường vàng trong nước đang rơi vào tình trạng hỗn
loạn, với việc giá tăng một cách không thể kiểm soát. Tính đến ngày 21 Tháng
Năm, một ngày trước khi ông Tô Lâm chính thức ngồi ghế chủ tịch nước, giá vàng
miếng SJC và vàng nhẫn đều đồng loạt tăng. Công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn niêm
yết giá vàng miếng SJC 89 là 91 triệu đồng ($3,572)/lượng mua vào – bán ra
(tăng mạnh 1.3 triệu đồng ($51)/lượng chiều mua và tăng 500,000 đồng ($19.6)/lượng
chiều bán, so với chỉ một ngày trước). Và ngay trong bối cảnh này, ngày 23
Tháng Năm, Ngân Hàng Nhà Nước cho biết một số doanh nghiệp và ngân hàng sẽ bị
thanh tra về hoạt động kinh doanh vàng trong bốn năm gần đây. Việc thanh tra được
tiến hành trong thời gian 45 ngày. Bốn đại gia vàng (SJC, DOJI, PNJ, Bảo Tín
Minh Châu) và hai ngân hàng (TPBank, EximBank) sẽ bị “hỏi thăm sức khỏe.” (Trúc
Phương) [qd]
*
Điểm
lại những gương mặt bị triệt hạ và những nhân vật thay thế
Ông
Nguyễn Xuân Phúc: Ngày 17 Tháng Giêng, 2023, tại trụ sở Trung Ương Đảng,
Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét và “cho ý kiến” về “nguyện
vọng” thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc,
ủy viên Bộ Chính Trị, ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa XIII, chủ tịch
nước, chủ tịch Hội Đồng Quốc Phòng, An Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông
Võ Văn Thưởng:
Ngày 20 Tháng Ba, 2024, tại trụ sở Trung Ương Đảng, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng
khóa XIII lại “họp xem xét,” và “cho ý kiến” về việc cho thôi giữ các chức vụ,
nghỉ công tác của ông Võ Văn Thưởng, ủy viên Bộ Chính Trị, ủy viên Ban Chấp
Hành Trung Ương Đảng khóa XIII, chủ tịch nước, chủ tịch Hội Đồng Quốc Phòng Và
An Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông
Vương Đình Huệ:
Ngày 26 Tháng Tư, 2024, tại trụ sở Trung Ương Đảng, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng
khóa XIII tiếp tục “họp xem xét” và “cho ý kiến” việc cho thôi giữ các chức vụ,
nghỉ công tác của Vương Đình Huệ, ủy viên Bộ Chính Trị, chủ tịch Quốc Hội khóa
XV, nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông
Trần Thanh Mẫn:
Ngày 20 Tháng Năm, 2024, Quốc Hội “bầu” ông Trần Thanh Mẫn, ủy viên Bộ Chính Trị,
phó chủ tịch thường trực Quốc Hội giữ chức chủ tịch Quốc Hội.
Ông
Tô Lâm: Ngày 22 Tháng Năm, 2024, với 465/465 đại biểu biểu quyết tán thành, Quốc
hội thông qua nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức bộ trưởng Công An của ông Tô
Lâm. Trong cùng ngày, 472/473 đại biểu Quốc Hội biểu quyết tán thành, thông qua
nghị quyết “bầu” ông Tô Lâm giữ chức chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông
Trần Quốc Tỏ:
Ngày 22 Tháng Năm, 2024, ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, ký Quyết Định số
439/QĐ-TTg về việc giao quyền điều hành Bộ Công An; theo đó, Thượng Tướng Trần
Quốc Tỏ, ủy viên Trung Ương Đảng, phó bí thư Đảng Ủy Công An Trung Ương, thứ
trưởng Bộ Công An, điều hành Bộ Công An cho đến khi “cấp có thẩm quyền kiện
toàn chức danh bộ trưởng Bộ Công An theo quy định.”
No comments:
Post a Comment