Saturday 9 December 2023

ANH TRIỆU TẬP ĐẠI SỨ NGA về CÁO BUỘC GIÁN ĐIỆP MẠNG (Reuters)

 



Anh triệu tập đại sứ Nga về cáo buộc gián điệp mạng

Reuters

08/12/2023

https://www.voatiengviet.com/a/7388401.html

 

Chính phủ Anh đã triệu tập đại sứ Nga và trừng phạt hai người Nga về điều mà họ cho là âm mưu lâu nay nhưng bất thành của gián điệp mạng Nga tìm cách can thiệp vào chính trị.

https://gdb.voanews.com/94a2015f-ece9-4922-9ca6-bdbb3e77dd63_w650_r1_s.jpg

Các tin tặc thường nhắm vào hộp thư của các quan chức. Hình ảnh chỉ mang tính minh họa


Một nhóm tin tặc được các nhà nghiên cứu an ninh mạng đặt biệt danh là ‘Dòng sông lạnh’ vốn làm việc cho Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã nhắm vào các chính trị gia, nhà báo và các tổ chức phi lợi nhuận của Anh trong vài năm, Bộ Ngoại giao Anh cho biết.

 

“Hôm nay tôi có thể xác nhận rằng Cơ quan An ninh Liên bang Nga, FSB, đứng đằng sau nỗ lực kéo dài nhằm can thiệp vào các tiến trình dân chủ của đất nước chúng ta,” Thứ trưởng Ngoại giao Anh Leo Docherty nói với các nghị sỹ.

 

Moscow cho biết không có bằng chứng chứng tỏ các cáo buộc của Anh về chiến dịch gián điệp trên mạng, các cơ quan Nga cho biết sau đó hôm 7/12.

Bộ Ngoại giao Nga trước đó đã bác bản tin của Reuters về ‘Dòng sông Lạnh’ và cho rằng đó là ‘tuyên truyền chống Nga’.

Nhóm tin tặc này lần đầu tiên bị các chuyên gia tình báo để ý sau khi nhắm vào cơ quan ngoại giao của Anh hồi năm 2016. Nó cũng đứng đằng sau vụ rò rỉ email cá nhân của cựu điệp viên người Anh Richard Dearlove hồi năm 2022.

Khi được liên lạc qua điện thoại, Korinets, một trong hai cá nhân bị Anh trừng phạt hôm 7/12, nói với Reuters rằng ông không biết về các biện pháp trừng phạt nhằm vào ông, hoặc tại sao lại có các biện pháp trừng phạt như vậy.

 

‘Dòng sông Lạnh’ nằm trong ‘Trung tâm 18’ của FSB, một trong hai đơn vị gián điệp mạng được mọi người biết tại cơ quan tình báo Nga.

 

Một quan chức phương Tây nói với điều kiện ẩn danh rằng nhóm này vẫn hoạt động rất mạnh và là một phần của ‘Các biện pháp tích cực’ của Moscow, tức là hệ thống thu thập thông tin tình báo – một thuật ngữ vốn có thời Chiến tranh Lạnh được Liên Xô sử dụng để mô tả các chiến dịch bí mật đưa thông tin sai lệch về chính trị.

 

Nhóm này nhắm vào hộp thư email cá nhân của các nhân vật cao cấp, Reuters cho biết, bao gồm ít nhất ba cựu quan chức tình báo Anh.

 

“Do Anh ủng hộ Ukraine, chúng tôi đang ở trong tình trạng ‘chiến tranh xám’ với Nga; và người Nga sẽ dùng mọi phương tiện mà họ có để tấn công lợi ích của Anh nhưng không tới mức xung đột công khai,” ông Richard Dearlove, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Anh MI6 nói với Reuters.

 

 

=====================================================

Anh Quốc cáo buộc Nga có những hoạt động gián điệp mạng

Phan Minh  -  RFI

Đăng ngày: 08/12/2023 - 14:47

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20231208-anh-qu%E1%BB%91c-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-nga-c%C3%B3-nh%E1%BB%AFng-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-gi%C3%A1n-%C4%91i%E1%BB%87p-m%E1%BA%A1ng

 

Chính phủ Luân Đôn, hôm qua 07/12/2023, cáo buộc các cơ quan an ninh Nga thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng kéo dài nhắm vào các chính trị gia, nhà báo và tổ chức phi chính phủ của Anh. Trước đây, Nga từng bị nghi ngờ can thiệp vào công việc nội bộ Anh, bao gồm cả cuộc trưng cầu dân ý Brexit gây chia rẽ năm 2016, nhưng chính phủ đảng Bảo Thủ đã không tiến hành điều tra.

 

https://s.rfi.fr/media/display/767348f6-7613-11ec-b43b-005056bf30b7/w:980/p:16x9/2022-01-14T133206Z_1882527471_RC21ZR9NDA3O_RTRMADP_3_USA-CYBER-REVIL-RUSSIA.webp

Ảnh minh họa : Trụ sở chính của cơ quan mật vụ Nga FSB tại Matxcơva. Hình chụp ngày 10/11/2015. REUTERS - Sergei Karpukhin

 

Từ Luân Đôn, thông tín viên Emeline Vin cho biết thêm thông tin :

 

Theo bộ Ngoại Giao Anh, hàng trăm nhân vật nước này đã bị nhóm Star Blizzard nhắm tới ít nhất kể từ năm 2018. Các nghị sĩ, bộ trưởng, nhà báo là mục tiêu của các trò lừa đảo tinh vi. Những chiến dịch này càng đáng lo ngại khi Star Blizzard có liên kết trực tiếp với FSB, cơ quan gián điệp của Nga.

 

Bộ Ngoại Giao Anh không nêu chi tiết về quy mô, tầm mức những dữ liệu mà Nga có thể đã thu thập được, nhưng Luân Đôn lo ngại về việc sử dụng những dữ liệu đó, khi Anh Quốc sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2024. Chính phủ đã tố cáo một chiến dịch nhằm phá hoại các thể chế của Anh, tuyên bố ý định trừng phạt hai nhân vật của FSB, và triệu tập đại sứ Nga, nhưng người này cáo bận.

 

Quốc hội Anh cũng đã nhất trí lên án sự can thiệp của Nga. Một sự đoàn kết mà thủ tướng Sunak rất cần vì ông đang trải qua cuộc khủng hoảng quyền lực nghiêm trọng nhất từ một năm qua khi ông tìm cách áp đặt chính sách di cư của mình và vì vậy, có thể ông phải đối mặt với một kiến nghị bất tín nhiệm vào tuần tới.

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats