Biển Đông: Chống lại
Trung Quốc trên các bãi đá ngầm tranh chấp
Rupert Wingfield-Hayes
BBC News,
Manila
17 tháng 2 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/world-64659267
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/14001/production/_128612918_boat.jpg
Philippines
cáo buộc TQ dùng đèn laser "cấp độ quân sự" chiếu vào tàu tuần duyên
nước này - điều mà TQ phủ nhận
Biển Đông: Chống lại Trung
Quốc trên các bãi đá ngầm tranh chấp
.
Trung Quốc đã có một tuần bận rộn và kỳ lạ khác thường.
Hôm 13/2 - khi câu chuyện về khinh khí cầu
gián điệp đã bước sang ngày thứ 11 - một cuộc tranh cãi mới lại nổ ra giữa Bắc
Kinh và Manila. Lần này là về tia laser.
Philippines cáo buộc Trung Quốc dùng đèn laser
"cấp độ quân sự" chiếu vào tàu tuần duyên Philippines. Nước này cho
biết vụ việc xảy ra vào ngày 6/2, khi con tàu đang cố gắng tiếp tế cho thủy
quân lục chiến Philippines ở Biển Đông thì bị một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc
chặn đường và sử dụng thiết bị laser để làm mù tạm thời thủy thủ đoàn
Philippines.
Việt Nam đẩy mạnh mở rộng
các tiền đồn ở Biển Đông - think tank Mỹ
Hàm ý 'sâu xa': Tòa án
vô hiệu thỏa thuận 2005 giữa Manila-Bắc Kinh-Hà Nội
VN phản ứng trước tin TQ
động thổ cải tạo căn cứ hải quân cho Campuchia
Tàu khu trục Mỹ 'hoạt động
tự do hàng hải' gần Trường Sa, Trung Quốc tập trận lớn
Không rõ thủy thủ đoàn Trung Quốc đã sử dụng
loại thiết bị gì hay sức mạnh của nó ra sao, nhưng vũ khí laser được thiết kế để
gây hại cho thị lực đã bị cấm theo quy ước của Liên Hiệp Quốc. Vụ việc đã nhanh
chóng bị hàng loạt quốc gia trong đó có Mỹ, Australia, Nhật Bản và Đức lên án.
Về phần mình, Trung Quốc bảo vệ quyền sử dụng
tia laser để bảo vệ "chủ quyền" của mình, và sau đó phủ nhận việc chiếu
đèn vào thủy thủ đoàn Philippines, nói rằng họ đã sử dụng "máy dò tốc độ
laser cầm tay và bút con trỏ ánh sáng xanh cầm tay", cả hai dụng cụ này đều
không nguy hiểm.
Tất cả điều này diễn ra liên quan đến tranh chấp
một rạn san hô ngập nước.
Năm 2014, BBC đã đến thăm Sierra Madre, tàu hải
quân Philippines mà Manila sử dụng để khẳng định chủ quyền của mình ở khu vực
này. Khi mặt trời lên trên Biển Đông, phía đường chân trời không có dấu hiệu của
con tàu .
"Đừng lo," thuyền trưởng, người đang
đưa chúng tôi lên tàu hét lên át cả tiếng động cơ, "Tôi biết mình đang đi
đâu. Nó ở trên bãi đá ngầm đằng kia."
Ông chỉ về phía bắc và xuyên qua màn sương buổi
sáng xuất hiện một thân tàu màu xám rỉ sét bị mắc cạn, có thể trông thấy trên đỉnh
rạn san hô ngập nước rộng lớn, chỉ cách mặt nước vài mét.
Sierra Madre không phải là một con tàu lớn
ngay cả khi còn vận hành. Được chế tạo như một tàu đổ bộ xe tăng trong Thế chiến
thứ hai, nó đã phục vụ hải quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1970,
con tàu được chuyển giao cho hải quân Việt Nam Cộng hòa, và sau khi Sài Gòn thất
thủ năm 1975, nó được đưa đến Philippines. Năm 1999, con tàu cũ kỹ đã được cho
mắc cạn trên đỉnh rạn san hô này cách bờ biển Philippines 160km (100 dặm).
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5000/production/_87208402_sierramadre_bbc976.jpg
Tàu Sierra
Madre
Khi chiếc thuyền đánh cá nhỏ đến gần, những lỗ
lớn rỉ sét dọc theo thân tàu lộ ra. Có vẻ như cơn bão tiếp theo có thể cuốn
phăng con tàu.
Gần 10 năm trôi qua, Sierra Madre bằng cách
nào đó vẫn trụ lại, nhiều rỉ sét và bê tông hơn là thép. Và một đội nhỏ lính thủy
quân lục chiến Philippines vẫn sống trên con tàu có số phận bấp bênh này.
Hành động của tàu cảnh sát biển Trung Quốc
trong việc chặn tàu Philippines cũng có thể vi phạm luật pháp quốc tế. Bất kể Bắc
Kinh nói gì, vùng biển xung quanh tàu Sierra Madre rỉ sét không thuộc về Trung
Quốc.
Năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực ở Hague
đã đưa ra phán quyết rõ ràng. Yêu sách của Trung Quốc đối với một vùng rộng lớn
của Biển Đông, thường được định nghĩa là đường chín đoạn, không có cơ sở trong
luật pháp quốc tế.
Tất nhiên, nó không hoàn toàn đơn giản như vậy.
Có rất nhiều yêu sách và phản yêu sách đối với
các đảo, rạn san hô và vùng biển ở Biển Đông. Trung Quốc chỉ là nước có yêu
sách trên môt vùng biển rộng lớn nhất. Philippines, Việt Nam, Đài Loan và
Malaysia đều có những yêu sách chồng lấn của riêng họ đối với những vùng biển
nhỏ hơn. Và hầu hết những tuyên bố đó cũng không được hỗ trợ bởi luật pháp quốc
tế.
Tàu Sierra Madre rỉ sét của Philippines nằm
trên đỉnh một rạn san hô được gọi là Bãi Cỏ Mây thứ hai, Bãi cạn Ayungin và -
theo tiếng Trung Quốc - Đá Nhân Ái. Nhưng một rạn san hô ngập nước không phải
là đất liền và việc kiểm soát một rạn san hô không mang lại cho một quốc gia bất
kỳ vùng lãnh hải mới nào và không mở rộng Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc
gia đó.
Hầu như không có đất thực sự ở Biển Đông.
Trong khu vực tranh chấp gay gắt nhất, được gọi là quần đảo Trường Sa, có một số
đảo nhỏ. Lớn nhất được gọi là Taiping Dao (Việt Nam gọi là Đảo Ba Bình). Nó chỉ
dài 1.000 mét và rộng 400 mét.
Bởi một sự kiện trong lịch sử, hòn đảo này hiện
nằm dưới sự kiểm soát của Đài Loan. Đảo lớn thứ hai được gọi là Pagasa (Việt
Nam gọi là đảo Thị Tứ). Bạn có thể đi bộ xung quanh nó trong nửa giờ. Pagasa bị
Philippines lấy vào năm 1971, khi quân đội Đài Loan đóng ở đó rút lui để tránh
một cơn bão mạnh. Việt Nam cũng lấy một vài mảnh đất khác.
Nhưng Trung Quốc, bị phân tâm bởi những rối loạn
nội bộ của cuộc Cách mạng Văn hóa trong những năm 1960 và 1970, quá chậm chân
nên không lấy được mảnh nào. Vì vậy, nước này quyết định làm tạo ra các lãnh thổ
của riêng mình.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/0DE2/production/_128645530_south_china_sea_spratlys.png
Đường 9 đoạn Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông
Vào năm 2014, trong khi một số ít lính thủy
đánh bộ Philippines bám trụ trên boong tàu rỉ sét của tàu Sierra Madre, cách đó
40km trên một đảo san hô khác có tên là Đá Vành Khăn, Trung Quốc đã bắt đầu một
dự án cải tạo đất quy mô lớn. Những tàu nạo vét đại dương lớn nhất thế giới
đang bơm hàng triệu tấn sỏi và cát lên đỉnh rạn san hô để tạo ra một hòn đảo
nhân tạo khổng lồ.
Vùng đất mới mà Trung Quốc đã tạo ra tại Đá
Vành Khăn nằm sâu bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) 320 km (200 dặm) được
quốc tế công nhận của Philippines.
Hòn đảo mới không được luật pháp quốc tế công
nhận. Nó không trao cho Trung Quốc quyền đối với vùng lãnh hải 20 km. Nhưng điều
đó không ngăn được Bắc Kinh sử dụng lực lượng dân quân biển và lực lượng bảo vệ
bờ biển đông đảo của mình để thực thi các yêu sách, xua đuổi ngư dân
Philippines và thách thức các tàu bảo vệ bờ biển Philippines.
Các đảo mới của Trung Quốc là cái mà các nhà
chiến lược quân sự gọi là "sự thật trên thực tế", hơn là một khái niệm
pháp lý trừu tượng.
Nỗi sợ hãi ở Manila là tham vọng của Trung Quốc
không dừng lại ở Đá Vành Khăn. Bãi cạn Ayungin có thể là điểm tiếp theo. Đó là
lý do tại sao con tàu Sierra Madre rỉ sét lại có tầm quan trọng mang tính biểu
tượng như vậy ở đây.
Đó cũng là lý do sau 30 năm vắng bóng, chính
phủ của Tổng thống Ferdinand Bongbong Marcos Jr, đang mở cửa cho một số lượng lớn
quân đội Mỹ trở lại căn cứ ở Philippines.
Vào năm 2014, trong khi một số ít lính thủy
đánh bộ Philippines bám trụ trên boong tàu rỉ sét của tàu Sierra Madre, cách đó
40km trên một đảo san hô khác có tên là Đá Vành Khăn, Trung Quốc đã bắt đầu một
dự án cải tạo đất quy mô lớn. Những tàu nạo vét đại dương lớn nhất thế giới
đang bơm hàng triệu tấn sỏi và cát lên đỉnh rạn san hô để tạo ra một hòn đảo
nhân tạo khổng lồ.
Vùng đất mới mà Trung Quốc đã tạo ra tại Đá
Vành Khăn nằm sâu bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) 320 km (200 dặm) được
quốc tế công nhận của Philippines.
Hòn đảo mới không được luật pháp quốc tế công
nhận. Nó không trao cho Trung Quốc quyền đối với vùng lãnh hải 20 km. Nhưng điều
đó không ngăn được Bắc Kinh sử dụng lực lượng dân quân biển và lực lượng bảo vệ
bờ biển đông đảo của mình để thực thi các yêu sách, xua đuổi ngư dân
Philippines và thách thức các tàu bảo vệ bờ biển Philippines.
Các đảo mới của Trung Quốc là cái mà các nhà
chiến lược quân sự gọi là "sự thật trên thực tế", hơn là một khái niệm
pháp lý trừu tượng.
Nỗi sợ hãi ở Manila là tham vọng của Trung Quốc
không dừng lại ở Đá Vành Khăn. Bãi cạn Ayungin có thể là điểm tiếp theo. Đó là
lý do tại sao con tàu Sierra Madre rỉ sét lại có tầm quan trọng mang tính biểu
tượng như vậy ở đây.
Đó cũng là lý do sau 30 năm vắng bóng, chính
phủ của Tổng thống Ferdinand Bongbong Marcos Jr, đang mở cửa cho một số lượng lớn
quân đội Mỹ trở lại căn cứ ở Philippines.
No comments:
Post a Comment