NỘI DUNG :
Biden gặp đồng
minh Đông Âu, hứa hẹn bảo vệ trước 'đe dọa' của Nga
BBC News
.
Phương Tây
quan sát quan chức Trung Quốc nói gì tại Moscow
BBC News
.
Chiến tranh
Ukraine: Putin cảnh báo hạt nhân với phương Tây
BBC News
============================================
.
.
Biden gặp đồng minh Đông Âu, hứa hẹn bảo vệ trước 'đe dọa' của Nga
BBC News
22 tháng 2 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/world-64736986
Tổng thống
Biden của Mỹ gặp Tổng thống Duda của Ba Lan
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gặp các thành viên
Đông Âu của NATO vào thứ Tư để bày tỏ sự ủng hộ sau khi Nga đình chỉ hiệp ước
kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Biden đến thủ đô Warsaw của Ba Lan sau chuyến
thăm bất ngờ tới Kyiv.
Trong Thông điệp Liên bang trưa 21/2, Tổng thống
Vladimir Putin nói Nga đình chỉ việc tham gia New START, nhưng không rút khỏi
hiệp ước này.
Trong bối cảnh căng thẳng, ông Biden đã phát
biểu trước hàng ngàn người ở trung tâm thành phố Warsaw hôm thứ Ba và nói rằng phải phản đối "những kẻ chuyên quyền"
như Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Việc Nga đình chỉ Hiệp ước hạn chế vũ khí tấn
công chiến lược (New START) là "một sai lầm lớn", Biden nói.
Biden đã gặp
các nhà lãnh đạo Đông Âu tại Ba Lan.
Khi khai mạc cuộc họp, Biden đã tái khẳng định
cam kết của Hoa Kỳ đối với an ninh của họ.
"Là sườn phía đông của NATO, các bạn là
tuyến đầu trong hệ thống phòng thủ tập thể của chúng tôi," Biden nói.
Tổng thống
Lithuania Gitanas Nauseda cho biết ông muốn sự
tham gia nhiều hơn của Hoa Kỳ tại châu Âu, và nhiều vũ khí hơn được gửi tới
Ukraine.
"Hãy cung cấp cho Ukraine tất cả vũ khí cần
thiết để đánh bại kẻ xâm lược," Nauseda đã tweet vào thứ Tư trước cuộc họp.
Nhưng Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto kêu
gọi ngừng bắn và đàm phán hòa bình về Ukraine để ngăn chặn sự leo thang hơn nữa.
Ông Szijjarto nói trong một cuộc họp báo ở
Budapest: "Sau khi xem và nghe các bài phát biểu của các tổng thống Hoa Kỳ
và Nga ngày hôm qua, tôi nghĩ họ sẽ giúp ích nhân loại bằng cách nói chuyện với
nhau."
Tại cuộc họp hôm thứ Tư, Tổng thống Romania
Klaus Iohannis nói rằng phương Tây nên đoàn kết giúp đỡ Ukraine.
Ông nói: "Chúng ta phải tiếp tục giữ vững
lập trường trong việc thực hiện các cam kết hỗ trợ Ukraine."
Ngày 20/2, Tổng thống Biden đã thăm bất ngờ
Kyiv - chuyến đi đầu tiên của ông tới Ukraine kể từ khi nổ ra cuộc xung đột
ngày 24/2/2022.
New START - ký năm 2010 - là hiệp ước có tính
ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Hoa
Kỳ.
Tháng 1/2021, Tổng thống Putin đã gia hạn hiệp
ước này thêm 5 năm, tới năm 2026.
Trong diễn tiến khác,
ngày 22/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã hội đàm với Chủ nhiệm Văn phòng Ủy
ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Vương Nghị đang
ở thăm Nga.
Ông Vương Nghị nói hai nước kiên quyết phản đối
các hành động đơn phương, bá quyền.
----------------------------
TIN LIÊN
QUAN
.
.
Phương Tây quan sát quan chức Trung Quốc nói gì tại Moscow
BBC News
22 tháng 2 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/world-64731759
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1610C/production/_128708309_wang-hero-epa.jpg
Ông Vương
Nghị ở Moscow ngày 22/2
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/2 gặp nhà ngoại
giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow.
Ông Vương Nghị đang là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng
Cộng sản Trung Quốc khóa XX, hiện là Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại
sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao nhưng
sau Đại hội XX năm 2022, đã còn lên cao hơn nữa trong bộ máy Đảng.
Hiện Mỹ lo ngại về khả
năng Trung Quốc chuyển vũ khí cho Nga sử dụng ở Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng cảnh
báo "nếu Bắc Kinh hỗ trợ cho Moscow sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới".
Hôm 21/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung
Quốc nói Hoa Kỳ là nguồn gốc của rắc rối chứ không phải là "người bảo vệ
hòa bình" cho thế giới.
Người phát ngôn Vương Văn Bân nói: "Hoa Kỳ
đang làm gì khi tuyên bố sai sự thật rằng Trung Quốc đang cung cấp vũ khí, và
liệu Hoa Kỳ có lương tâm khi nói với thế giới rằng họ muốn hòa bình nhưng vẫn
ngồi nhìn ngành công nghiệp quốc phòng của mình đút túi hay không?"
Ông nói thêm: "Chúng tôi không chấp nhận
việc Mỹ chỉ tay hoặc thậm chí là ép buộc nhắm vào quan hệ Trung Quốc-Nga".
Hôm 22/2, ông Vương Nghị
đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Tại đây, ông Vương nói
"nhờ những nỗ lực" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống
Nga Vladimir Putin, mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển "một cách rất
năng động".
"Nga và Trung Quốc vẫn
quyết tâm và cam kết hướng tới một thế giới đa cực không có bá quyền," ông
nói với Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov.
Vương Nghị cũng cho biết
ông sẽ "tăng cường và làm sâu sắc thêm" mối quan hệ giữa Moscow và Bắc
Kinh và ông hy vọng sẽ đạt được các thỏa thuận mới trong ngày hôm nay.
------------------------------------------
.
.
Chiến tranh Ukraine: Putin cảnh báo hạt nhân với phương Tây
BBC News
21 tháng 2 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/world-64724668
.
Ông Putin
cáo buộc rằng Hoa Kỳ đang biến cuộc chiến thành một cuộc xung đột toàn cầu.
Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Ba đưa ra một cảnh
báo đối với phương Tây về Ukraine bằng cách đình chỉ hiệp ước mang tính bước
ngoặt về kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Putin tuyên bố rằng các hệ thống chiến lược mới
đã được đưa vào trực chiến và đe dọa nối lại các vụ thử hạt nhân.
Gần một năm sau khi ra lệnh tiến hành cuộc xâm
lược vốn châm ngòi cho cuộc đối đầu lớn nhất với phương Tây trong 6 thập niên
qua, ông Putin cho biết Nga sẽ đạt được mục tiêu của mình và cáo buộc phương
Tây đang cố gắng tiêu diệt nước này.
"Giới tinh hoa của phương Tây không che
giấu mục đích của họ. Nhưng họ cũng không thể không nhận ra rằng đánh bại Nga
trên chiến trường là chóp bu chính trị và quân sự của Nga."
Ông Putin cáo buộc rằng Hoa Kỳ đang biến cuộc
chiến thành một cuộc xung đột toàn cầu và nói Nga đang đình chỉ tham gia Hiệp ước
START mới, là hiệp ước kiểm soát vũ khí qui mô cuối cùng của Moscow với
Washington.
Được ký bởi Tổng thống Barack Obama và người đồng
cấp Nga Dmitry Medvedev vào năm 2010, hiệp ước giới hạn số lượng đầu đạn hạt
nhân chiến lược mà các nước có thể triển khai.
Hiệp ước này hết hạn vào năm 2026 và nó cho
phép nước này thực tiếp kiểm tra kho vũ khí hạt nhân của nước kia, mặc dù căng
thẳng về Ukraine đã khiến các cuộc kiểm tra bị ngừng.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken gọi động
thái của Putin là "vô cùng đáng tiếc và vô trách nhiệm". Tổng thư ký
NATO Jens Stoltenberg cho biết quyết định này khiến thế giới trở thành một nơi
nguy hiểm hơn và kêu gọi Putin xem xét lại.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/14898/production/_128702148_mediaitem126249008.jpg
Tên lửa hạt
nhân chiến lược RS-24 Yars của Nga.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết, mà không đưa ra bằng
chứng, rằng một số người ở Washington đang xem xét ngưng lệnh cấm thử hạt nhân.
Trước đó Tổng thống Nga Putin đã có bài phát
biểu trước toàn thể đất nước.
Ông Putin đã lặp lại khẳng định Nga đang đối mặt
với đe doạ Phát xít, cùng "sự thù địch thường xuyên" từ chính quyền
Kyiv.
Ông nói Ukraine đang đợi Nga đến để trợ giúp.
Ông Putin cũng tiếp tục khi nói Nga đang cố gắng
dàn xếp cuộc xung đột tại Donbas bằng các biện pháp hoà bình.
Ông nói cam kết của Phương Tây về nền hoà bình
đã biến thành sự "lừa đảo" và là "lời nói dối tàn ác" khi
tuyên bố Kyiv đang cố gắng thu gom vũ khí hạt nhân và sinh học.
Ông Putin đã sử dụng ngôn từ mạnh về điều mà
ông ta xem là chủ nghĩa bành trướng của Phương Tây và Nato về Đông Âu, uy hiếp
đến Nga.
Trước cuộc xâm lược Ukraine cách đây đúng một
năm, 21/02/2022, ông Putin đã có bài phát biểu được xem là viết lại lịch sử
Ukraine.
"Nên lưu ý rằng Ukraine chưa bao giờ thật
sự có các truyền thống bền vững của một nhà nước thật sự", ông Putin nói
vào thời điểm đó.
No comments:
Post a Comment