Tuesday 30 November 2021

NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU (Huy Đức - Trương Huy San)

 


NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU  

Huy Đức  - Trương Huy San

29/11/2021  11:30 PM   

https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/4436820763019737

 

Trong lịch sử, có những nhân vật mà chúng ta thường chỉ nhắc đến tên, phẩm hàm, tước hiệu… rồi xếp lại; với Nam Phương Hoàng Hậu nhiều người thường bàn thêm về nhan sắc và rồi cũng để bà mờ nhạt theo vị “Hoàng đế cuối cùng”. Nhưng, tác giả Lê Lan Khanh sẽ làm người đọc thay đổi thói quen nhàn rỗi đó.

Trong cuốn biên khảo với nhiều tư liệu giá trị này, chị đã giúp ta tiếp cận nhiều “góc khuất” của bà, của Đức Bảo Đại, làm sáng tỏ thêm một phần lịch sử.

Cuốn sách đủ hấp dẫn cho những ai vốn tò mò về đời tư, muốn đọc những bức thư tình diễm lệ. Cuốn sách cung cấp những tư liệu đầy đủ nhất về gia thế của cô Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan, nhũ danh của Nam Phương Hoàng Hậu. Cuốn sách còn đặc tả khá chi tiết đời sống hậu cung và cách ứng xử của một bậc “mẫu nghi…” khi Hoàng đế Bảo Đại chưa thoái vị.

Đặc biệt, cuốn sách cho biết hai tháng sống giữa hai làn đạn - theo đúng nghĩa đen - trong “Toàn quốc Kháng chiến” của “Bà Cố vấn Vĩnh Thụy”, của cựu hoàng thái tử Bảo Long...; cho biết cuộc tháo chạy khỏi cung An Định của năm mẹ con sang lánh nạn trong tu viện dòng Chúa Cứu Thế, nơi bà muốn giữ vai trò trung lập khi vẫn chưa biết số phận chính trị của ông Vĩnh Thụy.

Cuốn sách cũng cho biết trong tình huống thật sự bơ vơ và khi sinh mạng của gia đình bị đe dọa bởi chính hòn tên mũi đạn, bà đã để cho cuộc “giải cứu” đến từ người Pháp.

Nam Phương Hoàng Hậu chính là người đầu tiên hưởng ứng “tuần lễ vàng” ở Huế và vào ngày 18-11-1945, bà đã gửi đi một “Thông điệp kêu gọi phụ nữ thế giới ủng hộ nền độc lập non trẻ của Việt Nam”. “Thông điệp” cho thấy bà không chỉ là một người yêu nước, có khát vọng độc lập mà còn tầm vóc.

Những tuyên bố ấy của bà không chỉ vì vào thời điểm đó, chồng bà đang là “Cố vấn tối cao” bên cạnh Hồ Chí Minh mà còn vì, độc lập luôn là khát vọng của những người Việt Nam trong đó có vợ chồng bà và những trí thức Việt Nam ở thời điểm đó. Những tuyên bố ấy cũng cho thấy cả hai vợ chồng bà, có thể, từng đặt nhiều hy vọng vào Việt Minh và cả Hồ Chí Minh.

Độc lập, dù tồn tại một cách tương đối, đã được chồng bà, Đức Bảo Đại “tuyên cáo” từ ngày 11-3-1945.

Và, Chính phủ Trần Trọng Kim, tuy chỉ tồn tại từ 17-04 đến 25-08-1945, đã làm được nhiều việc khẩn trương, trí tuệ và trách nhiệm: Lập lại quốc hiệu Việt Nam (ý nguyện của Đức Gia Long nhưng không được nhà Thanh công nhận); Dùng tiếng Việt làm quốc ngữ và Việt hóa chương trình giáo dục; Đòi lại “Nam Kỳ” và các phần lãnh thổ “thuộc pháp”; Soạn thảo Hiến pháp nhấn mạnh tự do độc lập…

 

Ngay sau khi được bổ nhiệm bởi Chính phủ Trần Trọng Kim, Thị trưởng Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã lấy tên các vị anh hùng dân tộc Việt Nam thay thế các phố mang tên người Pháp.

Yêu nước, luôn hy sinh vì sự nghiệp của chồng và rất nhạy cảm về chính trị. Chúng ta sẽ được đọc khá nhiều bức thư bà gửi “Quốc trưởng Bảo Đại” tình cảm, sâu sắc và ý nhị. Chính bà đã trách ông sắm du thuyền giữa khi “công cuộc giành độc lập” theo cách của Việt Nam Quốc gia vẫn đang mờ mịt.

Không chỉ vì không sẵn sàng “nếm mật nằm gai”, nhiều thông tin trong cuốn sách giúp giải thích vì sao những người Quốc gia đã không thể thành công trước những người Cộng sản.

Trong “Cách mạng tháng Tám”, người Nhật muốn cho quân tới bảo vệ Hoàng Cung, Hoàng đế Bảo Đại đã từ chối, “Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta”.

[Ngày 21-8-1945, Đức Bảo Đại cũng đã không cho binh lính mai phục bắn vào nhóm thanh niên theo Việt Minh trèo lên kỳ đài ở Huế thay thế cờ vàng bằng cờ đỏ sao vàng. Tại Hà Nội, Khâm sai Đại thần Phan Kế Toại cũng không cho Bảo an binh bắn vào đoàn biểu tình…]

Nhưng, máu người Việt Nam đã không chỉ bị đổ bởi quân đội nước ngoài. Lịch sử đã không cho người Việt chọn con đường giành độc lập và cả thống nhất mà không đổ máu…

Nam Phương Hoàng Hậu sinh ra trong một gia đình mà cả bên nội và bên ngoại đều thuộc về 4 gia tộc giàu có nhất miền Nam hồi đầu thế kỷ 20, thụ hưởng cả nền nếp gia phong và những giá trị văn minh từ Pháp. Bà không chỉ rất giàu mà còn sang; bà không chỉ xinh đẹp mà còn luôn chuẩn mực và trách nhiệm trong vị thế “mẫu nghi thiên hạ”.

 

Cuốn sách sử dụng rất nhiều tư liệu được cung cấp bởi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân. Và, may mắn được viết bởi Lê Lan Khanh, người có ba mẹ, năm 1966 được “Thiên Chúa kết hợp” tại nhà thờ Huyện Sỹ và về sau an nghỉ tại nhà thờ này [Nhà thờ Huyện Sỹ được xây dựng bởi ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu].

Là một người công giáo gốc, Lê Lan Khanh (Le Lan Khanh) vừa có lòng ngưỡng mộ, đồng cảm với Hoàng Hậu Nam Phương, vừa không bị những “thiên kiến chính trị” khi nhìn nhận vai trò lịch sử của những người Quốc gia và công giáo.

 

Hình :

 

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4436804059688074&set=pcb.4436820763019737&type=3&theater

 

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4436804563021357&set=pcb.4436820763019737&type=3&theater

 

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4436804896354657&set=pcb.4436820763019737&type=3&theater

 

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4436805509687929&set=pcb.4436820763019737&type=3&theater

 

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4436805909687889&set=pcb.4436820763019737&type=3&theater

 

.

143 COMMENTS   

 

.

Thien Huong Le Có quyển "Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam" tác giả François Joyaux, xuất bản năm 2019, rất hay ạ.

Một chút review:
Nhận xét đầu tiên là sách do tác giả người Pháp viết nên có lẽ khách quan hơn, không bó buộc vào hình tượng « Công dung ngôn hạnh » mà người Việt gắn vào Nam Phương hoàng hậu. Có lẽ chính vì thế, nên sách thú vị hơn rất nhiều. Ngoài những phân tích địa chính trị rất xác đáng, tác giả có ưu thế hơn hẳn khi kể về những mối quan hệ của Nam Phương hoàng hậu với người Pháp, cũng như phần đời của bà ở nước Pháp, kể từ khi bà rời bỏ Việt Nam năm 1947 và không bao giờ quay trở lại.


Theo F. Joyaux, ba điều quan trọng nhất đối với Hoàng hậu Nam Phương là tôn giáo, đất nước và gia đình.


Tôn giáo luôn có một vị trí hàng đầu trong cuộc đời Nam Phương hoàng hậu. Bà sinh trong một gia đình Công giáo từ nhiều thế hệ (ông Matthieu Le Van Gam, chú của bố bà là một người tử vì đạo, và được Giáo Hoàng Léon XIII phong thánh năm 1988). Trong các biến cố quan trọng của cuộc đời bà đều có ít nhiều hiện diện của tôn giáo. Khi còn nhỏ, Nam Phương hoàng hậu có vài năm học trong một trường dòng ở Pháp, nơi có rất nhiều ảnh hưởng tới suy nghĩ của bà. Là một con chiên có đức tin mạnh mẽ, ngay cả việc kết hôn với vua Bảo Đại, người không theo đạo (Bảo Đại chỉ cải đạo Công giáo vào cuối đời khi ở Pháp) cũng không khiến bà nhân nhượng mà chấp nhận từ bỏ những quy định của Công giáo để tuân theo phong tục tâp quán Việt Nam. Bà đã từng gặp Giáo Hoàng, khi còn đi học ở Pháp và sau này với vai trò Hoàng hậu của Việt Nam, đồng thời luôn có sự hậu thuận và ủng hộ từ cộng đồng Công giáo Việt Nam. Về cuối đời, có lẽ như bà đã ít nhiều giảm bớt niềm tin cho tôn giáo, thậm chí còn nhiều lần bỏ không đi lễ nhà thờ ngày Chủ nhật.


Nam Phương hoàng hậu không chỉ dung lại ở vi tri là một người phụ nữ đẹp và ngoan đạo. Tác giả cho thấy bà có những tư tưởng chính trị khá rõ ràng và rất hiện đại. Bà khuyến khích quyền bình đẳng, giáo dục cho phụ nữ, nâng cao dân trí cho người Việt. Nam Phương hoàng hậu cũng có cùng tư tưởng với những trí thức thân thiết với bà như Nguyễn Tiến Lãng (một thời làm thư kí cho Nam Phương Hoàng hậu), Phạm Quỳnh (bố vợ Nguyễn Tiến Lãng, chủ bút tờ Nam Phong tạp chí, sau thành Thượng thư dưới triều Bảo Đại, ông cũng là bố của nhạc sĩ Phạm Tuyên), mong muốn một Việt Nam độc lập, nhưng không vì đấu tranh đổ máu mà mong muốn rằng đó là một quá trình giành độc lập một cách hòa bình, nhờ vào sự phát triển dân trí của người Việt. Thật đáng tiếc là Bảo Đại là người chỉ biết ăn chơi, vô tích sự không có hoài bão, tâm huyết gì cho đất nước, chính vì thế bà cũng không thể làm gì nhiều hơn. Không hiểu có phải vì sợ hay không nhưng Nam Phương hoàng hậu luôn có thái độ ôn hòa, thậm chí ủng hộ chính quyền Việt Minh, cho dù Phạm Quỳnh và vài người thân khác của bà cũng bị Việt Minh sát hại. Hay bà nhìn những người cộng sản như những người theo chủ nghĩa dân tộc và cũng mong muốn một Việt Nam độc lập chứ không là thuộc địa của Pháp?


Tuy nhiên, ngoài những chi tiết tác giả nói về suy nghĩ, thái độ của bà với vận mệnh quốc gia, thì tác giả cho thấy dường như bà gắn bó với văn hóa Pháp, người Pháp hơn cả. Bà từ khi sinh ra đã có quốc tịch Pháp, có cách sống của một phụ nữ Pháp, gout ăn mặc kiểu Pháp, bà cũng giao du và thân thiết với người Pháp hơn là với người Việt, và nuôi dạy con theo kiểu phương Tây (ngay cả khi ở VN bà nói chuyện bằng tiếng Pháp với con, chứ ít nói tiếng Việt), chứ không giữ phong tục tập quán Việt Nam mấy, nhất là những gì không phù hợp với Công giáo.

 

Mối quan hệ của bà với Bảo Đại là một câu chuyện đáng buồn. Nói đến Bảo Đại, có lẽ chi tiết tích cực nhất trong sách về ông là việc Bảo Đại nhất quyết chọn bà làm vợ, mà không đếm xỉa tới sự phản đối của Từ Cung và của triều đình. Được ăn học ở Pháp, nhưng ông này chả quan tâm tới gì ngoài gái và ăn chơi. Thậm chí Bảo Đại trong thời gian đến tham dự thương thuyết Hiệp định Geneva, đang nước sôi lửa bỏng ở Việt Nam thì ông ra phố mua luôn quả đồng hồ Rolex đắt nhất thế giới, về sau được gọi là « Rolex Bảo Đại ». Tuy nhiên, cho dù ông như thế nhưng bà vẫn rất chiều chuộng Bảo Đại, mua xe, mua quà đắt tiền cho ông chồng trăng hoa này. Với các con, bà chú trọng giáo dục, nhưng đáng tiếc là các con của bà cũng không có gì thành đạt xuất sắc cả, chưa nói là rất bình thường.


Tác giả cũng kể một số chi tiết về đời tư của bà mà sách báo Việt không nói đến, như Ngô Đình Diệm rất mê bà và chả ưa gì Bảo Đại, hay như về sau bà cũng có một người đàn ông khác trong đời mà Bảo Đại cũng không có ý kiến gì cả, thậm chí còn thân thiện với người này. Đó là một người đàn ông Pháp, là đảng viên Đảng cộng sản Pháp ( có thể vì thế mà bà không có thái độ thù nghịch với chính quyền cộng sản Việt Nam chăng). Về cuối đời, bà sống ẩn dật cùng người bạn trai này, không còn chút ước mong nào về việc một ngày kia Bảo Long, con trai trưởng của bà sẽ quay về nắm quyền ở Việt Nam. Bà càng ngày càng ít giao du với người ngoài, cũng một phần vì có vấn đề về thính giác. Tác giả kể về một cuộc đời bình thản, sung túc của bà, với những chi tiết rất đời thường như thỉnh thoảng bà hứng lên vào bếp làm món thịt lợn rang với hành, và khi ông bạn trai kia nổi cáu vì bị bà cho xơi món đó hơi thường xuyên, thì bà cũng nổi cạu mà tuyên bố từ giờ khỏi vào bếp nấu ăn làm chi.


Có lẽ từ khi lấy Bảo Đại, thì Nam Phương hoàng hậu chỉ có vài năm hạnh phúc khi sống ở VN, cuộc đời của bà có quá nhiều biến cố và về cuối đời thì thật buồn, nhất là khi bà mất đi khi còn khá trẻ, và khi không có người thân bên cạnh.

.

============================================

.

.

Nam Phương Hoàng Hậu

Huy Đức

30/11/2021

https://baotiengdan.com/2021/11/30/nam-phuong-hoang-hau/

 

Trong lịch sử, có những nhân vật mà chúng ta thường chỉ nhắc đến tên, phẩm hàm, tước hiệu… rồi xếp lại; với Nam Phương Hoàng Hậu nhiều người thường bàn thêm về nhan sắc và rồi cũng để bà mờ nhạt theo vị “Hoàng đế cuối cùng”. Nhưng, tác giả Lê Lan Khanh sẽ làm người đọc thay đổi thói quen nhàn rỗi đó.

 

Trong cuốn biên khảo với nhiều tư liệu giá trị này, chị đã giúp ta tiếp cận nhiều “góc khuất” của bà, của Đức Bảo Đại, làm sáng tỏ thêm một phần lịch sử.

 

Cuốn sách đủ hấp dẫn cho những ai vốn tò mò về đời tư, muốn đọc những bức thư tình diễm lệ. Cuốn sách cung cấp những tư liệu đầy đủ nhất về gia thế của cô Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan, nhũ danh của Nam Phương Hoàng Hậu. Cuốn sách còn đặc tả khá chi tiết đời sống hậu cung và cách ứng xử của một bậc “mẫu nghi…” khi Hoàng đế Bảo Đại chưa thoái vị.

 

Đặc biệt, cuốn sách cho biết hai tháng sống giữa hai làn đạn – theo đúng nghĩa đen – trong “Toàn quốc Kháng chiến” của “Bà Cố vấn Vĩnh Thụy”, của cựu hoàng thái tử Bảo Long…; cho biết cuộc tháo chạy khỏi cung An Định của năm mẹ con sang lánh nạn trong tu viện dòng Chúa Cứu Thế, nơi bà muốn giữ vai trò trung lập khi vẫn chưa biết số phận chính trị của ông Vĩnh Thụy.

 

Cuốn sách cũng cho biết trong tình huống thật sự bơ vơ và khi sinh mạng của gia đình bị đe dọa bởi chính hòn tên mũi đạn, bà đã để cho cuộc “giải cứu” đến từ người Pháp.

 

Nam Phương Hoàng Hậu chính là người đầu tiên hưởng ứng “tuần lễ vàng” ở Huế và vào ngày 18-11-1945, bà đã gửi đi một “Thông điệp kêu gọi phụ nữ thế giới ủng hộ nền độc lập non trẻ của Việt Nam”. “Thông điệp” cho thấy bà không chỉ là một người yêu nước, có khát vọng độc lập mà còn tầm vóc.

 

Những tuyên bố ấy của bà không chỉ vì vào thời điểm đó, chồng bà đang là “Cố vấn tối cao” bên cạnh Hồ Chí Minh mà còn vì, độc lập luôn là khát vọng của những người Việt Nam trong đó có vợ chồng bà và những trí thức Việt Nam ở thời điểm đó. Những tuyên bố ấy cũng cho thấy cả hai vợ chồng bà, có thể, từng đặt nhiều hy vọng vào Việt Minh và cả Hồ Chí Minh.

Độc lập, dù tồn tại một cách tương đối, đã được chồng bà, Đức Bảo Đại “tuyên cáo” từ ngày 11-3-1945.

 

Và, Chính phủ Trần Trọng Kim, tuy chỉ tồn tại từ 17-04 đến 25-08-1945, đã làm được nhiều việc khẩn trương, trí tuệ và trách nhiệm: Lập lại quốc hiệu Việt Nam (ý nguyện của Đức Gia Long nhưng không được nhà Thanh công nhận); Dùng tiếng Việt làm quốc ngữ và Việt hóa chương trình giáo dục; Đòi lại “Nam Kỳ” và các phần lãnh thổ “thuộc pháp”; Soạn thảo Hiến pháp nhấn mạnh tự do độc lập…

 

Ngay sau khi được bổ nhiệm bởi Chính phủ Trần Trọng Kim, Thị trưởng Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã lấy tên các vị anh hùng dân tộc Việt Nam thay thế các phố mang tên người Pháp.

Yêu nước, luôn hy sinh vì sự nghiệp của chồng và rất nhạy cảm về chính trị. Chúng ta sẽ được đọc khá nhiều bức thư bà gửi “Quốc trưởng Bảo Đại” tình cảm, sâu sắc và ý nhị. Chính bà đã trách ông sắm du thuyền giữa khi “công cuộc giành độc lập” theo cách của Việt Nam Quốc gia vẫn đang mờ mịt.

 

Không chỉ vì không sẵn sàng “nếm mật nằm gai”, nhiều thông tin trong cuốn sách giúp giải thích vì sao những người Quốc gia đã không thể thành công trước những người Cộng sản.

Trong “Cách mạng tháng Tám”, người Nhật muốn cho quân tới bảo vệ Hoàng Cung, Hoàng đế Bảo Đại đã từ chối, “Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta”.

 

[Ngày 21-8-1945, Đức Bảo Đại cũng đã không cho binh lính mai phục bắn vào nhóm thanh niên theo Việt Minh trèo lên kỳ đài ở Huế thay thế cờ vàng bằng cờ đỏ sao vàng. Tại Hà Nội, Khâm sai Đại thần Phan Kế Toại cũng không cho Bảo an binh bắn vào đoàn biểu tình…]

 

Nhưng, máu người Việt Nam đã không chỉ bị đổ bởi quân đội nước ngoài. Lịch sử đã không cho người Việt chọn con đường giành độc lập và cả thống nhất mà không đổ máu…

 

Nam Phương Hoàng Hậu sinh ra trong một gia đình mà cả bên nội và bên ngoại đều thuộc về 4 gia tộc giàu có nhất miền Nam hồi đầu thế kỷ 20, thụ hưởng cả nền nếp gia phong và những giá trị văn minh từ Pháp. Bà không chỉ rất giàu mà còn sang; bà không chỉ xinh đẹp mà còn luôn chuẩn mực và trách nhiệm trong vị thế “mẫu nghi thiên hạ”.

 

Cuốn sách sử dụng rất nhiều tư liệu được cung cấp bởi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân. Và, may mắn được viết bởi Lê Lan Khanh, người có ba mẹ, năm 1966 được “Thiên Chúa kết hợp” tại nhà thờ Huyện Sỹ và về sau an nghỉ tại nhà thờ này [Nhà thờ Huyện Sỹ được xây dựng bởi ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu].

 

Là một người công giáo gốc, Lê Lan Khanh (Le Lan Khanh) vừa có lòng ngưỡng mộ, đồng cảm với Hoàng Hậu Nam Phương, vừa không bị những “thiên kiến chính trị” khi nhìn nhận vai trò lịch sử của những người Quốc gia và công giáo.


 ================

 

XEM THÊM

 

NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU  

Wikipedia  







No comments:

Post a Comment

View My Stats