Vì sao Trung Quốc ngày càng
giàu, mạnh?
Vann
Phan/Người Việ
November 6, 2021
https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien-binh/vi-sao-trung-quoc-ngay-cang-giau-manh/
SANTA ANA, California (NV) – Cách nay 49 năm, khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon ký bản Thống
Cáo Chung Thượng Hải (Shanghai Communiqué) với Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai
vào ngày 28 Tháng Hai, 1972, để mở đường cho Trung Quốc hội nhập về kinh tế và
chính trị vào phần còn lại của thế giới, cả Hoa Kỳ lẫn các nước Tây phương có lẽ
không bao giờ nghĩ đến ngày mà Trung Quốc trở nên giàu, mạnh như hôm nay.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/11/CCB-Trung-Quoc-vi-sao-giau-1-1068x712.jpg
Chiếc cầu nối liền
Hồng Kông với Zhuhai (Chu Hải) và Macau của Trung Quốc. (Hình minh họa: Fred
Dufour/AFP via Getty Images)
Cái vị thế là nền kinh tế lớn hạng nhì thế giới
chỉ sau Hoa Kỳ của Trung Quốc ngày nay, dẫu sao, cũng chỉ là “bề nổi của một tảng
băng chìm” (“tip of the iceberg”) mà thôi, bởi vì thực tế cho thấy Trung Quốc
đang giàu có hơn là người ta tưởng chỉ vì, trong một quốc gia độc tài, độc đảng
như Trung Quốc, sự thật rất khó được tìm ra.
Trung Quốc được kết nạp vào Tổ Chức Thương Mại
Thế Giới (World Trade Organizatio, WTO) từ ngày 11 Tháng Mười Hai, 2001, trong
tư cách là một “quốc gia đang phát triển” (developing country) để được hưởng
các ưu đãi về thuế má trên thị trường thế giới (chứ không phải như là một nước
giàu cỡ Mỹ, Nhật, Đức, Pháp…) nhưng cho tới nay WTO vẫn để cho quốc gia khổng lồ
này giữ nguyên quy chế đó. Điều này cho thấy, trong trường hợp của Trung Quốc,
các con số thống kê chỉ có giá trị tương đối mà thôi.
Chính cái giàu có vượt trội của Trung Quốc đã
kéo theo sức mạnh khó ai địch nổi của quốc gia này trên võ đài thế giới.
.
Trung Quốc ngày
nay giàu có hơn xưa nhiều lắm
Phải thật thà mà nhìn nhận rằng Trung Quốc
ngày nay giàu có hơn xưa nhiều lắm. Khỏi cần viện dẫn những số liệu về Tổng Sản
Lượng Quốc Gia (Gross Domestic Products, GDP) hoặc Sản Lượng Bình Quân Đầu Người
(GDP Per Capita), chỉ cần biết rằng Trung Quốc hiện đang là một trong những chủ
nợ lớn nhất thế giới, với Hoa Kỳ là con nợ danh tiếng nhất, thì cũng đủ biết sức
giàu có của Trung Quốc ở mức nào rồi.
Hơn nữa, từ cả thập niên nay, Trung Quốc đã
nghiễm nhiên trở thành “công xưởng của thế giới” (the world’s factory) với khả
năng sản xuất hầu hết các mặt hàng tiêu dùng trên toàn cầu, và khả năng này đã
không hề suy suyển qua gần hai năm đại dịch COVID-19 đang khiến cho Hoa Kỳ và cả
thế giới còn lại xính vính.
Nếu so sánh nền kinh tế hiện nay của Trung Quốc
với nền kinh tế của họ trước khi mở cửa giao thương với bên ngoài thì thế giới
hẳn phải bàng hoàng trước mức độ phát triển kinh tế vượt bực của đất nước Cộng
Sản vĩ đại này tại Á Châu.
.
Sức mạnh khoa học-kỹ
thuật của Trung Quốc
Còn muốn biết sức mạnh khoa học-kỹ thuật của
Trung Quốc ra sao thì chỉ cần xét đến những thành tựu về sản xuất hàng hóa gia
dụng và máy móc tinh vi, từ chiếc nồi cơm điện và con rô-bô hút bụi “made in
China” cho tới chiếc điện thoại thông minh 5G của công-ty Hoa Vi (Huawei) là
cũng đủ rồi.
Nhưng phải nói thành tựu đáng kể nhất của
Trung Quốc vẫn là về kỹ thuật không gian, nơi Trung Quốc đang bắt kịp Hoa Kỳ và
khởi sự bỏ xa các cường quốc không gian cố cựu như Nga, Anh, Pháp, Nhật… Ngày
nay, Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành một cường quốc không gian hùng mạnh nhất,
nhì thế giới, với các thành tích như trở thành nước đầu tiên có phi thuyền đáp
xuống phía bên kia của Mặt Trăng, cho đổ bộ một tàu không gian lên Hỏa Tinh, rồi
bắn một phi thuyền lên thăm dò Mặt Trời, và ngay cả chế tạo được một Mặt Trời
Nhân Tạo trên không gian nữa.
.
Sức mạnh quân sự của
Trung Quốc
Trong lãnh vực quân sự, nhờ đánh cắp được bản
vẽ chiếc máy bay tàng hình đa năng F-35 Lighting II của Hoa Kỳ mà Trung Quốc đã
chế tạo được hai kiểu máy bay tàng hình khá tân tiến, là FC-31 và J-31. Hồi
Tháng Mười Hai, 2019, ông Yevgeny Livadny, giám đốc sản xuất của hãng thầu quốc
phòng Nga Rostec đã lên tiếng tố cáo các chuyên gia Trung Quốc đánh cắp kỹ thuật
chế tạo động cơ phản lực của chiến đấu cơ Sukhoi và máy móc của hệ thống phòng
không tầm trung Pantsir của Nga để chế tạo thành những máy bay và hỏa tiễn
phòng không mang nhãn hiệu Trung Quốc.
Sau khi mua được một chiếc hàng không mẫu hạm
cũ kỹ đang nằm ụ của Ukraine vào năm 1998, các kỹ sư Trung Quốc đã tân trang lại
chiếc tàu này và đặt tên là Liêu Ninh vào năm 2002. Sau đó, Trung Quốc đã tự
đóng lấy một hàng không mẫu hạm khác, đặt tên là Sơn Đông, được hạ thủy vào năm
2017, và hiện đang đóng một hàng không mẫu hạm khác dự trù đưa vào sử dụng vào
năm tới.
Loại hỏa tiễn Trung Quốc đang gây sợ hãi cho Hải
Quân Mỹ là hỏa tiễn diệt hạm mang tên DF-21 và DF-26, với khả năng bắn trúng
các hàng không mẫu hạm cách xa hàng trăm cây số. Hồi Tháng Tám năm nay, Trung
Quốc đã khiến cho thế giới rúng động khi cho bắn thử chiếc hỏa tiễn siêu âm
(hypersonic) DF-17 bay vòng quanh địa cầu và bắn trúng mục tiêu cách xa tới cả
ngàn cây số.
Trong lãnh vực vũ khí nguyên tử, Bộ Quốc Phòng
Mỹ, qua một báo cáo được công bố ngày 3 Tháng Mười Một vừa rồi, cho biết Trung
Quốc dự trù sẽ có tới 700 chiếc hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử từ nay cho đến
năm 2027, và con số này sẽ tăng lên tới 1,000 chiếc vào năm 2030.
.
Trung Quốc giàu, mạnh,
vì sao?
Trung
Quốc ngày càng giàu và càng mạnh là do những nỗ lực riêng từ phía Trung Quốc
công với thái độ lơ là, cầu an và không thống nhất ý chí đối phó với Trung Quốc
từ phía Mỹ và các nước Tây phương.
Trong số những nỗ lực riêng của Trung Quốc để
vươn tới chỗ giàu, mạnh phải kể đến các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, là một quốc gia độc
tài, độc đảng, Trung Quốc áp dụng chế độ trung ương tập quyền, tom góp hết mọi
tài nguyên của đất nước từ các tỉnh về cho chính quyền trung ương ở Bắc Kinh,
chứ không theo chế độ “thập nhị sứ quân” (tức là chia quyền cho các địa phương)
mà Trung Quốc đã bày vẽ cho Việt Nam để cốt làm cho chính quyền Hà Nội suy yếu,
Trung Quốc cũng không áp dụng chế độ tư bản, theo đó tư nhân tha hồ nắm nhiều
tài sản và tiền bạc khiến cho ngân sách của chính phủ không phải lúc nào cũng dồi
dào, dù đó là trường hợp của Hoa Kỳ hay của các cường quốc Âu Châu.
Thứ nhì, nhờ độc tài, chính quyền
Trung Quốc tha hồ tàn phá môi trường sống và bóc lột sức lao động của người
dân, nhất là người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, để phục vụ sản xuất đặng kiếm lời
mà chẳng sợ bị chống đối. Nền kinh tế Trung Quốc do chính quyền trung ương tại
Bắc Kinh kiểm soát chặt chẻ và thu phần lớn lợi nhuận đã giúp cho ngân sách quốc
gia ngày thêm dồi dào, nhưng Trung Quốc hiếm khi bỏ tiền ra cho không các nước
nghèo khó như Mỹ và Âu Châu vẫn làm mà chỉ chuyên cho vay lấy lời thôi.
Thứ ba, cho dù thế giới chưa thể
kết luận dứt khoát rằng đại dịch COVID-19 là do Trung Quốc cố tình gây ra,
nhưng nó cũng làm lợi đáng kể cho Trung Quốc khi nền kinh tế của họ lại phát
triển mạnh nhất trong năm 2020, trong khi các nền kinh tế từ Bắc Mỹ tới Âu Châu
đều xất bất, xang bang vì nạn ngăn sông, cấm chợ để chống dịch.
.
Hoa Kỳ và thế giới lơ là, cầu an và không thống nhất
ý chí đối phó với Trung Quốc
Trong khi đó, Hoa Kỳ và thế giới lại lơ là, cầu
an và không thống nhất ý chí đối phó với Trung Quốc. Điều đáng tiếc là sau khi
dụ dỗ được Trung Quốc về phe với mình để chống Liên Xô, Mỹ và thế giới lại ồ ạt
đổ vốn vào đầu tư để phát triển nền kinh tế của Trung Quốc hòng thu mối lợi kếch
xù từ thị trường khổng lồ trên một tỷ dân của Trung Quốc, khiến cho Trung Quốc
“phất” lên mau lẹ. Đây là hậu quả của tâm lý quá sợ hãi nền văn minh kỹ thuật của
Liên Xô, từ chiếc vệ tinh Sputnik đầu tiên của nhân loại được phóng lên quỹ đạo
Trái Đất hồi năm 1957 cho tới chiếc phi thuyền đầu tiên do con người điều khiển
đưa phi hành gia Yuri Gagarine lên không gian hồi năm 1968.
Rõ ràng là Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu đã
đánh giá quá cao đầu óc của dân Liên Xô và quá thấp trí thông minh của người
dân Trung Hoa, trong khi các dân tộc Á Châu như Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật, Đại
Hàn, Pakistan, và cả Việt Nam nữa, đều rất thông minh, mà nếu có điều kiện
thích hợp thì họ sẽ dễ dàng đạt được những thành tựu khoa học-kỹ thuật cao vời
chẳng thua kém gì các dân tộc Âu-Mỹ.
Rồi Hoa Kỳ và các nước Tây phương lại sai lầm
lớn khi giúp cho Trung Quốc bước vào tổ chức WTO với quy chế ưu đãi của một quốc
gia đang mở mang thay vì quy chế của một quốc gia đã phát triển hoặc giàu có,
khiến cho Trung Quốc vừa giàu thêm vừa được tiếp tục hưởng mức thuế hàng hóa thấp
suốt hai thập niên qua. Đã thế, các nhà lãnh đạo Mỹ và Âu Châu đều rất cầu an,
không dám làm gì đáng kể để ngăn chặn đà phát triển nguy hiểm của nền kinh tế
và sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Ngoài các liên minh lỏng lẻo giữa Hoa Kỳ và
các cường quốc Âu Châu như hiện nay, thế giới chưa bao giờ thật sự thống nhất ý
chí ngăn chặn giấc mộng bá chủ hoàn cầu của Trung Quốc. Thêm vào đó, chủ nghĩa
toàn cầu hóa kinh tế đã vô tình trói chặt các nước lại với nhau, khiến cho thế
giới ngày nay dường như không thể sống mà không có Trung Quốc.
.
Thay lời kết
Một lý do khác giải thích sự giàu, mạnh của
Trung Quốc là các chế độ độc tài luôn có lợi thế hơn các chế độ tự do, dân chủ
trong bối cảnh những cuộc tranh đua trên mọi lãnh vực đang diễn ra trên thế giới
ngày nay.
Mọi cuộc tranh tài từ thể thao cho tới văn
hóa, nghệ thuật và khoa học-kỹ thuật đều có người trọng tài đứng ra điều khiển,
để rồi thưởng hay phạt các đối tượng xuất sắc hay vi phạm luật lệ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/11/CCB-Trung-Quoc-vi-sao-giau-2-1068x656.jpg
Tàu Thần Châu 13 được
phóng bằng hỏa tiễn Trường Chinh 2F (Long March-2F) từ Trung Tâm Phóng Vệ Tinh
Tửu Tuyền (Jiuquan) ở sa mạc Gobi tại miền Bắc Trung Quốc vào sáng sớm 16 Tháng
Mười, 2021. Tàu có ba phi hành gia Trung Quốc đã vào được môđun lõi của trạm vũ
trụ Thiên Cung để bắt đầu sứ mệnh kéo dài sáu tháng tại đây của họ. (Hình minh
họa: Kevin Frayer/Getty Images)
Riêng trong hai lãnh vực kinh tế và quân sự,
các tổ chức như WTO và Liên Hiệp Quốc đã tỏ ra bất lực khi không kiềm chế được
các “gian thương” qua vụ nhà nước Cộng Sản bí mật tài trợ cho các xí nghiệp
Trung Quốc nhằm hạ giá thành sản xuất các mặt hàng xuất cảng để giành lợi thế
trên thị trường và những quốc gia chạy đua võ trang một cách thái quá hoặc xâm
phạm chủ quyền và nền độc lập của các nước khác. Đặc biệt, các nước nhược tiểu
hễ vi phạm điều gì thì vẫn dễ bị quốc tế trừng phạt hơn là các cường quốc, cho
dù là những quốc gia hùng mạnh này đang bắt nạt các nước láng giềng hay ngay cả
chiếm lĩnh đất đai của các nước khác.
Ngày xưa, Hoa Kỳ vẫn bị các đối thủ thời Chiến
Tranh Lạnh gán cho danh hiệu “tay sen đầm quốc tế” chỉ vì “Đế Quốc Mỹ” ưa can
thiệp để bảo vệ những quốc gia nhỏ, yếu đang bị các nước mạnh uy hiếp hoặc xâm
lấn. Tuy nhiên, Hoa Kỳ chỉ đủ sức can thiệp vào các quốc gia nhược tiểu mà
thôi, cỡ Iraq, Syria hay Afghanistan, chứ không đủ can đảm ngăn chặn hành động
bắt nạt và bành trướng lãnh thổ của Nga tại Georgia (hồi năm 2008) và Ukraine
(hồi năm 2014) hoặc của Trung Quốc tại Biển Đông và Đài Loan bây giờ, nhất là
khi Trung Quốc đang ngày càng giàu, mạnh trước cặp mắt ưu tư của thế giới. (Vann
Phan) [qd]
No comments:
Post a Comment