Sunday 12 February 2023

LÀN SÓNG DI DÂN CUBA : "TÔI KHÔNG THẤY CÓ TƯƠNG LAI GÌ Ở ĐÂY!" (Will Grant / BBC News)

 



Làn sóng di dân Cuba:”Tôi không thấy có tương lai ở đây'

Will Grant

BBC News, Havana

11 tháng 2 2023, 19:12 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/world-64610286

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1326D/production/_128554487_mediaitem128554486.jpg

Deivid (phải) mơ được chơi bóng chày chuyên nghiệp ở Mỹ

 

Là một cầu thủ bóng chày cừ khôi từ Havana, mắt cậu bé 12 tuổi Deivid Acosta sáng lên khi cậu nói đến chuyện có thể thi đấu trong một giải bóng chày chuyên nghiệp ở Mỹ.

 

Giờ đây giấc mơ của cậu đang đến rất gần. Nhờ một thỏa thuận được ký vài năm trước, trẻ em Cuba nay có thể được thi đấu trong giải Little League World Series ở Pennsylvania tháng Tám tới.

 

Deivid tự tin cậu sẽ được vào đội tuyển.

 

Dưới nắng gắt buổi sáng, người hai lần vô địch Cuba trong độ tuổi của cậu đã có một màn thi đấu chắc chắn trước một vị khách quan trọng: chủ tịch giải US Little League, ông Stephen Keener.

 

"Em muốn chơi cho đội The New York Yankees, luôn luôn," Deivid nói với một nụ cười trên môi khi tôi hỏi cậu mong được chơi cho đội nào trong tương lai.

 

Cầu thủ đội bóng chày trẻ Cuba đồng loạt bỏ trốn ở Mexico

 

Thế nhưng không như các cầu thủ Cộng hòa Dominica hay Puerto Rico, con đường đến giải Major League ở Mỹ cho Deivid còn rất xa.

 

Như hầu hết những người Cuba khác, Deivid lớn lên trong bối cảnh kép của lệnh cấm vận Mỹ và chế độ cộng sản. Sự kết hợp đầy quan liêu của hai bối cảnh này lâu nay đã làm hạn chế những cơ hội cho các cầu thủ trẻ như Deivid và đồng đội được đi ra nước ngoài tập huấn.

 

Ông Keener hiểu rõ tác động của lệnh cấm vận đối với các đội bóng chày thiếu niên bằng cách cung cấp gậy, găng tay, bóng và hứa hẹn "một ngày sẽ xây dựng một sân bóng Little League ở Cuba".

 

Nhưng tình trạng thiếu thốn là một phần của cuộc sống cho các cầu thủ trẻ, ngay cả những đồ thiết yếu hơn găng tay bóng chày như bánh mỳ, trứng, xà phòng, thuốc men. Danh sách những mặt hàng khan hiếm có thể thay đổi nhưng không bao giờ hết.

 

Ngày 7/2/1962, Tổng thống John F Kennedy mở rộng phạm vi lệnh cấm vận đối với Cuba, cấm gần như hầu hết mọi mặt hàng xuất khẩu. Lệnh cấm vận này hiện là lệnh trừng phạt kinh tế kéo dài nhất trên thế giới.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/E835/production/_128554495_mediaitem128554494.jpg

Hầu hết nông dân Cuba không có thiết bị hiện đại

 

Dưới lệnh cấm vận này, các tàu chở hàng không được phép đậu ở cảng Mỹ trong 180 ngày nếu trước đó chúng đã đậu ở cảng Cuba. Điều này khiến các hãng vận tải quốc tế không muốn chở hàng tới Cuba. Các đồ điện gia dụng, phụ tùng xe hơi và thiết bị y tế có bộ phận được sản xuất tại Mỹ cũng bị cấm xuất sang Cuba.

 

Năm 2018, Liên Hiệp Quốc gọi lệnh cấm vận đối với Cuba là "không công bằng" và nói nó đã khiến nền kinh tế của quốc đảo này thiệt hại chừng 130 tỷ đô la trong sáu thập kỷ qua.

 

Washington chưa bao giờ phủ nhận lệnh cấm vận này là hà khắc. Thực tế, hà khắc là mục đích của lệnh cấm vận.

 

Nhưng nó cũng là nguồn gốc để các bên luôn đổ lỗi cho nhau: phải chăng lệnh cấm vận của Mỹ là nguyên nhân cho tình trạng thiếu thốn và nền kinh tế tồi tệ của Cuba, hay lệnh cấm vận là lý do mà nhà nước Cuba viện vào để che giấu những yếu kém và sai lầm của chính họ?

 

Có những người cách mạng với 'lập trường vững chắc' luôn khăng khăng rằng lệnh cấm vận là lý do duy nhất cho tình trạng khó khăn ở Cuba. Nhưng cũng có nhiều đối thủ không ngần ngại chỉ thẳng tay vào chế độ cộng sản Cuba.

 

"Một cách nhìn nhận vấn đề là hai bối cảnh này đã tương tác với nhau trong sáu thập kỷ qua để sản sinh ra một thảm họa, một thảm họa kinh tế và xã hội," ông Ricardo Torres, một chuyên gia kinh tế Cuba và nghiên cứu sinh tại đại học American University ở Washington DC bình luận.

 

"Rõ ràng là, lệnh cấm vận đã gây áp lực cho sự phát triển của Cuba. Nhưng tôi nghĩ hạn chế chính ở đây là cơ chế, mô hình kinh tế của Cuba."

 

Cho dù bạn đứng về phía nào trong cuộc tranh cãi, điều không chối cãi được là tình trạng nghèo khó đã dẫn đến một làn sóng di dân với phạm vi chưa từng thấy trong nhiều năm.

 

Miriela Cruz là một trong những người mòn mỏi chờ có cơ hội đi khỏi Cuba. Bị ung thư, bà mẹ hai con kể với BBC hồi tháng 8/2021 sau khi con trai bà bị bỏ tù khi chính quyền bắt bớ người biểu tình phản đối chính phủ một tháng trước. Biểu tình trên đường phố bị cấm ở Cuba và chính phủ đàn áp mọi hình thức chống đối.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/A82F/production/_128555034_mediaitem128555033.jpg

Bà Miriela chật vật tìm thuốc men để chữa bệnh ung thư phổi





No comments:

Post a Comment

View My Stats